1000 cửa hàng trên toàn quốc
Hoặc chọn, tỉnh thành phố

Chất béo bão hòa và chất béo không bão hòa là gì?

Tác giả: Võ Thị Thanh Thảo - Ngày cập nhật: 10/10/2023 16:02:00

Chất béo là một trong các chất dinh dưỡng vô cùng cần thiết cho cơ thể. Bạn hẳn đã từng nghe nhắc đến nhưng không biết chất béo bão hòa và chất béo không bão hòa là gì. Bài viết này sẽ mang đến cho bạn câu trả lời!

Chất béo bão hòa và chất béo không bão hòa là các thành phần dinh dưỡng có tác dụng mang đến cho con người nhiều lợi ích vượt trội về sức khỏe nếu bạn biết cách sử dụng đúng. Chúng ta nên ăn thực phẩm nào có chứa những chất béo này thì không phải ai cũng hiểu được. Thông qua bài viết này, Elipsport sẽ tổng hợp cho bạn những thông tin về sự khác biệt của 2 thành phần này để bạn bổ sung vào khẩu phần ăn uống hàng ngày một cách lành mạnh.

Các chuyên gia dinh dưỡng đã chia chất béo ra thành 3 loại bao gồm chất béo chuyển hóa, chất béo không bão hòa và chất béo bão hòa. Hai loại chất béo bão hòa và chất béo không bão hòa sẽ hữu ích cho sức khỏe nếu bạn dùng với hàm lượng vừa phải. Dưới đây là khái niệm của các loại chất béo này!

1. Định nghĩa chất béo bão hòa là gì?

1.1. Chất béo bão hòa là gì?

chất béo bão hòa

Chất béo bão hòa là gì?

Chất béo bão hòa (saturated fat) là khái niệm dùng để chỉ các axit béo bão hòa không có mối liên kết đôi và chúng thường là chất rắn ở nhiệt độ phòng. Chúng ta có thể tìm thấy chất béo bão hòa trong các loại thực phẩm như thịt cừu, thịt bò, thịt gà, thịt heo, các sản phẩm từ sữa như kem, sữa nguyên chất, phô mai, bơ, các loại dầu như dầu cọ và dầu dừa.

1.2. Ảnh hưởng của chất béo bão hòa

Nếu dùng với liều lượng vừa phải, chất béo bão hòa sẽ giúp bạn hấp thụ chất dinh dưỡng, kích thích quá trình trao đổi chất và kiềm chế cảm giác thèm ăn. Thành phần chất béo này cũng có khả năng chịu nhiệt tốt nên nó ít sản sinh ra các độc chất gây hại cho sức khỏe cơ thể trong quá trình nấu nướng. 

Theo quan niệm của một vài người, chất béo bão hòa sẽ khiến làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim do làm tăng hàm lượng LDL cholesterol và một số yếu tố khác gây hại cho tim mạch. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có kết luận chính xác nào từ các nhà nghiên cứu về ảnh hưởng của loại chất béo này đối với hệ tim mạch. Thực tế thì khả năng tác động xấu đến sức khỏe của chất béo bão hòa còn cần phải xét thêm nhiều yếu tố khác nữa như bệnh mãn tính, liều lượng sử dụng…

1.3. Chất béo bão hòa nguy hiểm không?

Tuy rằng kết luận loại chất béo này gây hại đến sức khỏe là không rõ ràng nhưng bạn cũng không nên vì thế mà chủ quan. Hãy thụ lượng chất béo bão hòa theo khuyến nghị vì nếu dùng quá nhiều thì sẽ khiến LDL cholesterol tăng cao gây hại cho sức khỏe. Để làm giảm nguy cơ bị tăng lượng cholesterol, bạn nên chọn ăn loại thịt từ động vật ăn cỏ thay vì động vật ăn ngũ cốc, nguyên nhân là thịt từ động vật ăn cỏ thường chứa ít chất béo hơn. Một số loại động vật ăn cỏ mà bạn nên chọn ăn là thịt cừu, thịt bò, thịt dê…

chất béo bão hòa

Chất béo bão hòa nguy hiểm không?

2. Khái niệm chất béo không bão hòa là gì?

Chất béo không bão hòa là định nghĩa để chỉ chất lỏng ở nhiệt độ phòng. Chúng được chia thành hai loại chính là chất béo không bão hòa đơn và chất béo không bão hòa đa.

2.1. Chất béo không bão hòa đơn

Theo nhiều nghiên cứu chứng minh, nếu bạn tiêu thụ chất béo không bão hòa đơn có nguồn gốc từ thực vật thì sẽ có tác dụng giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Loại chất béo này có nhiều trong dầu lạc, dầu oliu, các loại hạt, quả bơ, các loại đậu…

2.2. Chất béo không bão hòa đa

Chất béo không bão hòa đa được nạp vào cơ thể để hoạt động, vận hành cơ bắp và hỗ trợ quá trình đông máu. Chất béo này gồm 2 loại là axit béo omega-3 và omega-6, trong đó axit béo omega-3 có lợi cho sức khỏe của tim mạch.

Bạn sẽ tìm thấy các loại thực phẩm chứa nguồn axit béo omega-3, omega-6 tốt nhất trong: 

  • Các loại hạt: hạt, chia, đậu nành, hạt gai dầu, hạt hoa hướng dương, hạt lanh,...
  • Các loại cá béo: cá mòi, cá hồi, cá ngừ, cá thu và cá trích
  • Một số thực phẩm khác: hàu, quả óc chó,... 
  • Một số loại dầu: dầu hồng hoa, dầu hạt cải, dầu hướng dương, dầu đậu nành, dầu bắp, dầu óc chó... 

Tuy nhiên, bạn chỉ nên tiêu thụ chất béo omega-6 với hàm lượng vừa phải vì nếu lạm dụng quá nhiều thì sẽ làm gia tăng tình trạng viêm trong cơ thể và đồng thời nguy cơ mắc một số vấn đề sức khỏe như béo phì cũng tăng cao.

chất béo bão hòa

Các thực phẩm chứa chất béo không bão hòa đa

Bên cạnh đó, bạn cũng không nên đun nóng dầu thực vật vì hoạt động chống oxy hóa cùng với chất dinh dưỡng sẽ giảm xuống. Chúng cũng khiến cơ thể bạn gia tăng sản xuất gốc tự do gây hại cho sức khỏe nên bạn hãy ăn dầu thực vật như dầu oliu trộn cùng các món không cần nhiệt độ như rau trộn.

3. Khái niệm chất béo chuyển hóa là gì?

Bạn hẳn sẽ có thắc mắc chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa khác nhau như thế nào. Để trả lời câu hỏi này, bạn cần biết được khái niệm về chất béo chuyển hóa. Chất béo chuyển hóa hay còn gọi axit béo chuyển hóa chính là một dạng chất béo không bão hòa. Loại chất béo này được chia thành 2 dạng là tự nhiên và nhân tạo.

3.1. Chất béo chuyển hóa tự nhiên

Chất béo chuyển hóa tự nhiên được tìm thấy trong các loại sữa, thịt thuộc động vật nhai lại, gia súc như bò, dê, cừu... Chúng hình thành tự nhiên nhờ vào vi khuẩn có trong dạ dày của động vật, làm nhiệm vụ tiêu hóa cỏ. Chất béo này có thể được tìm thấy với tỉ lệ 2-6% trong sữa, 3-9% trong mỗi lát thịt.

3.2. Chất béo chuyển hóa nhân tạo

Chất béo chuyển hóa nhân tạo còn được biết đến với cái tên chất béo công nghiệp và đây là loại chất béo có hại cho sức khỏe nhất. Chúng được sản xuất bởi dầu và mỡ đã qua tinh chế hoặc dầu hydro hóa. Tác dụng của chất béo này là giúp kéo dài thời hạn sử dụng của thực phẩm, làm cho món ăn thêm phần bắt mắt và ngon miệng. Bạn có thể dễ dàng tìm thấy loại chất béo này trong thực phẩm rán ngập dầu, chiên hay nướng.

chất béo bão hòa

Chất béo chuyển hóa nhân tạo là loại chất béo gì?

3.3. Chất béo chuyển hóa có tác hại gì cho cơ thể?

3.3.1. Bệnh tim mạch

Chất béo chuyển hóa kể cả tự nhiên và nhân tạo đều gây hại và dẫn đến nguy cơ bị mắc bệnh tim mạch. Một nghiên cứu lâm sàng cho thấy, những người tiêu thụ nhiều chất béo xấu thay cho chất béo tốt đều sẽ bị tăng chỉ số cholesterol LDL có hại mà không tăng cholesterol HDL có ích cho cơ thể.

Chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa sẽ làm cơ thể khó đào thải chất béo dư thừa, dễ dẫn đến các bệnh tim mạch, béo phì, tăng cao nguy cơ bệnh tiểu đường tuýp 2.

3.3.2. Bệnh tiểu đường

Có liên quan đến bệnh đái tháo đường, tuy rằng mối liên hệ này không hoàn toàn rõ ràng. Mặc dù vậy, một kết quả nghiên cứu lớn với sự tham gia của trên 80.000 phụ nữ đã cho thấy rằng, những người tiêu thụ nhiều chất béo trans có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao và tỷ lệ này lên đến hơn 40%.

Người ta đã dành 6 năm để nghiên cứu trên khỉ và thấy rằng, chế độ ăn nhiều chất béo với hàm lượng chiếm 8% lượng calo đã làm xảy ra tình trạng kháng insulin và tăng mỡ bụng, fructosamine – một chất đánh dấu lượng đường trong máu cao.

3.3.3. Các bệnh mạch máu và ung thư

Chất béo trans được cho là nguyên nhân khiến lớp lót bên trong của các mạch máu bị hỏng, hiện tượng này còn gọi là hỏng lớp nội mạc. Báo cáo của một cuộc nghiên cứu kéo dài 4 tuần cho biết, việc sử dụng thực phẩm chứa chất béo trans thay thế cho chất béo bão hòa thì lượng cholesterol HDL tốt sẽ giảm 21% và sự giãn nở của động mạch cũng bị suy giảm 29%. Một nghiên cứu khác cũng cho thấy, các dấu hiệu rối loạn chức năng nội mô cũng gia tăng theo chế độ kiêng ăn chất béo xấu.

Theo một nghiên cứu về sức khỏe quy mô lớn, các bác sĩ đã phát hiện ra sự liên quan giữa việc hấp thụ chất béo chuyển hóa trước khi mãn kinh và tăng nguy cơ ung thư vú sau khi mãn kinh. Nhưng nghiên cứu này vẫn chưa đủ để chứng minh rằng việc ăn nhiều chất béo trans sẽ dẫn đến các loại bệnh ung thư.

chất béo bão hòa

Chất béo chuyển hóa gây nên các bệnh mạch máu và ung thư

4. Cách lựa chọn tiêu thụ chất béo lành mạnh

Tiêu thụ chất béo có thể làm tăng cảm giác no trong cơ thể, duy trì cân nặng và cải thiện lipid máu. Thế nhưng không phải chất béo loại nào cũng lành mạnh và an toàn cho sức khỏe. Bạn hãy tham khảo danh sách những loại chất béo lành mạnh và không lành mạnh có trong các loại thực phẩm sau để bổ sung vào khẩu phần ăn hàng ngày:

Nguồn chất béo không lành mạnh

Nguồn chất béo lành mạnh

Mỡ cừu

Bơ thực vật

Thực phẩm chiên xào

Thịt đã qua chế biến, thịt xông khói

Dầu thực vật tinh chế như dầu hạt cải

Kem, các thực phẩm chứa nhiều đường và nhiều chất béo khác

Đồ uống giàu chất béo và nhiều calo như sữa, chocolate

Thực phẩm đóng gói nhiều chất béo như khoai tây chiên, bánh quy

Trứng

Quả bơ

Quả oliu

Dứa không ngọt

Hạt chia và hạt gai dầu

Dầu oliu, dầu bơ, dầu dừa

Các loại hạt, đậu, các loại bơ

Sữa chua nguyên chất hoặc sữa chua ít béo

Khi đi chợ hay siêu thị mua thực phẩm, bạn cần đọc thành phần dinh dưỡng cẩn thận và hãy cẩn trọng khi mua các loại sản phẩm giảm chất béo. Nguyên nhân là nhà sản xuất sẽ thay thế chất béo bằng đường và các chất phụ gia khác có hại cho sức khỏe. Thay vào đó, bạn hãy chọn mua các loại thực phẩm chưa qua chế biến hoặc thực phẩm nguyên chất, lưu ý chọn mua nhiều nhóm thực phẩm giàu chất xơ, chất đạm và chất béo lành mạnh tốt cho cơ thể.

Lựa chọn đúng loại thực phẩm có chứa chất béo bão hòa và chất béo không bão hoà sẽ mang đến cho bạn các lợi ích về sức khỏe vượt trội nhưng bạn cần sử dụng tuân theo khẩu phần được khuyến nghị bởi các chuyên gia dinh dưỡng. Chúng ta chỉ nên ăn các loại chất này ở mức vừa phải vì bản thân của chúng chúng có chứa nhiều calo khiến bạn dễ tăng cân. Chúc bạn luôn có sức khỏe tốt!

Bên cạnh chế độ dinh dưỡng, đừng quên thường xuyên tập luyện thể dục để duy trì nền tảng thể lực tốt:

Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích. Truy cập website của Tập đoàn thể thao Elipsport để xem thêm nhiều tin tức về chế độ dinh dưỡng để chăm sóc sức khỏe tại nhà.

Chạy Bộ Lúc Nào Là Tốt Nhất? Vào Sáng Sớm Hay Vào Ban Đêm? - ảnh 4
Elipsport - Thương hiệu thể thao tại nhà với các dòng sản phẩm như: Máy chạy bộ, xe đạp tập, ghế massage… được khách hàng tin dùng hiện nay. Hệ thống cửa hàng tại 63 tỉnh trên toàn quốc. CEO Elipsport với phương châm: “Sức khoẻ cho người Việt là mục tiêu của cuộc đời tôi.”
Câu hỏi thường gặp
Chất béo bão hòa (saturated fat) là khái niệm dùng để chỉ các axit béo bão hòa không có mối liên kết đôi và chúng thường là chất rắn ở nhiệt độ phòng. Chúng ta có thể tìm thấy chất béo bão hòa trong các loại thực phẩm như thịt cừu, thịt bò, thịt gà, thịt heo, các sản phẩm từ sữa như kem, sữa nguyên chất, phô mai, bơ, các loại dầu như dầu cọ và dầu dừa...
Danh mục sản phẩm