1000 cửa hàng trên toàn quốc
Hoặc chọn, tỉnh thành phố

22 bài tập yoga trẻ em đơn giản, vui, tăng sức khỏe cho bé

Tác giả: Ban biên tập Elipsport - Ngày cập nhật: 03/06/2024 22:24:40

Những bài tập yoga cho trẻ em không chỉ giúp trẻ trở nên bình tĩnh, giảm được căng thẳng mà còn làm cho trẻ trở nên tự tin hơn, xây dựng lối sống tích cực hơn và còn có thể hỗ trợ điều trị bệnh hen suyễn, tự kỷ, …

Nguồn: Học Viện Quốc Tế Yoga Luna Thái

Bộ môn yoga đã ra đời từ lâu với rất nhiều lợi ích tốt cho tâm trí và cơ thể người tập. Nhiều nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng yoga cho trẻ em giúp trẻ phát triển lành mạnh hơn. Cùng với đó nó còn có khả năng cải thiện hội chứng ruột kích thích, bệnh hen suyễn, tự kỷ. Vì vậy, nếu đang băn khoăn có nên cho con mình theo học yoga hay không thì cùng tham khảo ngay bài viết dưới đây.

Nguồn: Học Viện Quốc Tế Yoga Luna Thái

1. Thời điểm tốt nhất cho trẻ tập yoga

Các bài tập yoga đơn giản dành cho trẻ mầm non có thể không gây khó khăn cho các bé, đồng thời đảm bảo an toàn cho sức khỏe của trẻ.

Tuy nhiên, để đảm bảo con được tập yoga một cách an toàn, cha mẹ nên bắt đầu khi bé đã đạt đến 3 tuổi hoặc sau khi bé lớn hơn một vài tuổi nữa nếu cảm thấy con chưa sẵn sàng.

Để an toàn, cha mẹ nên cho con tập yoga sau khi bé 3 tuổi Để an toàn, cha mẹ nên cho con tập yoga sau khi bé 3 tuổi

2. Lợi ích của việc tập yoga cho trẻ em

2.1. Giúp trẻ giảm căng thẳng

Trẻ em cũng có thể gặp căng thẳng do áp lực học tập, thậm chí trong một khảo sát của Hiệp hội Tâm lý Hoa Kỳ, gần ⅓ số trẻ em đã bày tỏ rằng bé đang cảm thấy căng thẳng, gây ra các vấn đề như đau đầu và đau bụng. Tuy nhiên, tập yoga có thể giúp giải quyết những vấn đề này bằng cách làm dịu tâm trí và giảm căng thẳng.

Các nghiên cứu cũng cho thấy, yoga giúp trẻ em giải phóng suy nghĩ tiêu cực, kích thích sự sản sinh endorphin - hormone giúp tạo ra cảm xúc hạnh phúc và sự bình tĩnh. Đồng thời, khi tập yoga, trẻ em có thể thoải mái vui chơi cùng bạn bè, học cách kiểm soát cảm xúc của mình thông qua việc thực hiện các động tác và hít thở sâu.

Các bài tập yoga giúp cho trẻ giảm bớt căng thẳngCác bài tập yoga giúp cho trẻ giảm bớt căng thẳng

2.2. Yêu cơ thể hơn

Yoga giúp trẻ hiểu rằng bản thân là cá thể duy nhất, không cần phải so sánh với người khác. Không yêu cầu trẻ phải giỏi hơn ai hay giỏi nhất trong đám đông, mà chỉ cần cố gắng hết sức mình. Điều này giúp trẻ yêu quý cơ thể của mình hơn.

Tập luyện yoga giúp cho trẻ yêu cơ thể hơnTập luyện yoga giúp cho trẻ yêu cơ thể hơn

2.3. Giúp cải thiện giấc ngủ

Tập yoga trước khi đi ngủ là một biện pháp tuyệt vời để cải thiện chất lượng giấc ngủ của trẻ. Việc học tập nhiều có thể làm căng thẳng tâm trí và gây khó ngủ. Yoga sử dụng hơi thở để xoa dịu hệ thần kinh và tâm trí, giúp trẻ giải tỏa căng thẳng và giải phóng cảm xúc tiêu cực, từ đó giúp cải thiện giấc ngủ.

Các bài tập yoga giúp trẻ cải thiện chất lượng giấc ngủCác bài tập yoga giúp trẻ cải thiện chất lượng giấc ngủ

2.4. Giúp cải thiện trí nhớ

Yoga không chỉ là một hoạt động vận động vật lý mà còn là một phương pháp giúp cải thiện trí nhớ ở trẻ nhỏ. Bằng cách kết hợp các động tác yoga với việc tập trung vào hơi thở và cảm nhận cơ thể, trẻ em được khuyến khích phát triển khả năng quan sát và chú ý.

Các động tác yoga cũng giúp kích thích não bộ thông qua việc kích hoạt các khu vực liên quan đến trí nhớ và tư duy logic. Thông qua việc thực hành thường xuyên, trẻ sẽ trở nên nhạy bén hơn trong việc ghi nhớ thông tin trong học tập và các hoạt động khác.

2.5. Giải phóng năng lượng

Yoga có thể giúp trẻ nhỏ giảm năng lượng dư thừa và trở nên bình tĩnh hơn. Một số phụ huynh và giáo viên yoga đã chia sẻ rằng chỉ cần yêu cầu trẻ cúi người chạm vào ngón chân hoặc nắm lấy bàn chân của mình khi chúng trở nên quá hiếu động là đã đủ để làm cho trẻ bình tĩnh hơn.

Các động tác yoga như cúi gập người về phía trước có thể giúp tạo ra cảm giác bình tĩnh. Một số giáo viên yoga cho trẻ em cũng ghi nhận rằng dù ban đầu trẻ có thể hiếu động, nhưng sau khi thực hiện các động tác yoga, trẻ sẽ thay đổi trở nên yên tĩnh và thư giãn hơn.

Yoga giúp trẻ giải phóng năng lượngYoga giúp trẻ giải phóng năng lượng

2.6. Tăng cường sức khỏe

Yoga không chỉ giúp tăng cường sức mạnh tinh thần mà còn cải thiện sức khỏe thể chất cho trẻ nhỏ. Luyện tập yoga giúp giảm nguy cơ thừa cân và béo phì ở trẻ, đồng thời làm cho cơ thể linh hoạt và khỏe mạnh hơn.

Các nhà nghiên cứu cho biết, việc dạy trẻ nhỏ các kỹ thuật thở chậm và sâu giúp xây dựng sức mạnh toàn diện cho tâm trí và cơ thể của bé. Khi có sức khỏe tinh thần tốt, trẻ tỏ ra lạc quan và tự tin hơn, cũng như phản ứng tích cực hơn với các tình huống xung quanh.

Tham gia các lớp học yoga cũng mở ra cơ hội để trẻ kết bạn mới, điều này có thể giảm nguy cơ bị tự kỷ và trầm cảm.

Luyện tập yoga giúp trẻ tăng cường sức khỏeLuyện tập yoga giúp trẻ tăng cường sức khỏe

2.7. Học cách tự lập

Yoga cho trẻ không chỉ là một hoạt động cá nhân mà còn là một hoạt động xã hội. Việc kết hợp cả hai tính chất này giúp trẻ phát triển tính tự lập. Khi còn bé, trẻ thường cần sự hỗ trợ của người lớn trong mọi hoạt động, tuy nhiên, việc tập yoga cá nhân là một cách tốt để trẻ trở nên độc lập hơn.

Trẻ trở nên tự lập, tự tin hơn sau khi học yogaTrẻ trở nên tự lập, tự tin hơn sau khi học yoga

2.8. Yoga xây dựng vóc dáng cho trẻ

Việc trẻ em học yoga và thực hiện các động tác chuẩn giúp chúng nhận biết và quan tâm hơn đến vóc dáng của mình. Điều này khuyến khích trẻ giữ gìn cơ thể để sống có trách nhiệm hơn và bảo vệ bản thân.

Trẻ tập yoga cùng phụ huynhTrẻ tập yoga cùng phụ huynh

2.9. Yoga giúp trẻ rèn sự quyết tâm

Yoga là một bộ môn thú vị cho trẻ, giúp bé phát triển sự quyết tâm và kiên trì. Ví dụ, khi trẻ cố gắng thực hiện tư thế yoga con quạ - một tư thế khó, con sẽ hào hứng và tự hào khi đạt được kết quả.

Điều này giúp trẻ nhận ra rằng nỗ lực và kiên trì sẽ đem lại thành công, kỹ năng này có thể áp dụng vào nhiều lĩnh vực khác trong cuộc sống.

2.10. Yoga giúp điều trị bệnh cho trẻ

Ngày càng nhiều phụ huynh chọn cho con mình học yoga với hy vọng tạo ra những tác động tích cực đối với trẻ tự kỷ. Sharon Manner, một người mẹ có con gái mắc chứng tự kỷ từ lúc 2 tuổi, chia sẻ rằng yoga đã giúp trấn tĩnh cô con gái của cô. Khi con gái lớn lên, Manner đã sử dụng yoga để giúp giảm đau và cải thiện sức khỏe của con, như việc sử dụng tư thế Cái cây để giảm đau hông trái xoay vào trong của con gái.

Nghiên cứu từ Đại học Columbia đã chỉ ra rằng yoga có thể cải thiện thành tích học tập của trẻ mắc chứng rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD). Luyện tập yoga đã thúc đẩy sự tăng cường dopamine trong não, giúp trẻ tăng cường sự chú ý - một yếu tố thường thấp ở trẻ mắc ADHD.

Các bài tập yoga giúp trẻ phát triển tốt hơnCác bài tập yoga giúp trẻ phát triển tốt hơn

2.11. Tăng cường sự cân bằng

Cân bằng là một phần quan trọng của yoga, được thể hiện qua các tư thế thăng bằng để khuyến khích sự sẵn lòng và nỗ lực tinh thần và thể chất. Khi trẻ gặp khó khăn lúc thực hiện các động tác đứng trên một chân, bé sẽ học được cách cân bằng giữa tinh thần và cơ thể. Sau mỗi lần ngã và cố gắng thử lại, tâm trí và cơ thể bé sẽ trở nên bình tĩnh hơn.

Khi trẻ học được cách cải thiện sự cân bằng thể chất, bé sẽ cảm thấy tự hào về việc hoàn thành một nhiệm vụ quan trọng. Sự phối hợp cũng là một yếu tố quan trọng của cân bằng và là một phần của sự linh hoạt tổng thể của cơ thể. Các giáo viên yoga sẽ sử dụng các kỹ thuật đặc biệt để giúp trẻ cải thiện khả năng phối hợp giữa các cử động đơn giản và phức tạp.

2.12. Cải thiện độ tập trung

Thực hành các tư thế yoga khuyến khích trẻ giải tỏa stress và tập trung hơn, điều này giúp bé nỗ lực hơn trong việc thực hiện các động tác và duy trì thăng bằng tốt hơn. Các nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng yoga giúp trẻ tập trung tốt hơn ở trường và đạt điểm cao hơn.

Trẻ tập yoga có thể cải thiện độ tập trungTrẻ tập yoga có thể cải thiện độ tập trung

2.13. Tăng sự tự tin

Yoga tạo điều kiện cho trẻ phát triển sự tự tin và thú vị trong việc học hỏi. Giáo viên yoga khuyến khích trẻ rèn luyện tính kiên nhẫn và sự nhẫn nại, giúp bé liên tục theo đuổi mục tiêu của mình. Trong lớp học yoga, giáo viên chỉ đóng vai trò hướng dẫn, còn trẻ em phải tự nỗ lực để đạt được thành công. Vì vậy, khi trẻ thành thạo một tư thế yoga, bé sẽ tự tin hơn.

2.14. Kết nối giữa cơ thể và tâm trí

Yoga giúp trẻ em phát triển một tâm trí lành mạnh trong một cơ thể khỏe mạnh bằng cách kết hợp việc rèn luyện cơ thể và xoa dịu tinh thần.

Trong một thế giới biến đổi nhanh chóng, trẻ em sẽ phải đối mặt với áp lực từ bản thân, gia đình và xã hội. Yoga giống như một chiếc van xả, giúp giảm bớt áp lực cho trẻ, cung cấp nền tảng để nuôi dưỡng và phát triển một cơ thể, tâm trí và tinh thần kiên cường hơn.

Yoga mang lại lợi ích cho trẻ em ở mọi lứa tuổi, nhưng đặc biệt là có lợi cho những trẻ em có các vấn đề đặc biệt như tự kỷ và rối loạn tăng động giảm chú ý, như đã được các nghiên cứu chỉ ra.

Yoga giúp tạo sự liên kết giữa cơ thể và tâm trí của trẻYoga giúp tạo sự liên kết giữa cơ thể và tâm trí của trẻ

3. Các bài tập yoga trẻ em đơn giản, vui nhộn

3.1. Thiền định

  • Đầu tiên, cho trẻ ngồi ở tư thế thoải mái nhất. Có thể ngồi bán già hoặc kiết già (ngồi trói 1 chân hoặc trói 2 chân).
  • Giữ lưng thẳng, tay thủ ấn và đặt lên đầu gối.
  • Nhắm mắt lại, tập mọi suy nghĩ vào hơi thở.
  • Hít vào một hơi thật sâu sau đó thở ra thật hài hòa.
  • Chà xát lòng 2 bàn tay vào nhau cho ấm nóng lên sau đó xoa lên mắt, mặt.
  • Tiếp tục chà xát thêm lần nữa thì chuẩn bị vào động tác mới.

Động tác thiền địnhĐộng tác thiền định

3.2. Khởi động

  • Từ động tác ngồi thiền, các bé hãy ngước cổ nhìn lên trời, hít vào.
  • Thở ra chậm rãi, hạ đầu xuống, gập cằm hõm ngực. Tập luyện khoảng 3 lần.
  • Tiếp tục hít vào và nghiêng đầu sang phải.
  • Thở ra và nghiêng đầu sang trái. Tập luyện khoảng 3 lần.
  • Hít vào xoay đầu sang phải, mắt hướng ra sau.
  • Thở ra xoay đầu sang trái, mắt hướng ra sau. Tập luyện 3 lần.
  • Đưa đầu trở về, sau đó xoay đầu chậm rãi theo chiều kim đồng hồ. Đếm 3s.
  • Đổi chiều tập thêm 3s.
  • Chụm các đầu ngón tay lại, đặt tay trái lên vai trái, tay phải lên vai phải bắt đầu xoay vai từ trước ra sau.
  • Đổi chiều xoay vai từ sau ra trước. Mỗi chiều 5s.
  • Giơ 2 cánh tay sang 2 bên thẳng hàng.
  • Xoay khuỷu tay từ dưới lên và từ trên xuống.
  • Sau đó vẫn với 2 cánh tay giơ ngang, các bé hãy xoay tròn cổ tay, bàn tay nấm thành đấm.
  • Tiếp tục xoay 10 đầu ngón tay thật căng rồi nấm chặt lại thành đấm. Thực hiện 5 lần.
  • Đặt 2 bàn tay lên đầu gối, tiến hành xoay thân trên từ trái sang phải 3s. Sau đó xoay người sang trái 3s.
  • Hướng mắt nhìn lên, đồng thời đưa thẳng 2 cánh tay lên.
  • Hướng mắt nhìn xuống đồng thời hạ 2 cánh tay xuống. Thực hiện 3 lần, hít thở đều.
  • Hít vào vươn căng 2 tay lên cao, thở ra nghiêng sâu người sang trái, tay trái đặt trên đầu gối phải.
  • Thực hiện tương tự với bên tay chân phải.
  • Hít vào vươn căng 2 tay lên cao, thở ra hơi nghiêng người sang phải, 2 tay đặt trên sàn, từ từ kéo 2 tay ra đằng trước. Kéo căng hết mức có thể, đồng thời hạ người xuống. Không gập khuỷu tay.
  • Chậm rãi nâng người lên và thực hiện với bên kia tương tự. Giữ mỗi bên 5s.
  • Đưa người trở lại vị trí ngồi, buông lỏng, duỗi thẳng 2 chân về phía trước.
  • Kéo chân trái hướng về phía chân phải, tay cầm bàn chân trái lên xoay tròn cổ chân.
  • Kéo bàn chân trái lên gần hông, thực hiện động tác ấn đùi để thư giãn.
  • Tiếp tục nâng chân trái lên, 2 tay vòng ôm bắp chân, lắc sang 2 bên.
  • Đổi chân và thực hiện như chân trái. Không được gù lưng mà phải giữ lưng thẳng.
  • Duỗi cả 2 chân về phía trước, mở rộng 2 chân sang 2 bên bằng vai, bàn chân đứng.
  • Giơ 2 tay ra phía trước, 2 bàn tay đan vào nhau.
  • Đổ người ra trước rồi đổ sang bên phải. Tiếp tục đổ người ra sau rồi đổ người sang trái. Cứ thực hiện như vậy khoảng 3 vòng. Rồi đổi chiều xoay.

Nên cho trẻ khởi động kỹ trước khi vào bài tập chính thứcNên cho trẻ khởi động kỹ trước khi vào bài tập chính thức

3.3. Tư thế xoay người

  • Hít vào vươn 2 tay lên cao.
  • Thở ra xoay người sang phải chống 2 tay ra sau. Không khuỵu khuỷu tay, 2 bàn tay song song nhau.
  • Mắt nhìn theo tay.
  • Hít vào đưa 2 tay trở về.
  • Thở ra, đổi bên xoay người sang trái tương tự. Thực hiện 6 lần cho 2 bên.

Tư thế xoay ngườiTư thế xoay người

3.4. Tư thế gập người

  • Từ động tác trên, hít vào vươn 2 tay trở về.
  • Thở ra gập người và đưa 2 tay về phía trước. 2 tay ôm lấy 2 bàn chân.
  • Hít vào đưa 2 tay trở về. Thực hiện 3 lần.

Tư thế gập ngườiTư thế gập người

3.5. Tư thế nâng chân xoay người

  • Hít vào vươn 2 tay lên cao.
  • Thở ra, chồng chân phải lên gác qua bên chân trái.
  • Vòng tay phải nắm lấy chân trái. Giữ 3s.
  • Từ đây, dùng tay phải cần bàn chân trái giơ cao lên. Nếu được có thể giơ cả cánh tay trái lên. Lưng vẫn giữ thẳng. Mắt nhìn qua sau vai.
  • Đưa người trở về và tập với bên kia.
  • Đưa 2 cánh tay cầm lấy bàn chân đang giơ lên kéo sát về phía mặt, giữ thăng bằng 5s.
  • Thả lỏng đưa về vị trí cũ.

Tư thế nâng chân xoay ngườiTư thế nâng chân xoay người

3.6. Tư thế căng chân hình chữ V

  • Co cả 2 chân lên, dùng tay phải nắm lấy ngón chân phải, tay trái nắm lấy ngón chân trái.
  • Nâng 2 chân lên, lưng hơi ngả ra sau.
  • Từ từ tách nhẹ 2 chân ra, mở ngực, mở lưng. Cố gắng kéo càng căng càng tốt.
  • Giữ 5s rồi hạ chân xuống.

3.7. Tư thế cánh bướm

  • Kéo 2 chân co về phía đùi theo chiều ngang, úp 2 bàn chân vào nhau.
  • Đa 2 tay vào ôm lấy 2 bàn chân.
  • Tiếp hành nhịp đùi lên xuống như đang cánh bước đang vỗ.
  • Hít thở đều trong 5s.

Tư thế cánh bướmTư thế cánh bướm

3.8. Tư thế cái cây

  • Ở tư thế đứng thẳng, đè trọng tâm vào chân phải, lấy chân phải làm trụ.
  • Kéo chân trái lên, đặt bàn chân trái vào má đùi của chân phải.
  • Cố gắng giữ thăng bằng thật tốt, 2 tay chắp lại giơ cao qua đầu.
  • Mắt cố gắng tập trung nhìn vào một điểm bất kỳ ở phía trước.
  • Điều hòa cơ thể ở tư thế này rồi từ từ hạ tay, chân trái xuống.
  • Đổi bên và thực hiện giống như hướng dẫn trên.

Tư thế cái câyTư thế cái cây

3.9. Tư thế em bé

  • Từ tư thế đứng, các bé hãy dần dần quỳ 2 chân xuống, tách 2 đầu gối sang 2 bên.
  • Vươn mũi chân ra, đưa 2 tay về phía trước và từ từ thả lỏng người xuống.
  • Cố gắng hít thở thật điều hòa và thả lỏng cơ thể.
  • Giữ từ 10 - 20s tùy theo khả năng của bé.
  • Chậm rãi đẩy người lên trở về tư thế quỳ gối thẳng lưng.

Tư thế em béTư thế em bé

3.10. Tư thế con quạ

  • Bắt đầu với tư thế ngồi, sau đó chống 2 tay xuống đấy.
  • Từ từ nâng người lên, tay sẽ là điểm trụ của cả cơ thể.
  • Đặt cả 2 bàn tay tiếp đất để giữ thăng bằng, bắt đầu từ 2 chân vào 2 tay, nâng mông lên.
  • Mắt hướng thẳng đến 1 điểm phía trước, cố gắng giữ thăng bằng tốt.
  • Sau khoảng 10s thì chậm rãi hạ người xuống.

Tư thế con quạTư thế con quạ

3.11. Dòng tư thế chiến binh

  • Đặt bước chân phải lên phía trước và khụy gối phải để tạo góc 90 độ, với chân trái duỗi ra phía sau.
  • Hướng thân người về phía cánh tay phải.
  • Nghiêng chân trái về phía trước, tạo góc 45 độ.
  • Thở ra và chắp hai bàn tay với tư thế ban đầu, sau đó đổi bên.
  • Hít thở sâu và từ từ quay trở lại tư thế ban đầu, sau đó lặp lại quá trình cho bên còn lại.

Tư thế chiến binhTư thế chiến binh

3.12. Tư thế mèo - bò

  • Chống hai chân và hai tay lên thảm tập.
  • Thở ra và cong cột sống lên phía trên.
  • Hít vào và cong cột sống xuống phía dưới.
  • Đảm bảo tay, cánh tay, khủy tay, đầu gối và hông đều ở đúng vị trí.
  • Hít sâu và quay trở lại tư thế ban đầu.

Tư thế mèo bòTư thế mèo bò

3.13. Tư thế chó úp mặt

  • Cho trẻ quỳ trên hai tay và hai chân, đầu gối mở rộng ra bằng hông, các ngón tay ở tư thế xòe rộng.
  • Dùng lực của cánh tay đẩy người lên trên cao, hai chân trong tư thế duỗi thẳng.
  • Di chuyển hai tay hướng về phía trước, đồng thời lùi chân về sau nhằm kéo dài thân người ra.

Tư thế chó úp mặtTư thế chó úp mặt

3.14. Tư thế ngủ

  • Trẻ nằm ngửa, đặt hai tay ở hai bên cơ thể, hai chân duỗi thẳng.
  • Khoảng cách giữa cánh tay và cơ thể ít nhất là 15cm.
  • Mắt nhắm lại, lòng bàn tay hướng lên trên, bàn chân thả mở.
  • Khi đặt cơ thể xuống, kết hợp hít thở tự nhiên.
  • Thở từ từ, thư giãn, giảm căng thẳng tất cả các bộ phận của cơ thể.

Tư thế ngủTư thế ngủ

3.15. Tư thế cây cầu

  • Nằm ngửa trên thảm tập, đang trong tư thế gập cong đầu gối.
  • Trẻ cần thu bàn chân từ từ về gần mông sao cho hai bàn chân nằm trên sàn và cách nhau một khoảng bằng hông. Lúc này đầu gối, mắt cá chân đều thẳng hàng.
  • Hai cánh tay đặt dọc theo cơ thể và hướng lòng bàn tay xuống.
  • Hít sâu và nhấc lưng, mông lên. Lúc này gót chân, vai, cánh tay giữ nguyên vị trí.
  • Hít thở đều, giữ nguyên động tác này trong thời gian lâu nhất có thể.

Tư thế cây cầuTư thế cây cầu

3.16. Tư thế rắn hổ mang

  • Nằm úp mặt xuống sàn hoặc thảm tập, đầu ngón chân duỗi thẳng về phía sau và ép sát xuống thảm. Lòng bàn tay nằm gần vai, trong tư thế úp xuống.
  • Bắt đầu nâng thân trên lên, đẩy nhẹ phần vai về phía cột sống, giữ thẳng hai tay. Cha mẹ nên hướng dẫn bé sử dụng cơ bụng để giữ tư thế và bảo vệ an toàn cho lưng dưới.
  • Giữ tư thế trong khoảng 15 đến 20 giây và sau đó thả nhẹ cơ thể xuống thảm tập.

Tư thế rắn hổ mangTư thế rắn hổ mang

3.17. Tư thế cánh cung

  • Nằm sấp trên thảm tập, 2 tay duỗi dọc, khép hờ cạnh cơ thể.
  • Dần dần gập 2 đầu gối lại, đưa 2 tay về phía sau.
  • Nắm lấy cổ chân và hít vào, sau đó nâng ngực khỏi thảm tập.
  • Mắt nhìn về phía trước, để cơ mặt trong trạng thái thư giãn.
  • Chú ý đến hơi thở, 2 tay tiếp tục kéo cổ chân sao cho toàn cơ thể cong như hình dạng của cánh cung.
  • Tiếp tục giữ thăng bằng, sau đó hít thở thật sâu trong vòng 15 đến 20 giây. Cuối cùng, duỗi chân nhẹ nhàng và trở về vị trí ban đầu.

Tư thế cánh cungTư thế cánh cung

3.18. Tư thế quả núi

  • Đứng thẳng lưng, hai bàn chân đặt song song và hơi cách xa nhau, đồng thời hai tay xuôi theo cơ thể.
  • Hít vào kết hợp với việc đưa vai lên, vươn cánh tay lên. Tiếp theo, nâng cao gót chân đồng thời đảm bảo trọng lượng của cơ thể được dồn hết vào các ngón chân.
  • Cuối cùng, cảm nhận sự căng cơ từ đầu đến chân. Cha mẹ nên hướng dẫn bé giữ nguyên tư thế trong vài giây, sau đó thực hiện thở ra và thả lỏng cơ thể.

Tư thế quả núiTư thế quả núi

3.19. Tư thế con thuyền

  • Ngồi trên sàn hoặc thảm tập, duỗi thẳng hai chân.
  • Chống tay lên sàn và đặt tay ở phía sau hông.
  • Thở ra và gập chân lại, nhấc lên khoảng 45 đến 50 độ, đồng thời duỗi thẳng chân về phía trước.
  • Nếu trẻ không thể thực hiện được, hướng dẫn trẻ gập nhẹ gối và hai cẳng chân song song với thảm tập.
  • Sau đó, đưa tay ra phía trước và song song với hai chân, duỗi thẳng tất cả các ngón tay.
  • Giữ lưng thẳng, ngực hơi uốn về phía trước, siết cơ bụng dưới và giữ tư thế này khoảng 10 đến 20 giây.

Tư thế con thuyềnTư thế con thuyền

3.20. Tư thế cái ghế

  • Đứng thẳng, hai bàn chân cách nhau một khoảng vừa phải.
  • Cánh tay duỗi thẳng.
  • Thở ra và dần dần uốn cong đầu gối hướng về trước. Sau đó, đẩy hông về sau như đang ngồi trên một chiếc ghế.
  • Dần dần đưa cánh tay qua khỏi đầu.
  • Không để đầu gối của trẻ vượt qua ngón chân.
  • Thả lỏng từ từ và trở về tư thế ban đầu.

Tư thế cái ghếTư thế cái ghế

3.21. Tư thế máy bay

  • Chân rộng bằng hông.
  • Đặt tay trẻ xuôi theo hông.
  • Hướng dẫn trẻ nhấc chân trái về sau đồng thời trọng tâm được dồn sang chân phải.
  • Cơ thể và đầu gập về trước.
  • Tay duỗi thẳng về sau một góc 45 độ hoặc duỗi thẳng sang ngang.
  • Đổi chân, lặp lại bài tập.

Tư thế máy bayTư thế máy bay

3.22. Tư thế con ếch

  • Chuẩn bị tư thế bằng hai tay và hai chân, đầu gối mở rộng bằng hông.
  • Lòng bàn tay đặt dưới vai, khủy tay và vai phải nằm trên một đường thẳng.
  • Dịch chuyển đầu gối ra xa hơn một chút, sang một bên để cảm thấy thoải mái, tạo góc 90 độ với thảm tập, và bàn chân duỗi về phía sau.
  • Hai tay được duỗi thẳng, lòng bàn tay hướng xuống đất, tất cả ngón tay được dang rộng, và khủy tay đặt phía dưới vai.
  • Trong quá trình tập, trẻ nên nhìn xuống và tập trung vào một điểm ở giữa hai tay.

Tư thế con ếchTư thế con ếch

4. Những lưu ý khi tập yoga cho trẻ em

Yoga là môn thể dục nhẹ nhàng, thích hợp cho mọi đối tượng, lứa tuổi. Vì thế, trẻ em tập yoga là vô cùng tốt. Thế nhưng, bạn cũng cần lưu ý một số điều sau đây:

  • Cần cho trẻ luyện tập những bài phù hợp với lứa tuổi và phải đi từ dễ đến khó.
  • Không nên để trẻ tập luyện quá sức, mỗi bài tập chỉ nên tập từ 3 - 5 lần.
  • Bạn phải hướng dẫn trẻ tập đúng kỹ thuật và hít thở đều.
  • Nên cho trẻ khởi động thật kỹ trước khi bắt đầu vào các bài tập luyện chính thức để trẻ không bị thương, đau nhức,...
  • Cần phải có sự điều chỉnh các bài tập của trẻ khác với bài tập cho người lớn. Bởi đối với trẻ nhỏ hiếu động, việc ngồi thiền liên tục trong 30 giây hay 1 phút là điều rất khó khăn. Bạn có thể kết hợp vừa đi bộ vừa tập động tác gập người hay chỉ tập một vài động tác mỗi ngày cho trẻ.
  • Để trẻ được lựa chọn bài tập và hình thức vận động mà trẻ yêu thích. Có như vậy, mới mang lại hiệu quả tốt nhất.
  • Không cần áp đặt cho trẻ phải im lặng, nghiêm túc hoặc tuân thủ mọi yêu cầu khi tập yoga, mà cần tạo ra một không gian thoải mái và vui vẻ.
  • Đảm bảo đầy đủ dụng cụ, trong đó thảm tập yoga là một phần không thể thiếu, ngay cả khi tập yoga tại nhà. Việc này giúp tránh trơn trượt và tạo cảm giác êm ái hơn khi trẻ luyện tập.

Khi trẻ tập yoga cũng cần lưu ý sự an toàn và thoải máiKhi trẻ tập yoga cũng cần lưu ý sự an toàn và thoải mái

Trên đây là bài viết về những bài tập yoga cho trẻ em cũng với các lợi ích mà việc tập luyện này mang lại. Bạn cũng có thể xem qua các thiết bị tập luyện tại nhà ở website Elipsort để đa dạng hình thức luyện tập. Mọi thắc mắc về sản phẩm sẽ được hỗ trợ qua Hotline 1800 6854!

Xem thêm:

Tập luyện thể dục thể thao luôn là yếu tố hàng đầu được nhiều người áp dụng trong quá trình kiểm soát cân nặng tại nhà. Và bên cạnh bộ môn Yoga, bạn có thể tham khảo những thiết bị sau đây để rèn luyện thể chất:

Tập đoàn thể thao Elipsport luôn cập nhật những tin tức chăm sóc sức khỏe mới nhất để đồng hành cùng bạn đọc trong quá trình chinh phục vóc dáng xinh đẹp tại nhà. Xem thêm thông tin trên website: https://elipsport.vn/

Chạy Bộ Lúc Nào Là Tốt Nhất? Vào Sáng Sớm Hay Vào Ban Đêm? - ảnh 4
Elipsport - Thương hiệu thể thao tại nhà với các dòng sản phẩm như: Máy chạy bộ, xe đạp tập, ghế massage… được khách hàng tin dùng hiện nay. Hệ thống cửa hàng tại 63 tỉnh trên toàn quốc. CEO Elipsport với phương châm: “Sức khoẻ cho người Việt là mục tiêu của cuộc đời tôi.”
Câu hỏi thường gặp
Nếu bạn cho trẻ tập luyện đúng kỹ thuật, đúng phương pháp thì yoga rất tốt cho sự phát triển của trẻ.
Danh mục sản phẩm