Bánh tiêu là món ăn vặt được nhiều người yêu thích, tuy nhiên với những người đang trong chế độ giảm cân hoặc kiểm soát cân nặng, câu hỏi "Ăn bánh tiêu có tăng cân không?" luôn là mối quan tâm hàng đầu. Hãy cùng Elipsport tìm hiều 1 cái bánh tiêu bao nhiêu calo và ăn nhiều có thể gây ra tình trạng tăng cân hay không qua bài viết sau đây!
Bánh tiêu - món ăn yêu thích của nhiều người
1. Thành phần có trong bánh tiêu
Chắc hẳn bánh tiêu là món ăn gắn liền với tuổi thơ của nhiều thế hệ người Việt Nam. Bánh có xuất xứ bắt nguồn từ Trung Quốc và sau đó du nhập vào Việt Nam qua người Minh Hương. Với các nguyên liệu chính là bột mì, đường và hạt mè lát lên mặt bánh đã làm nên một chiếc bánh tiêu thơm ngon, hấp dẫn cho những lúc đang đói bụng hoặc những buổi xế chiều.
Chiếc bánh tiêu được tạo thành từ những thành phần cơ bản sau:
- Khoảng 500gr bột mì
- Mè trắng 150gr
- Nước ấm 30 độ khoảng 220ml
- Dầu ăn
- Men nở 7gr
- Đường trắng 100gr
- Một chút muối
Các thành phần có trong bánh tiêu
2. Bánh tiêu bao nhiêu calo?
Để xác định được viện ăn bánh tiêu có béo không thì điều đầu tiên nên biết chính là một cái bánh tiêu bao nhiêu calo. Thành phần chính làm nên bánh tiêu là bột mì và đường và thêm một chút mè trắng trên mặt vô cùng hấp dẫn người dùng.
Lượng calo trong mỗi chiếc bánh tiêu không cố định mà phụ thuộc vào nhiều yếu tố như kích thước, nguyên liệu và cách chế biến. Tuy nhiên, để bạn có cái nhìn tổng quan, dưới đây là ước tính lượng calo của một số loại bánh tiêu phổ biến:
- Bánh tiêu nhỏ, đường ít, chiên ít dầu: Khoảng 150-200 calo.
- Bánh tiêu cỡ trung bình: Khoảng 200-300 calo.
- Bánh tiêu lớn, đường nhiều, chiên ngập dầu: Có thể lên đến 300-400 calo hoặc hơn.
- Bánh tiêu có nhân: Lượng calo sẽ cao hơn tùy thuộc vào loại nhân và lượng nhân sử dụng.
Bánh tiêu kết hợp với xôi có 413 Kcal
3. Hướng dẫn cách làm bánh tiêu tại nhà
Cùng Elipsport làm bánh tiêu theo các bước sau đây nhé:
- Bước 1: Pha hỗn hợp bột làm bánh tiêu: Pha 20ml nước ấm cùng với đường sau đó khuấy đều. Khi đường tan hết thì thêm nước lạnh vào, sau đó bỏ men bột nở vào và khuấy đều.
- Bước 2: Trộn bột mì cùng với muối vào phần nước ấm còn lại. Khi bột tan hết chúng ta tiếp tục bỏ phần hỗn hợp ở bước 1 vào và lấy tay nhào đều. Đến khi nó không còn vón cục và không dính vào tay mình nữa thì đã thành công nhé!
- Bước 3: Dùng màng bọc thực phẩm hoặc khăn khô bọc kín phần bột đó lại. Thời gian ủ bột từ khoảng 40 đến 50 phút.
- Bước 4: Sau khi ủ xong bột sẽ nở đều ra, lúc này tiến hành vo thành từng phần nhỏ. Dùng cây cán bột để cán cho phần bột vừa phân ra thành hình tròn và mỏng.
- Bước 5: Lăn phần bột qua lớp mè trắng để mè phủ đều 2 mặt của bánh, đừng nên để mè quá nhiều lên bánh bởi vì nó sẽ dễ cháy bánh và không ngon. Bắc một chảo dầu và đổ ngập dầu, chiên đến khi hai mặt bánh vàng đều rồi lấy ra để cho ráo dầu.
Vậy là chúng ta có một chiếc bánh tiêu nóng hổi, thơm phức để ăn. Với công thức và cách làm vô cùng đơn giản thì bạn đã có một mẻ bánh tiêu cực kỳ chất lượng.
Hướng dẫn cách làm bánh tiêu tại nhà
4. Ăn bánh tiêu có béo không
Khi ăn bánh tiêu, điều quan trọng là bạn cần lưu ý đến số lượng và thành phần dinh dưỡng của bánh. Do bánh tiêu được chiên trong dầu, nó có thể chứa lượng calo và chất béo khá cao.
Ăn bánh tiêu có thể góp phần gây béo phì nếu bạn ăn thường xuyên, ăn nhiều, không kiểm soát lượng calo nạp vào và không có lối sống lành mạnh. Nếu lỡ ăn bánh tiêu quá nhiều thì bạn cần tăng cường thêm luyện tập các bộ môn thể dục thể thao ngoài trời như đi bộ, chạy bộ, nhảy dây, đánh cầu lông, bơi lội hay đá bóng… để không tăng cân nhé!
Ăn bánh tiêu có béo không?
5. Ăn bánh tiêu có tốt cho sức khỏe không?
Bánh tiêu là một loại bánh phổ biến trong ẩm thực Việt Nam, thường được làm từ bột mì, đường, và một số nguyên liệu khác. Việc ăn bánh tiêu có tốt cho sức khỏe hay không phụ thuộc vào một số yếu tố như lượng tiêu thụ, thành phần dinh dưỡng của bánh, và tình trạng sức khỏe cụ thể của người ăn. Dưới đây là một số điểm bạn cần lưu ý:
- Calo và đường: Bánh tiêu có thể chứa lượng calo và đường cao tùy thuộc vào cách chế biến và kích thước của bánh. Ăn quá nhiều có thể dẫn đến tăng cân và ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
- Chất béo: Bánh tiêu thường được chiên hoặc nướng, có thể chứa chất béo, đặc biệt là nếu chiên trong dầu. Việc tiêu thụ quá nhiều chất béo bão hòa và chất béo trans có thể tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch.
- Phản ứng dị ứng hoặc không dung nạp: Nếu bạn có dị ứng với gluten hoặc không dung nạp gluten, bánh tiêu (thường được làm từ bột mì) có thể không phải là lựa chọn thích hợp cho bạn.
Ăn bánh tiêu có tốt cho sức khoẻ không?
6. Cách ăn bánh tiêu không sợ tăng cân
Nếu bạn là một tín đồ của bánh tiêu thì hãy tham khảo thêm một số cách để bạn có thể thưởng thức bánh tiêu mà không lo tăng cân:
- Kiểm soát phần ăn: Hãy chia nhỏ bánh ra và chỉ ăn một phần nhỏ để kiểm soát lượng calo tiêu thụ. Điều này giúp bạn không quá thừa calo trong khi vẫn có thể thưởng thức món ăn yêu thích.
- Kết hợp với hoạt động thể chất: Đảm bảo bạn tăng cường hoạt động thể chất trong ngày nếu bạn đã ăn bánh tiêu. Điều này giúp đốt cháy calo thêm và ngăn chặn việc tăng cân.
- Không ăn bánh tiêu như bữa chính: Coi bánh tiêu như một món ăn nhẹ hoặc tráng miệng, không phải là thực phẩm chính trong chế độ ăn uống của bạn nhé!
- Chọn loại bánh ít đường hoặc ít calo: Nếu có thể, chọn loại bánh tiêu ít đường hoặc được làm từ các nguyên liệu ít calo hơn. Có thể thay đường trong bánh tiêu bằng đường nâu hoặc đường phèn
- Tự làm bánh tại nhà: Khi tự làm bánh tiêu tại nhà, bạn có thể kiểm soát lượng đường và dầu sử dụng. Thay thế bột mì trắng bằng bột mì nguyên cám và giảm lượng đường hoặc thay thế bằng các loại chất ngọt tự nhiên.
Thay thế bột mì trắng bằng bột mì nguyên cám
7. Nên kèm bánh tiêu cùng những món ăn nào?
Bánh tiêu, với lớp vỏ giòn và nhân ngọt hoặc mặn tùy loại, có thể được ăn cùng với các món ăn sau:
- Bánh tiêu – bánh bò: Kẹp chung bánh bò vào ruột của bánh tiêu. Đây là sự kết hợp khá lạ miệng giữa vị ngọt của bột gạo lên men và vị giòn của vỏ bánh tiêu.
- Bánh tiêu kẹp với xôi: Món ăn là sự kết hợp giữa vị dẻo của xôi và vị giòn của bánh tiêu, tạo nên trải nghiệm vị giác lôi cuốn.
- Bánh tiêu dùng kèm sầu riêng: Phần ruột bánh tiêu được phủ đầy sầu riêng béo ngậy, thơm phức. Sự kết hợp giữa vị thơm của sầu riêng và vị giòn của bánh tiêu khiến nhiều người mê mẩn.
- Bánh tiêu nhân đậu xanh: Món bánh là kết hợp giữa vị bùi, thanh mát của đậu xanh và vị giòn của lớp vỏ bánh tiêu.
Bánh tiêu kẹp với xôi
Hy vọng bài viết đã nêu rõ tất tần tật những thứ liên quan về bánh tiêu. Bạn có thể xem đây là một món ăn vặt dễ ăn hoặc bạn ăn những lúc đói mà không lo tăng cân nhé! Ngoài ra, bạn có thể tham khảo máy chạy bộ, xe đạp tập thể dục tại nhà của Elipsport hoặc liên hệ hotline 1800 6854 để trải nghiệm các dòng sản phẩm tuyệt vời và dịch vụ chu đáo nhất.
Xem thêm:
- Bánh khoai bao nhiêu calo? Ăn bánh khoai có béo không và cách làm?
- Bánh thuẫn bao nhiêu calo? Ăn bánh thuẫn béo không và cách làm cực dễ
- Bánh mì thập cẩm bao nhiêu calo? Cách ăn bánh mì thập cẩm không sợ béo
Để duy trì cân nặng lý tưởng thì việc kiểm soát lượng calo tiêu thụ đặc biệt quan trọng. Bạn có thể kết hợp ăn uống cùng với việc sử dụng các thiết bị như Máy chạy bộ, Xe đạp tập và Ghế mát-xa toàn thân để hỗ trợ đốt cháy calo tốt hơn.
Xem thêm các thiết bị chăm sóc sức khỏe của Elipsport tại website của thương hiệu.