Chắc hẳn với những người yêu bóng đá thì không còn quá xa lạ về số lượng cầu thủ trong 1 trận bóng đá? Tuy nhiên điều này lại khá khó khăn với một vài người. Vậy 1 đội bóng đá có mấy người? Vị trí và vai trò của các cầu thủ trong đội hình là như thế nào? Cùng tìm hiểu ngay nào?
1 đội bóng đá có mấy người? Đội hình chuẩn nhất
1. Góc giải đáp: 1 đội bóng đá có mấy người?
Liên đoàn Bóng đá Thế Giới (FIFA) quy định số lượng cầu thủ trong các trận thi đấu của các liên đoàn thành viên là 11 người. Tuy nhiên với các trận đấu giao hữu hoặc các trận đấu ở các sân bóng nhỏ thì số lượng cầu thủ có thể ít hơn.
Quy định 1 trận bóng đá có bao nhiêu người chạy trong sân? Trong mỗi trận phải có 2 đội với số cầu thủ tối đa cho mỗi bên là 11 người, tính cả thủ môn. Nếu bất kỳ đội nào không có ít nhất 7 cầu thủ thì trận đấu không thể diễn ra. Vậy một trận bóng đá kéo dài bao lâu? Thông thường mỗi trận đấu sẽ kéo dài 90 phút bao gồm 2 hiệp và mỗi hiệp là 45 phút chưa kể thời gian bù giờ.
Đội hình bóng đá chính thức gồm 11 cầu thủ cho mỗi đội
Ngoài các cầu thủ chính thì trong đội tuyển thi đấu bóng đá còn có các cầu thủ dự bị. Với số lượng cầu thủ dự bị là từ 3 - 15 cầu thủ được quy định trong điều lệ của giải đấu.
Trong lịch sử bóng đá World Cup và các trận đấu do FIFA, Liên đoàn bóng đá Quốc gia, Liên đoàn bóng đá Châu Lục quy định mỗi đội chỉ được thay thế tối đa 3 cầu thủ. Trong tình hình dịch Covid - 19, IFAB đã phê duyệt việc thay thế 5 cầu thủ thay vì chỉ 3 cầu thủ như lúc trước. Những sự thay đổi này nhằm bảo vệ sức khỏe cho các cầu thủ thi đấu sau dịch Covid - 19.
Vậy Bóng đá có bao nhiều vị trí? Cùng tìm hiểu ở phần tếp theo nhé!
Số lượng cầu thủ dự bị được quy định tùy vào mỗi giải đấu khác nhau
Xem thêm: 1 đội bóng chuyền có bao nhiêu người
2. Vị trí và vai trò của các cầu thủ trong đội hình bóng đá
Sau khi đã biết 1 đội bóng đá có mấy người thì Elipsport sẽ giới thiệu về bóng đá với bạn đọc cùng các vị trí quan trọng trong 1 đội hình bóng đá chuẩn. Tùy vào chiến thuật mà Ban Huấn Luyện sẽ sắp xếp đội hình của đội bóng. Tuy nhiên phổ biến nhất là đội hình với 1 thủ môn, 4 hậu vệ, 4 tiền vệ và 2 tiền đạo.
2.1. Thủ môn (Goalkeeper) - 1 người
Thủ môn có nhiệm vụ chính là bảo vệ khung thành không cho đối phương có cơ hội ghi bàn. Thủ môn cũng có thể di chuyển lên cao để thực hiện các pha bóng khác tương tự các cầu thủ trong đội hình. Tuy nhiên thông thường thủ môn chỉ thực hiện một nhiệm vụ duy nhất đó chính là phòng thủ khung thành.
Người thủ môn là cầu thủ duy nhất có thể sử dụng tay trong suốt trận đấu. Tuy nhiên họ chỉ được sử dụng tay trong khu vực khung thành 16m50.
Thủ môn là vị trí bắt buộc phải có trong mỗi trận đấu theo luật chơi bóng đá do Ủy ban Bóng đá Quốc tế (IFAB) quy định. Nếu thủ môn bị chấn thương hay buộc phải rời khỏi sân thì phải được thay thế cầu thủ dự bị. Trong trường hợp đã hết quyền thay người thì bắt buộc 1 trong 10 cầu thủ còn lại trong sân phải giữ khung thành cho đến hết trận đấu.
Thủ môn là vị trí không thể thiếu trong mỗi trận bóng
2.2. Hậu vệ (Defender) - 4 người
Hậu vệ giữ nhiệm vụ bảo vệ khung thành ở vòng ngoài, ngăn cản đội bạn vào sâu trong khung thành. Có tổng cộng 4 vị trí hậu vệ và tùy theo sự sắp xếp của HLV để quyết định trong một đội hình bóng đá có bao nhiêu hậu vệ.
- Hậu vệ quét hay còn gọi là Sweeper - SW
Nhiệm vụ của hậu vệ quét là lớp bọc lót và sửa lỗi cuối cùng cho các hậu vệ đá trên để ngăn chặn đối thủ ghi bàn thắng. Vị trí này đã từng được sử dụng khá nhiều vào những năm 1960 của bóng đá Ý. Cho đến nay thì vị trí này không còn được phổ biến nữa.
- Trung vệ hay còn được gọi là Centre Back hoặc Centre Defender
Vị trí của trung vệ là khu vực phía trước khung thành. Nhiệm vụ của trung vệ là bảo vệ khung thành và ngăn cản đối phương có cơ hội ghi bàn.
- Hậu vệ cánh ngoài
Hậu vệ cánh trái thường được gọi là Left Back và Right Back là tên gọi cho vị trí hậu vệ cánh phải.
Vị trí của hậu vệ cánh là phía bên trái hoặc bên phải của trung vệ. Nhiệm vụ của họ là bảo vệ khung thành trước những đường bóng có phạm vi rộng.
- Hậu vệ cánh tấn công
Hậu vệ cánh tấn công trái thường được gọi là Left Wing - Back (LWB) và hậu vệ cánh tấn công phải là Right Wing Back (RWB).
Nhiệm vụ của những cầu thủ ở vị trí này là phòng thủ nhưng lại thiên về tấn công chớp nhoáng.
Hậu vệ có nhiệm vụ bảo vệ vòng ngoài của khung thành
2.3. Tiền vệ (MF - Midfielder) - 4 người
Nhiệm vụ chính của tiền vệ là đoạt bóng từ đối thủ, nhận bóng từ hậu vệ sau đó chuyền cho tiền đạo để ghi bàn. Vị trí của tiền vệ là ở dưới tiền đạo và trên hậu vệ. Có tổng cộng 4 vị trí tiền vệ với các nhiệm vụ khác nhau bao gồm:
- Tiền vệ trung tâm hay còn gọi là Central Midfielder (CM)
Vị trí của tiền vệ trung tâm là ở giữa sân. Nhiệm vụ của họ là phát động tấn công hoặc lui về hàng phòng ngự.
- Tiền vệ phòng ngự hay còn gọi là Central Defensive Midfielder (CDM)
Vị trí của tiền vệ phòng ngự là ở phía trên hậu vệ và ngay sau tiền vệ trung tâm. Nhiệm vụ chính là phòng ngự, thu hồi bóng từ xa và phát động tấn công từ xa.
- Tiền vệ tấn công/Tiền đạo lùi hay còn được gọi là Attacking Midfielder (AM)
Vị trí: Phía sau tiền đạo. Nhiệm vụ chính là lấy bóng từ tiền vệ trung tâm rồi phát động tấn công và tham gia tấn công.
- Tiền vệ chạy cánh
Tiền vệ cánh trái (Left Midfielder) và Tiền vệ cánh phải (Right Midfielder) có nhiệm vụ tạt bóng hoặc dốc bóng vào trong cho tiền đạo ghi bàn hoặc tự mình ghi bàn từ hai bên cánh cũng như tham gia tranh chấp hai biên.
Tiền vệ là cầu nối quan trọng giữa tiền đạo và hậu vệ
2.4. Tiền đạo - (FW - Forward) - 2 người
Tiền đạo là những người chơi ở vị trí gần khung thành của đối phương nhất, chịu trách nhiệm ghi bàn thắng cho đội nhà. Các vị trí của tiền đạo trong bóng đá bao gồm:
- Tiền đạo cắm/Trung phong hay còn được gọi là Striker (ST)
Đây là vị trí cao nhất trong một đội bóng. Tiền đạo cắm là cầu thủ phải có khả năng chạy chỗ tốt, luôn biết tận dụng khoảng trống thông minh cũng như có tốc độ cao để tối đa hóa cơ hội ghi nhiều bàn thắng.
- Tiền đạo trung tâm hay còn gọi là Central forward (CF)
Vị trí: Ở giữa trung tâm, thấp hơn tiền đạo cắm và cao hơn tiền vệ tấn công. Nhiệm vụ chính là ghi bàn vậy nên vị trí này đòi hỏi thể lực, sự nhanh nhạy và kỹ thuật tốt giống như Lukaku của đội tuyển Bỉ để có thể ghi bàn thắng.
- Tiền đạo lùi/Tiền vệ tấn công/Hộ công (AM/CAM)
Vị trí: Chơi thấp hơn trung phong và cao hơn tiền vệ trung tâm. Họ có nhiệm vụ thu hồi bóng và phát động tấn công đồng thời hỗ trợ tiền đạo trung tâm.
- Tiền đạo cánh
Vị trí: Ở 2 bên cánh ngang với tiền đạo trung tâm. Tiền đạo cánh trái (Left Winger - LW) và tiền đạo cánh phải (Right Winger - RW) có nhiệm vụ chính là tấn công, tạt bóng và di chuyển bóng vào trong khung thành đối phương.
Tiền đạo có nhiệm vụ ghi bàn thắng quyết định
3. Đội hình bóng đá trong một số trận bóng đá khác
Đội hình bóng đá 11 người là số lượng người quy định cho các trận bóng đá quốc gia và quốc tế. Tuy nhiên với những trận đấu giao hữu hoặc những trận đấu tự phát thì đội hình cầu thủ có thể tùy biến theo đội hình 5 người, 7 người, 8 người, 9 người.
Tương tự bóng đá thì bóng rổ cũng là một bộ môn thể thao thể hiện trí tuệ, thể lực và sự dẻo dai của người chơi. Vậy một đội bóng rổ có bao nhiêu người? Có 2 dạng đội hình trong bóng rổ: Bóng rổ 3x3: mỗi đội 3 cầu thủ. Bóng rổ 5x5: mỗi đội 5 cầu thủ.
Số lượng cầu thủ ở các trận đấu không chính thức có thể tùy biến theo 5 người, 7 người, 8 người hoặc 9 người
Trên đây là những chia sẻ xoay quanh câu hỏi: 1 đội bóng đá có mấy người và các vị trí trong đội hình bóng đá chính thức. Hy vọng những kiến thức thể thao mà Elipsport chia sẻ sẽ giúp bạn hiểu thêm về bộ môn thể thao “Vua” này nhé!
Tham khảo các thiết bị tập luyện và chăm sóc sức khỏe tại nhà của Tập đoàn thể thao Elipsport:
- Máy chạy bộ đa năng: https://elipsport.vn/may-chay-bo-dien/
- Xe đạp tập thể dục: https://elipsport.vn/xe-dap-tap-the-duc/
- Ghế massage toàn thân cao cấp: https://elipsport.vn/ghe-massage/
Hy vọng những kiến thức về đội hình bóng đá tại website https://elipsport.vn/ sẽ giúp bạn hiểu thêm về bộ môn thể thao "Vua" này. Hẹn gặp bạn ở những bài viết sau.