Cá hồi là một loại cá thịt mềm, săn chắc, có màu đỏ. Đây được xem là một trong những thực phẩm mang đến cho sức khỏe nhiều lợi ích dinh dưỡng bởi thành phần dưỡng chất dồi dào. Bạn có thể hạn chế được các yếu tố nguy cơ mắc một số bệnh nhờ việc ăn cá hồi một cách thường xuyên và hợp lý. Thêm vào đó, hương vị của cá hồi thơm ngon nên ai cũng có thể ăn được. Bài viết này sẽ chia sẻ đến bạn các thành phần dinh dưỡng trong cá hồi và những lợi ích của nó.
1. Hàm lượng dinh dưỡng có trong cá hồi
Nếu bạn vẫn đang không biết dinh dưỡng trong 100g cá hồi hay cá hồi chứa bao nhiêu protein thì bảng thành phần sau đây được thống kê từ các nhà phân tích sẽ trả lời giúp bạn. Trong cá hồi có chứa:
- 3,1g EPA, DPA, DHA.
- 8g chất béo lành mạnh Omega 3 có trong mỡ cá hồi.
- 5g Protein.
- Những loại vitamin quan trọng như A, B12, D.
- Các nguyên tố vi lượng như sắt, kali, magie chủ yếu có trong thịt cá hồi.
- Nguồn cung cấp selen và acid amin có lợi cho sức khỏe con người.
Khi ăn 100g cá hồi, bạn đã nạp vào cơ thể 200 calo. Loại cá này chứa rất ít chất béo bão hòa và đồng thời cũng là nguồn cung cấp protein tốt. Bên cạnh đó, cá hồi cũng là nguồn thực phẩm có chứa vitamin B12 tốt nhất cùng kali và nhiều dưỡng chất khác như vitamin D và sắt.
Cá hồi cung cấp rất nhiều Omega-3
2. Các lợi ích sức khỏe của cá hồi
Cá hồi chứa nhiều axit béo Omega-3
Trong 100g cá hồi nuôi có chứa khoảng 2,3g axit béo omega-3 chuỗi dài EPA và DHA tốt nhất, trong khi đó cá hồi hoang dã thì có chứa đến 2,6 gam. Chất này có công dụng khá tốt đối với sức khỏe như giảm huyết áp, giảm viêm, giảm nguy cơ ung thư và cải thiện chức năng các tế bào lót chứa trong động mạch của cơ thể.
Trong 100g cá hồi nuôi có chứa khoảng 2,3g axit béo omega-3
Cung cấp protein
Protein trong cá hồi đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy quá trình chữa lành vết thương, bảo vệ sức khỏe của xương và duy trì khối lượng cơ bắp. Mỗi bữa ăn cá hồi bạn có thể cung cấp 20-30g protein chất lượng cao cho cơ thể.
Cá hồi có lượng Vitamin B cao
Cá hồi chứa nhiều vitamin B1, B2, B3, B5, B6 và B9, quan trọng cho quá trình trao đổi chất, phát triển hệ thống thần kinh và duy trì sức khỏe của da và tóc. Vitamin B hỗ trợ giảm nguy cơ đột quỵ và tăng cường hệ miễn dịch, từ đó thúc đẩy tích cực cho sức khỏe tổng thể.
Cung cấp Kali cho cơ thể
Cá hồi là một nguồn giàu kali, một khoáng chất quan trọng giúp duy trì sức khỏe tim mạch. Kali tham gia vào việc duy trì điện giải cơ bản trong cơ thể, giúp điều chỉnh nhịp tim và áp lực máu.
Trong 130g cá hồi tự nhiên, có thể cung cấp khoảng 13% RDV (giá trị hàng ngày được đề xuất) của kali, trong khi cá hồi nuôi trồng cung cấp khoảng 9%.
Vì thế, việc thường xuyên bổ sung cá hồi vào thực đơn hằng ngày có thể hỗ trợ cải thiện huyết áp và sức khỏe hệ tim mạch.
130g cá hồi tự nhiên, có thể cung cấp khoảng 13% RDV (giá trị hàng ngày được đề xuất) của kali)
Cung cấp Selenium
Selenium là một khoáng chất quan trọng được tìm thấy trong cá hồi. Mặc dù cơ thể cần một lượng nhỏ, nhưng nó đóng vai trò quan trọng trong duy trì sức khỏe của xương và hỗ trợ giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư.
Tiêu thụ cá hồi và các loại hải sản giàu selenium khác có thể tăng lượng selenium trong máu, đặc biệt là ở những người có chế độ ăn ít selenium.
Chứa Astaxanthin chống oxy hóa
Chất Astaxanthin có tác dụng chống oxy hóa carotenoid, từ đó làm giảm quá trình oxy hóa cholesterol LDL (cholesterol “xấu”) và tăng HDL (cholesterol “tốt”).
Điều này khiến giảm nguy cơ mắc bệnh tim, ngăn ngừa các tổn thương trên da. Khi kết hợp cùng axit béo omega-3, hai chất này sẽ có tác dụng bảo vệ não và hệ thần kinh khỏi tình trạng viêm.
Chất Astaxanthin có tác dụng chống oxy hóa carotenoid
Giảm nguy cơ mắc bệnh tim
Cá hồi chứa axit béo omega-3 và kali, giúp cải thiện cholesterol và điều hòa chỉ số huyết áp trong cơ thể. Việc tiêu thụ cá hồi đều đặn ,hợp lý có thể giảm nguy cơ tắc nghẽn mạch máu, giúp ngăn chặn các vấn đề về tim và đột quỵ.
Giảm nguy cơ mắc bệnh tim
Hỗ trợ kiểm soát cân nặng
Cá hồi cung cấp protein - là chất quan trọng cho sự phát triển cơ bắp và giúp tăng cường tốc độ trao đổi chất. Đồng thời, Omega-3 trong cá hồi giúp giảm nguy cơ phân hủy protein sau tập luyện, giảm cảm giác đau mỏi cơ và hỗ trợ phục hồi cơ bắp.
Hỗ trợ kiểm soát cân nặng
Chống viêm
Cá hồi và các béo khác giúp giảm viêm, từ đó giảm nguy cơ các bệnh liên quan đến viêm nhiễm. Omega-3 cũng hỗ trợ chống viêm, giảm nguy cơ mắc bệnh viêm mạn tính và viêm khớp dạng thấp. Astaxanthin, chất chống oxy hóa trong cá hồi, hỗ trợ giảm nguy cơ mắc bệnh tim và tình trạng lão hóa.
Bảo vệ sức khỏe não bộ
Axit béo Omega-3 trong cá hồi, đặc biệt là DHA, đóng vai trò quan trọng trong phát triển tế bào não và hệ thần kinh. Việc bổ sung cá hồi trong thực đơn, đặc biệt là đối với phụ nữ mang thai, có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe não bộ của thai nhi.
Bảo vệ sức khỏe não bộ
Kích thích vị giác
Cá hồi là một món ăn được mọi người ưa chuộng bởi hương vị tinh tế, độc đáo và ít "tanh" hơn nhiều loại cá khác, chẳng hạn như cá mòi và cá thu. Ngoài ra, cá hồi còn được áp dụng chế biến ra nhiều món ăn ngon, kích thích vị giác như cá hồi áp chảo, sushi cá hồi, cháo cá hồi hấp dẫn và giàu dinh dưỡng.
3. Ăn nhiều cá hồi có tốt không?
Cá hồi mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, nhưng không nên ăn mỗi ngày vì lượng thủy ngân trong cá có thể gây hại có sức khỏe. Đồng thời bạn không nên ăn quá 4 bữa cá hồi/tuần để tránh tình trạng tích tụ thủy ngân.
Phụ nữ mang thai cần tránh ăn cá sống, giới hạn dưới 560g/tuần. Chất béo trong cá hồi, mặc dù có lợi, nhưng nếu ăn quá mức có thể tăng cholesterol và gây tình trạng loãng xương, sỏi thận. Vì thế, việc kiểm soát lượng ăn là quan trọng để bảo vệ sức khỏe.
Không nên ăn quá 4 bữa cá hồi/tuần để tránh tích tụ thủy ngân
4. Các lưu ý khi ăn cá hồi
- Không nên ăn quá nhiều cá hồi để tránh ngộ độc do chất độc như asen, thủy ngân, dioxin.
- Hạn chế ăn cá hồi sống để tránh nhiễm vi khuẩn, như Salmonella, Vibrio vulnificus và Vibrio parahaemolyticus, có thể gây rối loạn tiêu hóa, đau bụng, tiêu chảy, ngộ độc.
- Sơ chế cá hồi cần thực hiện đúng cách, loại bỏ xương, rửa sạch bằng nước muối và nước lạnh pha giấm để loại bỏ mùi tanh.
- Bảo quản cá hồi ở nhiệt độ đông lạnh liên tục để đảm bảo tươi ngon, không sử dụng cá hồi đã đổi màu hay chảy nước để tránh ngộ độc.
- Người dị ứng hải sản không nên ăn cá hồi vì có thể gây mẩn ngứa, mề đay.
Không nên ăn quá nhiều cá hồi để tránh ngộ độc do chất độc như asen, thủy ngân, dioxin
Là loài cá có chứa nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe, hương vị lại thơm ngon nên cá hồi rất được yêu thích và được chọn để chế biến bữa ăn hàng ngày. Tuy nhiên, bạn cũng cần biết cách ăn và cách bảo quản để luôn giữ được độ tươi ngon và không làm hại sức khỏe. Hy vọng rằng bài viết này đã mang đến cho bạn đầy đủ thông tin về các thành phần dinh dưỡng trong cá hồi để có bạn xây dựng được một thực đơn ăn uống hợp lý cho cả gia đình!
Xem thêm:
Xem ngay những gợi ý dưới đây và chọn cho mình một sản phẩm thiết bị tập thể dục để kết hợp cùng chế độ dinh dưỡng mỗi ngày và nhanh chóng sở hữu thân hình quyến rũ nhé!
- Ghế massage toàn thân: https://elipsport.vn/ghe-massage/
- Máy chạy bộ điện tại nhà: https://elipsport.vn/may-chay-bo-dien/
- Xe đạp tập thể dục bảo vệ xương khớp: https://elipsport.vn/xe-dap-tap-the-duc/
Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích. Xem thêm tin tức trên website của Tập đoàn thể thao Elipsport để biết thêm những kinh nghiệm chăm sóc sức khỏe tại nhà.