Ăn khoai lang lúc đói là một lựa chọn tuyệt vời cho mọi người. Bởi siêu thực phẩm này chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe và không ảnh hưởng tới dạ dày khi đói.
Khoai lang không chỉ có hương vị tuyệt vời mà còn có vô số lợi ích cho sức khỏe. Tin tốt là nó trở thành một trong những loại thực phẩm tốt nhất giúp giảm cân. Khoai lang là một cách lành mạnh để thỏa mãn cơn thèm ăn carbohydrate. Thế nhưng, có nhiều người cho rằng không nên ăn khoai lang lúc đói. Liệu điều này có chính xác và vậy thì chúng ta nên ăn khoai lang vào thời điểm nào. Cùng tìm hiểu.
Củ khoai lang sống
1. Có nên ăn khoai lang lúc đói không?
Các chuyên gia nghiên cứu cho biết, bạn hoàn toàn có thể ăn khoai lang khi đói. Khoai lang có các chất dinh dưỡng thiết yếu, bao gồm:
- Vitamin C, canxi, beta-carotene.
- Khoai lang chứa nhiều chất xơ, chứa tới ¼ lượng chất xơ được khuyến nghị hằng ngày.
- Lượng carbs lành mạnh, giải phóng chậm và nhờ đó, giúp bạn no lâu hơn dù ăn một lượng ít.
- Lượng Vitamin A đủ cho mức cần thiết trong mỗi ngày của mọi người.
- Lượng mangan mà khoai lang có chiếm một nửa lượng hàng ngày bạn cần. Mangan rất quan trọng đối với sự phát triển của xương và thậm chí có thể làm tăng sự trao đổi chất của bạn.
Và chính những lý do này cho thấy khoai lang là một loại thực phẩm thân thiện với sức khỏe và cả với dạ dày của bạn khi đói.
Có thể ăn khoai lang khi bụng đang đói
2. Nên ăn khoai lang vào thời điểm nào?
Bạn hoàn toàn có thể kết hợp khoai lang với sữa chua và một quả trứng luộc để bắt đầu bữa sáng khi bụng rỗng. Bữa sáng đơn giản này giúp bạn bổ sung thêm protein, canxi và chất béo lành mạnh.
Ngoài ra, bạn cũng có thể lựa chọn khoai lang cho bữa tối. Khoai lang là nguồn cung cấp kali, magie và canxi tuyệt vời để giúp bạn thư giãn vào buổi tối. Và nhờ đó, chúng vừa giúp bạn không nạp quá nhiều calo gây tích trữ calo dư thừa vào buổi tối. Vừa giúp bạn dễ ngủ hơn.
Khoai lang luộc thơm ngon và giàu dưỡng chất
3. Có nên ăn khoai lang mỗi ngày không?
Khoai lang là một loại thực phẩm thuộc nhóm chứa nhiều tinh bột chứ không phải là loại rau ít carb, với khoảng 20 net carbs cho mỗi củ khoai lang cỡ vừa. Nếu bạn đang muốn cắt giảm carb để giảm cân, bạn chỉ nên ăn chúng thỉnh thoảng chứ không phải hàng ngày. Ngoài ra, đừng biến khoai lang thành sự lựa chọn rau duy nhất của bạn trong một ngày. Hãy đa dạng hóa nguồn thực phẩm cho bản thân để đảm bảo cơ thể nhận được đầy đủ các dưỡng chất cần thiết khác mà khoai lang không cung cấp được.
Khoai lang nướng cùng các loại hạt và bơ
4. Những cách ăn khoai lang khi đói
Khoai lang sống: Mặc dù khoai lang có thể ăn sống nhưng một số loại khoai lang chỉ an toàn để ăn khi nấu chín. Protein thực vật tự nhiên được tìm thấy trong khoai lang có thể độc hại và gây bệnh nếu ăn sống.
Khoai lang nướng: Khoai lang nướng là một nguồn cung cấp chất xơ, vitamin và khoáng chất tuyệt vời. 200 gram khoai lang nướng có vỏ cung cấp cho cơ thể bạn tới 769% giá trị vitamin A cơ thể cần hàng ngày (DV). Và con số này đối với vitamin C là 65% DV.
Khoai lang chiên: Ngoài những chất idnh dưỡng khác thì khoai lang chiên còn rất giàu beta carotene tốt cho cơ thể. Tuy nhiên, chiên khoai lang làm tăng hàm lượng chất béo và calo của nó. Vì vậy, chỉ nên hạn chế món ăn này nếu bạn không muốn tăng cân.
Khoai lang luộc: Theo cuốn sách Thực phẩm chữa bệnh, hấp hoặc luộc, thay vì nướng, sẽ giữ được lượng carbohydrate giải phóng chậm và các chất dinh dưỡng thiết yếu của khoai lang. Vì vậy, trong tất cả các cách chế biến thì lựa chọn luộc hoặc hấp khoai lang là tốt nhất. Thêm vào đó, cách chế biến này cũng phù hợp những ai đang muốn giảm cân, giảm lượng calo nạp vào cơ thể.
Không nên ăn khoai lang sống
5. Cần lưu ý gì khi ăn khoai lang lúc đói?
Không có tác dụng phụ nào khi ăn khoai lang bất kể thời điểm nào. Nhưng một lần nữa, bạn nên ăn chúng một cách điều độ. Lạm dụng bất cứ thứ gì trong chế độ ăn của bạn đều có thể gây hại và điều này cũng đúng với khoai lang. Hàm lượng Vitamin A cao trong khoai lang được biết là nguyên nhân khiến da và móng tay có màu hơi cam. Hơn nữa, những người có tiền sử sỏi thận được khuyến cáo không nên ăn quá nhiều loại củ này. Vì chúng có chứa oxalat. Đây là thành phần được biết là góp phần hình thành sỏi thận canxi - oxat.
Không nên ăn quá nhiều khoai và quá thường xuyên
Như vậy, từ chia sẻ của chuyên gia trên đây, việc ăn khoai lang lúc đói là hoàn toàn lành mạnh và không gây ảnh hưởng gì tới dạ dày. Hãy cùng tiếp tục theo dõi những bài viết về sức khỏe từ tư vấn của chuyên gia tại website Elipsport. Ngoài ăn thực phẩm một cách thông minh, đừng quên rèn luyện những thói quen tốt cho sức khỏe. Như chạy bộ với máy chạy bộ, đạp xe đạp tập, ...tại nhà.
Bên cạnh việc tăng cường sức khỏe từ bên trong, việc tập thể thao tại nhà với máy chạy bộ điện, hay xe đạp tập tại nhà,.. cũng ngày càng phổ biến vì chúng giúp tăng cường sự dẻo dai cho cơ thể lại tiết khiệm thời gian hơn so với tập luyện ngoài trời. Thêm vào đó, hãy sử dụng ghế massage để thư giãn tinh thần và giảm áp lực nữa nhé! Hy vọng Elipsport đã cung cấp cho bạn đọc những thông tin hữu ích.