Chạy bộ là hình thức thể thao tự rèn luyện vô cùng phổ biến hiện nay, mà hầu như người luyện tập không cần dùng đến sự trợ giúp của bất cứ máy móc thiết bị hiện đại nào. Hãy cùng Elipsport giải đáp thắc mắc chạy bộ có tốt không và tác dụng của chạy bộ thông qua bài viết dưới đây nhé!
1. Chạy bộ là gì?
Chạy bộ là quá trình vận động tự nhiên của cơ thể, mang lại nhiều lợi ích về sức khỏe và thể lực thông qua hoạt động của các bộ phận như tay, chân, mông và cơ bụng. Hoạt động chạy bộ bao gồm nhiều hình thức khác nhau như chạy vừa sức, chạy chậm,... Tuy nhiên, điểm chung của các bài tập này là duy trì một tốc độ ổn định trong suốt quá trình tập luyện.
Chạy bộ là một hoạt động vận động tự nhiên của cơ thể
2. Tác dụng của chạy bộ
2.1. Tốt cho hệ tim mạch
Các nhà khoa học đã nghiên cứu, việc chạy bộ mỗi ngày sẽ mang lại vô số tác động tích cực đến sức khỏe. Đầu tiên, việc chạy bộ mỗi ngày giúp bạn cải thiện được hệ hô hấp, điều tiết nhịp thở giúp hơi thở ổn định hơn cũng như tác động tích cực đến sự hoạt động hàng ngày của lá phổi.
Không những thế, thói quen chạy bộ mỗi ngày còn giúp co giãn các mạch máu trên cơ thể. Nhờ đó, máu lưu thông tốt, tăng độ đàn hồi của mạch máu. Cơ thể sẽ ổn định huyết áp, giảm khả năng đột quỵ, đứt mạch máu não.
2.2. Tốt cho hệ hô hấp
Một nghiên cứu quan sát quy mô lớn được thực hiện bởi Matthews và cộng sự (2002) trên 500 đối tượng thuộc nhóm tuổi rộng (20 - 70 tuổi). Kết quả của nghiên cứu cho thấy hoạt động thể chất thường xuyên ở cường độ trung bình, tức là hoạt động thể chất vừa phải 1 - 2 giờ mỗi ngày, có liên quan đến việc giảm 20 - 30% nguy cơ mắc bệnh nhiễm trùng đường hô hấp trên hàng năm so với những người ít hoạt động thể chất.
Máy chạy bộ ELIP Aurora - Black
2.3. Tốt cho xương khớp
Bên cạnh đó, hoạt động chạy bộ là sự kết hợp chủ yếu của chân và tay, trọng lực của cả cơ thể sẽ được dồn vào chân. Với những ai có thói quen rèn chạy bộ thường xuyên giúp làm giảm nguy cơ loãng xương, giúp các khớp xương hoạt động tốt hơn.
2.4. Đốt cháy nhiều calo
Một trong những tác dụng của chạy bộ nữa đó là giúp đốt cháy calo hiệu quả và cũng rất dễ thực hiện so với các môn thể dục thể thao. Theo sự phân tích của các chuyên gia về dinh dưỡng, khi chạy với tốc độ 8km/h có thể đốt cháy từ 450 calo đến 750 calo sau 1 tiếng. Tốc độ chạy càng nhanh thì lượng calo bị đốt cháy càng cao. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến lượng mỡ thừa sẽ bị đào thải khỏi cơ thể.
2.5. Chạy bộ giúp săn chắc, tăng cơ chân
Luyện tập bằng phương pháp chạy bộ còn giúp cải thiện thân hình, giúp dáng người bạn trở nên cân đối hơn. Đối với phái nữ, chạy bộ cường độ trung bình giúp bạn săn chắc chân, để chân trông khỏe khoắn hơn, thay vì khẳng khiu hoặc lỏng lẻo. Còn đối với phái mạnh, chạy bộ giúp tăng cơ chân, giúp cơ chân khỏe hơn.
2.6. Tốt cho hệ miễn dịch
Để nâng cao khả năng miễn dịch thì chạy bộ là một trong những phương pháp lành mạnh tác động trực tiếp nhất. Theo các nhà nghiên cứu, chạy bộ có thể thúc đẩy lưu thông tế bào miễn dịch quan trọng, do đó làm giảm nguy cơ nhiễm trùng.
2.7. Giúp tinh thần trở nên tích cực
Tinh thần sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu suất làm việc. Chạy bộ giúp tăng nồng độ của các chất dẫn truyền thần kinh. Các nhà khoa học đã chỉ rằng, nếu nồng độ của các chất này càng cao thì tinh thần con người càng trở nên tích cực và giảm căng thẳng. Đồng thời kích thích cơ thể sản sinh ra những tế bào mới.
Chạy bộ giúp tinh thần trở nên tích cực
2.8. Tốt cho giấc ngủ
Các môn thể thao vận động luôn mang đến những tác động tích cực đến giấc ngủ của con người. Chỉ với 15 đến 20 phút chạy bộ mỗi ngày giúp bạn ngủ ngon giấc, điều này đã được rất nhiều người từng bị mất ngủ nhận định. Nhờ đó mà ngày hôm sau, bạn sẽ có được sự tỉnh táo và hứng khởi hơn trong cuộc sống.
2.9. Tăng cường trí nhớ
Các hoạt động tập luyện như chạy bộ, đi bộ nhanh có thể đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện trí nhớ và tăng cường sự tập trung cho cả trẻ em và người trưởng thành. Đối với những người cao tuổi, việc thực hiện chạy bộ cũng đồng nghĩa với việc mang lại nhiều lợi ích về khía cạnh nhận thức và sự tập trung.
Chạy bộ giúp tăng cường trí nhớ
2.10. Kéo dài tuổi thọ
Trong quá trình chạy bộ, người tập có thể nhận được nhiều lợi ích sức khỏe như điều hòa huyết áp, củng cố sức khỏe tim mạch, duy trì cân bằng nội tiết tố, kiểm soát đường huyết, hỗ trợ thần kinh, giảm mỡ và cholesterol một cách hiệu quả. Những lợi ích này không chỉ giúp cơ thể trở nên mạnh mẽ hơn mà còn giúp phòng tránh nhiều bệnh tật, nâng cao chất lượng cuộc sống và kéo dài tuổi thọ.
2.11. Giảm cân, giữ dáng
Chạy bộ là một hình thức tập luyện đơn giản nhưng mang lại hiệu quả cao trong việc đốt cháy calo. Trong một giờ tập luyện, lượng calo tiêu thụ khi chạy bộ có thể cao gấp ba lần so với việc đi bộ.
Ngoài ra, hoạt động này cũng đóng vai trò trong việc tăng cường quá trình trao đổi chất, giúp giảm cân một cách bền vững. Đây không chỉ là một phương pháp hiệu quả để cải thiện vóc dáng mà còn là một cách tốt để rèn luyện sức bền.
Chạy bộ giúp giảm cân, giữ dáng hiệu quả
2.12. Giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư
Một nghiên cứu thực hiện vào năm 2016 đã chỉ ra rằng việc duy trì thói quen chạy bộ đều đặn có thể giúp giảm nguy cơ mắc 26 loại ung thư. Hơn nữa, việc tập luyện này cũng mang lại nhiều lợi ích cho những người đã mắc bệnh ung thư.
Việc duy trì vận động thường xuyên không chỉ giúp giảm tác dụng phụ từ các phương pháp điều trị ung thư mà còn đóng góp tích cực vào sức khỏe cả về thể chất và tinh thần của người bệnh.
2.13. Giảm nguy cơ mắc đái tháo đường
Hoạt động chạy bộ giúp tiêu hao nguồn dự trữ glycogen và glucose, hỗ trợ điều chỉnh lượng đường trong máu về mức bình thường. Điều này có thể ngăn chặn mối liên quan đến bệnh đái tháo đường type 2, xuất phát từ lối sống không lành mạnh và mang lại lợi ích cho những người mắc bệnh đái tháo đường type 1 có nguyên nhân di truyền.
2.14. Giảm nguy cơ tử vong
Theo một nghiên cứu thực hiện vào năm 2018, những người thường xuyên thực hiện hoạt động chạy bộ có tỷ lệ tử vong thấp hơn khoảng 25 - 30% so với những người không thực hiện hoạt động này. Thậm chí, chỉ cần chạy bộ một lần trong tuần cũng mang lại lợi ích lớn hơn so với những người không tham gia hoạt động chạy bộ.
Chạy bộ giúp giảm nguy cơ tử vong
3. Những lưu ý khi chạy bộ
3.1. Luyện tập đúng với khả năng của bản thân
Mỗi người sẽ có sức khỏe cũng như thể lực khác nhau, đặc biệt đối với những ai vừa mới bắt đầu, nếu luyện tập quá mức có thể dẫn tới tình trạng giãn cơ, đau mỏi. Chính vì thế tùy vào thể lực của mỗi người mà lựa chọn cường độ tập luyện khác nhau.
3.2. Luôn nhìn thẳng khi chạy
Trong quá trình chạy bộ, quá mức chú ý vào đôi chân có thể làm mất sự bình tĩnh và kiểm soát cảm xúc của người tập. Vì thế, bạn cần nhìn thẳng về phía trước, tập trung nhìn đường. Điều này không chỉ giúp người tập phát hiện nguy cơ từ xa và giảm nguy cơ té ngã, chấn thương, mà còn duy trì tư thế cổ thẳng, giảm áp lực và mệt mỏi trên vai và gáy, đặc biệt là khi duy trì trong thời gian dài.
Luôn nhìn thẳng khi chạy bộ
3.3. Tay ngang với eo
Khi chạy bộ, để tạo cảm giác thoải mái và tránh mệt mỏi, bạn có thể giữ hai tay di chuyển gần eo hoặc chạm nhẹ, thay vì đặt tay trước ngực. Hành động này giúp duy trì sự ổn định và dễ kiểm soát trong quá trình chạy.
3.4. Thả lỏng cánh tay
Lúc chạy bộ, việc thả lỏng cánh tay là quan trọng để tránh tình trạng mệt mỏi và hao tốn sức lực. Không nên siết chặt hoặc gồng cơ tay, đặc biệt là đối với người mới bắt đầu, để giữ cho cơ thể linh hoạt và thoải mái trong suốt quá trình tập luyện.
Luôn thả lỏng cánh tay khi chạy bộ
3.5. Duy trì tư thế chạy bộ đúng kỹ thuật
Duy trì tư thế chạy bộ đúng kỹ thuật là rất quan trọng để giảm nguy cơ tổn thương cột sống và giữ cho cơ thể linh hoạt. Khi chạy, người tập nên giữ lưng thẳng, không cong vẹo và vai không nên lao về phía trước để tránh đau nhức bả vai và bắp tay.
Trong suốt quá trình chạy, duy trì tư thế ưỡn ngực, đầu nghiêng lên và nhìn thẳng, chân hơi chùng gối. Sự phối hợp nhịp nhàng này sẽ giúp người tập dễ dàng đạt được mục tiêu chạy bộ hàng ngày.
3.6. Không dồn quá nhiều lực khiến vai mỏi
Không nên áp đặt quá nhiều lực lên vai khi chạy bộ để tránh tình trạng căng thẳng không mong muốn. Người tập cần duy trì trạng thái thoải mái nhất cho vai, vì một bộ phận không thoải mái có thể tạo áp lực lên các bộ phận khác và ảnh hưởng đến hiệu quả của hoạt động tập luyện.
3.7. Vung tay nhịp nhàng
Vung tay nhịp nhàng không chỉ quan trọng khi chạy bộ mà còn trong các hoạt động di chuyển hàng ngày. Việc vung tay đúng cách khi chạy bộ giúp người tập cảm thấy thoải mái hơn và nâng cao trải nghiệm trong quá trình tập luyện.
Vung tay nhịp nhàng khi chạy bộ
Trên đây là những chia sẻ về tác dụng của việc chạy bộ và những lợi ích của việc chạy bộ mỗi ngày. Nếu còn điều gì thắc mắc, hãy liên hệ ngay cho Elipsport qua hotline 1800 6854 hoặc truy cập website elipsport.vn để được hỗ trợ tư vấn nhé!
Xem thêm:
- Tập thể dục tại nhà đúng cách như thế nào để tăng miễn dịch?
- Thời gian tập thể dục tốt nhất trong ngày theo từng mục tiêu thể chất
- Tập yoga hàng ngày có tốt không?
Chạy bộ là một trong những bí quyết giúp rèn luyện sức khỏe của nhiều người trong đó có những vận động viên. Tùy vào thể lực của bạn để chọn những bài luyện tập như thế nào cho phù hợp. Nhưng không phải ai cũng có đủ điều kiện để luyện tập chạy bộ ở bên ngoài. Để giải quyết vần đề này chúng tôi có một số giải pháp luyện tập hiệu quả ngay trong chính ngôi nhà của bạn là sử dụng máy chạy bộ, hoặc rèn luyện với xe đạp tâp. Bên cạnh đó nếu cơ thể quá mệt mỏi bạn có thể dùng ghế massge để massage cơ thể 5-15 phút giúp tăng cường lưu thông máu, co giãn gân cốt, ngăn ngừa đột quỵ,...