1. Hiện tượng chạy bộ xong bị chóng mặt là gì?
Chóng mặt, choáng váng sau khi chạy bộ là hiện tượng không hiếm gặp. Cảm giác này có thể xuất hiện trong lúc chạy hoặc sau khi kết thúc buổi tập, đặc biệt là với những quãng đường dài. Tình trạng này không chỉ gây khó chịu, ảnh hưởng đến hiệu quả tập luyện mà còn khiến nhiều người e ngại, lo lắng.
Vậy đâu là nguyên nhân và cách khắc phục? Cùng tìm hiểu ở phần sau của bài viết này nhé!
Chóng mặt, choáng váng sau khi chạy bộ là hiện tượng không hiếm gặp
2. Nguyên nhân dẫn đến chóng mặt khi chạy bộ
2.1. Chạy bộ quá sức
Đầu tiên, sức khỏe của bạn có thể có sự thay đổi và khác biệt mỗi ngày. Do đó, không phải ngày nào bạn cũng có thể hoàn thiện một quãng đường tương tự như nhau. Khi cố gắng chạy bộ trong những ngày điều kiện sức khỏe hạn chế sẽ rất dễ khiến bạn cảm thấy chóng mặt sau khi luyện tập.
Chạy quá sức, đặc biệt khi cơ thể chưa quen với cường độ hoặc thời lượng của bài tập, có thể dẫn đến cảm giác kiệt sức và chóng mặt. Cùng với đó là một vài dấu hiệu cơ bản khác như hoa mắt, khó thở, buồn nôn hay nôn.
Chạy quá sức dẫn đến cảm giác kiệt sức và chóng mặt
2.2. Mất nước
Chạy bộ khiến cơ thể tiêu hao nước, muối khoáng qua mồ hôi và nếu không được bổ sung kịp thời, có thể dẫn đến mất nước và mất cân bằng điện giải, gây ra chóng mặt. Theo các huấn luyện viên thể dục, người tập thể thao cần bổ sung khoảng 100-250ml nước sau mỗi 20 phút tập luyện tùy vào mức độ tập nặng hay nhẹ.
Để xác định chính xác cơ thể có đang mất nước hay không, các bạn có thể quan sát qua màu nước tiểu. Nếu nước tiểu vàng sậm chứng tỏ bạn đang thiếu nước trầm trọng. Trong khi đó, nếu nước tiểu có màu vàng nhạt hoặc không màu, điều này cho thấy cơ thể đã được cung cấp đủ nước.
Mất nước khiến cơ thể bị chống mặt khi chạy bộ
2.3. Do cơ thể thiếu oxy
Việc thở đúng cách giữ vai trò vô cùng quan trọng khi luyện tập thể thao nói chung và chạy bộ nói riêng. Khi chạy bộ, do cơ thể bạn cần nhiều oxy hơn bình thường nên từ đây tim đập nhanh, hồi hộp cũng như nhịp thở cũng nhanh hơn.
Do đó, nếu bạn thở không đúng cách, cơ thể sẽ thiếu oxy khiến cảm giác chóng mặt, buồn nôn xuất hiện.
Cơ thế thiếu oxy khi chạy bộ
2.4. Huyết áp thấp
Người bình thường vốn sở hữu huyết áp ở mức 120/80mmHg. Tuy nhiên, khi thực hiện các hoạt động mạnh trong đó có chạy bộ, chỉ số huyết áp có thể giảm xuống dưới 90/60mmHg gây nên hiện tượng hoa mắt, mệt mỏi mất tập trung và buồn nôn.
Bên cạnh đó, huyết áp có thể giảm đột ngột khi bạn chuyển từ tư thế vận động sang trạng thái nghỉ ngơi. Điều này gây ra cảm giác choáng váng, đặc biệt là khi bạn dừng chạy đột ngột.
2.5. Hạ đường huyết
Trong quá trình chạy bộ, cơ thể sử dụng lượng đường trong máu làm năng lượng. Nếu không bổ sung năng lượng kịp thời sau khi tập luyện, lượng đường huyết giảm xuống có thể gây chóng mặt.
Hiện tượng hạ đường huyết sau khi kết thúc buổi chạy có thể đi kèm hiện tượng chóng mặt hay khó tập trung. Điều này có thể là do bạn ăn quá ít, không bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể trước khi luyện tập.
Với bất cứ ai, việc ăn nhẹ trước mỗi buổi tập cũng luôn là điều vô cùng cần thiết. Bạn nên sử dụng những món ăn dễ tiêu như chuối, bánh mì phết bơ… trước khi tập khoảng 60 phút để cơ thể kịp tiêu hóa trước khi luyện tập.
Hạ đường huyết khiến bạn chống mặt sau khi chạy bộ
2.6. Rối loạn nhịp tim
Trong một số trường hợp, chóng mặt sau khi chạy có thể là dấu hiệu của vấn đề tim mạch, như rối loạn nhịp tim hoặc các vấn đề khác liên quan đến sự lưu thông máu không đầy đủ đến não.
Rối loạn nhịp tim là chứng bệnh khiến tim đập nhanh bất thường, hoặc chậm không đều. Với những người có tiền sử bệnh tim, khi chạy quá sức sẽ khiến chóng mặt, thay đổi nhịp tim, khó thở, đồ mồ hôi và thậm chí là ngất xỉu.
Khi tình trạng này diễn ra 1-2 lần, bạn có thể không cần lo lắng quá nhiều. Tuy nhiên, khi nhịp tim rối loạn thường xuyên, nhất là sau tập thể dục, tốt nhất bạn nên thăm khám bác sĩ chuyên khoa để chắc chắn rằng mình không gặp phải bất cứ vấn đề mạn tính nào.
Chóng mặt sau khi chạy có thể là dấu hiệu của vấn đề tim mạch
2.7. Các vấn đề sức khỏe
Hiện tượng chạy bộ xong bị chóng mặt có thể là dấu hiệu của một số vấn đề sức khỏe. Dưới đây là một số nguyên nhân tiềm ẩn liên quan đến sức khỏe ngoài việc tụt huyết áp hoặc vấn đề liên quan đến tim mạch mà bạn cần lưu ý:
- Rối loạn tiền đình: Các vấn đề về tiền đình, bao gồm viêm tai trong hoặc các vấn đề khác ảnh hưởng đến cân bằng, có thể làm cho bạn cảm thấy chóng mặt hoặc lảo đảo, đặc biệt khi có sự thay đổi tư thế đột ngột.
- Dehydration và mất điện giải nghiêm trọng: Dehydration không chỉ là mất nước mà còn bao gồm sự mất cân bằng điện giải, có thể ảnh hưởng đến hoạt động của các cơ và thần kinh, gây ra chóng mặt.
- Thiếu máu: Thiếu máu, do thiếu sắt hoặc các yếu tố khác, có thể dẫn đến thiếu oxy trong máu, gây ra chóng mặt khi tập thể dục.
- Dùng thuốc: Một số loại thuốc, bao gồm thuốc hạ huyết áp, thuốc lợi tiểu, và một số loại thuốc khác có thể có tác dụng phụ làm giảm huyết áp hoặc gây ra các vấn đề khác liên quan đến chóng mặt.
Chạy bộ xong bị chóng mặt có thể là dấu hiệu của một số vấn đề sức khỏe
2. Cách ngăn ngừa hiện tượng chạy bộ xong bị chóng mặt
Như đã nói ở trên, về cơ bản việc chóng mặt sau chạy bộ là hiện tượng bình thường. Các bạn có thể khắc phục bằng cách thực hiện một số giải pháp sau đây:
- Lắng nghe cơ thể: Ngừng tập luyện ngay lập tức nếu bạn cảm thấy chóng mặt, đau ngực, hoặc bất kỳ triệu chứng bất thường nào khác. Đây có thể là dấu hiệu cảnh báo của vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.
- Thở đúng cách: Khi chạy bộ, cơ thể cần nhiều oxy hơn để cung cấp năng lượng cho các hoạt động. Hít thở đúng cách sẽ giúp cơ thể đáp ứng đủ nhu cầu oxy, từ đó ngăn ngừa tình trạng thiếu oxy lên não gây chóng mặt.
- Chế độ dinh dưỡng khoa học: Ăn một bữa ăn nhẹ giàu carbohydrate và protein trước khi chạy để duy trì mức năng lượng và tránh hạ đường huyết. Sau khi chạy, hãy ăn một bữa ăn để phục hồi, tập trung vào protein và carbohydrate để giúp phục hồi cơ bắp và nạp năng lượng.
- Luôn chuẩn bị sẵn nước bên mình: Đảm bảo rằng bạn đã uống đủ nước trước, trong và sau khi chạy. Mất nước là nguyên nhân phổ biến gây chóng mặt. Uống nước định kỳ và không đợi đến khi khát mới uống.
- Tập luyện phù hợp: Hãy tập luyện phù hợp với khả năng của bạn và tránh tăng cường độ quá nhanh. Nếu mới bắt đầu, hãy từ từ tăng thời gian và cường độ chạy để cơ thể có thời gian thích ứng.
- Tránh chạy bộ trong thời tiết nóng: Nhiệt độ cao có thể làm tăng nguy cơ mất nước và mất điện giải. Nếu phải chạy trong thời tiết nóng, hãy đảm bảo uống nhiều nước, mặc quần áo thoáng mát và cố gắng chạy vào những thời điểm mát mẻ hơn trong ngày.
- Kiểm tra sức khỏe định kỳ: Đặc biệt nếu bạn thường xuyên chạy bộ hoặc tập luyện cường độ cao, việc kiểm tra sức khỏe thường xuyên có thể giúp phát hiện các vấn đề sức khỏe có thể gây chóng mặt.
- Khởi động kỹ lưỡng trước khi chạy: Việc khởi động giúp cơ thể được làm nóng, các cơ giãn ra trong khi nhịp tim, nhịp thở cũng tăng lên để cơ thể nhanh chóng thích nghi với trạng thái vận động về sau. Dù với chạy bộ hay với bộ môn nào khác, các bạn cũng đều không được bỏ qua khâu quan trọng này.
- Thư giãn sau khi chạy: Sau khi chạy, các bạn tránh dừng lại đột ngột bởi điều này có thể ảnh hưởng đến nhịp tim đáng kể. Bạn nên giảm dần tốc độ ở cuối đường chạy và chuyển dần sang đi bộ giúp cơ thể nhanh chóng trở lại trạng thái bình thường. Thời gian đi bộ nên kéo dài từ 5-10 phút.
- Thực hiện các động tác giãn cơ sau buổi chạy: Đây là bước giúp cơ thể được thư giãn, giảm đau nhức và mệt mỏi sau buổi tập.
- Nghỉ ngơi hợp lý: Quan điểm cứ tập càng nhiều thì hiệu quả càng cao vốn là điều hoàn toàn sai lầm. Tùy vào sức khoẻ, cơ địa mỗi người mà bạn cần xây dựng lịch trình luyện tập sao cho phù hợp. Hãy dừng lại khi cảm thấy quá mệt và chỉ nên tập chạy bộ từ 3-5 buổi/ tuần thay vì kín tuần.
Cùng nghệ sĩ Chí Trung tập luyện với máy chạy bộ đúng cách
Hy vọng bài viết trên đã mang đến cho bạn thêm kiến thức về nguyên nhân và cách khắc phục khi chạy bộ khiến cho bản thân chóng mặt và suy giảm sức khoẻ. Và đừng quên theo dõi thêm những bài viết khác của Elipsport. Nếu còn điều gì thắc mắc hoặc cần hỗ trợ, hãy liên hệ ngay hotline 1800 6854 để được tư vấn nhé!
Xem thêm:
- Tác hại của chạy bộ là gì? Một số lưu ý cần biết để tốt cho sức khỏe
- Chạy bộ buổi sáng có tốt không? Lợi ích tuyệt vời khi chạy bộ buổi sáng
- Chạy bộ bằng máy có tốt không? Chạy như thế nào cho hiệu quả?
Hãy cùng Elipsport bảo vệ tài sản vô giá của bạn bằng cách luyện tập chạy bộ mỗi ngày với máy chạy bộ. Lựa chọn máy chạy bộ điện Elipsport là sự tốt nhất cho sức khỏe. Để tiết kiệm chi phí bạn có thể chọn xe đạp tập tại nhà với mức giá chỉ từ 1-5 triệu đồng, hoặc mua trả góp 0% tại các cửa hàng Elipsport trên toàn quốc. Ngoài ra, hãy dành thời gian để thư giãn với với ghế mát xa giúp giảm căng thẳng và thư giãn sau khi tập nhé!