1000 cửa hàng trên toàn quốc
Hoặc chọn, tỉnh thành phố

Đạp xe nhiều có gây vô sinh không?

Tác giả: Cao Thị Hậu - Ngày cập nhật: 20/02/2023 14:50:21

Nhiều người có suy nghĩ rằng đạp xe gây vô sinh ở cả nam giới lẫn nữ giới. Vậy rốt cuộc điều này có chính xác không? Làm sao để đạp xe an toàn, không bị vô sinh? Hãy cùng Tập đoàn thể thao Elipsport tìm hiểu trong bài viết này nhé.

Thông tin đạp xe gây vô sinh đã được nhiều người truyền tai nhau trong thời gian gần đây. Ý kiến này liệu có chính xác không hay chỉ đơn giản là lời đồn đại thiếu căn cứ khoa học? Qua bài viết này, có thể bạn sẽ hiểu được đạp xe sẽ gây những ảnh hưởng gì,  những hạn chế những tác hại của việc đạp xe đối với vấn đề sinh sản để việc đạp sẽ trở nên hiệu quả lành mạnh.

1. Những nghiên cứu chứng tỏ đạp xe gây vô sinh

1.1. Nghiên cứu đạp xe gây vô sinh - Prof. Irwin Goldstein

đạp xe gây vô sinh

Đạp xe gây vô sinh chỉ là một nhận định

“Nam giới đi xe đạp nhiều chỉ có hai loại, đó là những người liệt dương và những người sẽ bị liệt dương”. Đây là nhận định về đạp xe gây vô sinh của giáo sư Irwin Goldstein được đăng tải bởi The New York Times. Ông là một giáo sư nam khoa ở Đại học Y khoa Boston (Mỹ). Goldstein cho biết thêm ông nhận ra rằng vào giai đoạn thập niên 80, khá nhiều bệnh nhân bị liệt dương đến khám tại phòng khám của mình. Điểm chung là họ đều luyện tập đạp xe thường xuyên.

Năm 1997, kết quả nghiên cứu của giáo sư Goldstein đã được công bố. Trong đó có đoạn sau: "Khi đạp xe, áp lực từ phía bụng dưới và hai bên háng sinh ra khiến cho các mạch máu ở khu vực này bị nghẽn. Điều đó khiến lượng máu dẫn xuống dương vật bị hạn chế. Nếu đi xe đạp cường độ mạnh, dương vật sẽ bị ảnh hưởng đáng kể".

Từ đó ông kết luận đạp xe là nguyên nhân chính của hàng trăm ngàn ca bệnh liệt dương ở Mỹ. Đến nay vẫn chưa có công trình nào kiểm chứng độ tin cậy của kết luận này. Tuy nhiên từ đó mà nỗi sợ đạp xe nhiều gây vô sinh đã được hình thành và phổ biến đến tận bây giờ.

1.2. Các nghiên cứu khác về đạp xe gây vô sinh

Theo ý kiến của các nhà nghiên cứu, nếu như nhiệt độ ở bìu gia tăng hoặc mắc phải các chấn thương do đạp xe thì nam giới có thể bị “hỏng” khả năng làm cha. Một nhóm chuyên gia của Đại học Y khoa Cordoba khuyến cáo nam giới rằng đạp xe nhiều gây vô sinh. Thường xuyên đạp xe hơn 300km mỗi tuần có khả năng bị giảm 4% lượng tinh trùng. Bên cạnh đó chất lượng tinh trùng cũng có xu hướng giảm sút là nguy cơ dẫn đến vô sinh bạn cần chú ý.

đạp xe gây vô sinh

Đạp xe không khoa học dễ gây hại đến cơ quan sinh dục của nam giới

Một nghiên cứu khác đã được thực hiện bởi Đại học Yale (Mỹ) trên 48 phụ nữ. Những người này đạp xe ít nhất 16 km/tuần một cách thường xuyên. Kết luận của nghiên cứu này là sự cọ xát giữa “cô bé” với yên xe khi đạp xe cường độ cao khiến bộ phận này trở nên kém nhạy cảm. Khi đạp pedal, áp lực của yên xe lên môi âm đạo, đáy chậu sẽ làm giảm ham muốn của phụ nữ trong nhiều trường hợp.

Các nhà khoa học thuộc Đại học California (Mỹ) cũng đã thực hiện nghiên cứu về vấn đề này. Họ phát hiện ra rằng có khoảng 4.000 người đi xe đạp bị tổn thương bộ phận sinh dục. Bên cạnh đó số lượng trẻ em gặp phải vấn đề này và phải cấp cứu nhiều gấp 10 lần so với người lớn. Trong đó nam giới chiếm đến 60%. Tuy chưa biết đạp xe nhiều có bị vô sinh hay không nhưng chắc chắn việc này cũng có ảnh hưởng phần nào đến cơ quan sinh dục của cả nam và nữ.

Tuy nhiên trên thực tế thì việc tập luyện xe đạp mang lại nhiều lợi ích thiết thực trong việc giảm cân, cải thiện trao đổi chất, giảm stress, đẩy lùi bệnh tật cũng như bảo vệ môi trường. Vì vậy bạn không nên quá lo lắng mà ngưng tập luyện bộ môn này. Với nam giới chỉ cần lưu ý những điều sau đây để đạp xe an toàn. 

2. Đạp xe gây vô sinh có phải là sự thật không?

đạp xe gây vô sinh

Đạp xe không gây vô sinh

Cho đến nay, tuy rằng có rất nhiều giả thiết được đưa ra để chứng minh vấn đề đạp xe gây vô sinh nhưng vẫn chưa có bất cứ dữ liệu nào đáng tin cậy hoặc chắc chắn để kiểm chứng kết luận này. Để bác bỏ những giả thiết đồn đoán trên, các nhà khoa học đã chỉ ra rằng, chất lượng tinh trùng không có gì khác biệt giữa những người bình thường và các vận động viên đạp xe.

Theo nhiều nghiên cứu mới đây cũng đã chứng minh rằng, áp lực từ yên xe tác động lên cơ thể cũng không gây rối loạn cương dương hay làm liệt dương vật. Thậm chí, họ còn cho rằng hoạt động đạp xe sẽ giúp cải thiện sức khỏe sinh lý.

Giờ đây, nhiều quốc gia đã tổ chức bộ môn thể thao đạp xe địa hình để cố gắng loại bỏ nhiều thông tin sai lệch cho rằng đi xe đạp sẽ gây vô sinh. Việc đạp xe không thể phá hủy chức năng tình dục hay sinh sản của cơ thể con người. Mặc dù đạp xe không gây vô sinh nhưng chúng ta vẫn cần khẳng định một điều, hoạt động đi xe đạp cũng sẽ ít nhiều gây ảnh hưởng đến cơ quan sinh dục của cả nam và nữ.

3. Những 5 cách phòng tránh nguy cơ đạp xe gây vô sinh

3.1. Chọn yên xe chống đạp xe gây vô sinh

Yên xe phù hợp là loại yên bằng phẳng. Thiết kế này cho phép toàn bộ vùng xương chậu tiếp xúc với yên. Bên cạnh đó yên xe cũng cần được hoàn thiện bằng chất liệu mềm dẻo, ví dụ như silicon chẳng hạn. 

Một lưu ý nữa đó là chiều cao yên không nên điều chỉnh yên quá cao. Nên để yên ở mức sao cho khi đạp xe, đầu gối bạn phải hơi cong để giảm áp lực sinh ra từ vùng trên cơ thể. 

3.2. Đạp xe từng quãng ngắn

Mỗi lần đạp xe bạn không nên ở trên yên quá 1 tiếng. Tốt nhất sau mỗi nửa tiếng bạn nên ngồi xuống nghỉ ngơi, uống nước. Ngoài ra để giảm áp lực cho thân dưới khi đạp xe, sau mỗi 10 phút bạn nên đứng thẳng dậy khoảng 10 - 20 giây. Đây là cách hạn chế khả năng đạp xe bị vô sinh.

3.3. Chọn khung xe phù hợp

Thông số của kích cỡ khung xe đạp đóng vai trò rất quan trọng. Hãy chọn một chiếc xe phù hợp với chiều cao và tạng người của bạn. Nếu xe quá cao thì trong trường hợp có va chạm, thanh ngang của chiếc xe sẽ tác động làm bạn bị chấn thương nặng hơn.

đạp xe gây vô sinh

Chọn chiếc xe đạp phù hợp với chiều cao của bạn

3.4. Khắc phục cảm giác tê vùng kín khi đang đạp xe

Nhiều trường hợp bị tê và mất cảm giác vùng kín trong quá trình chạy xe thời gian dài. Nguyên nhân là do các mạch máu và dây thần kinh ở khu vực đó bị chèn ép. Máu lưu thông khó khăn gây ra hiện tượng trên. Cách giải quyết để tránh đạp xe vô sinh là tạm ngưng việc này và nghỉ ngơi một thời gian trước khi tiếp tục.

3.5. Đạp xe tại khu vực có không khí trong lành

Bạn cũng nên lưu ý bảo vệ sức khỏe sinh sản bằng cách chọn môi trường tập luyện phù hợp. Những nơi nhiều khói bụi, nóng bức là môi trường không tốt. Chúng khiến có thể tiết nhiều mồ hôi, tim đập nhanh hơn và hô hấp khó khăn hơn. Đạp xe trong những điều kiện như vậy khiến chất lượng tinh trùng bị giảm. Tốt nhất bạn nên luyện tập ở công viên, bờ hồ hay những nơi thoáng đãng.

3.6. Không mặc quần áo bó sát khi đạp xe

Trong quá trình tập luyện đạp xe hay tham gia chơi bất kỳ bộ môn thể thao nào khác thì người tập cũng nên mặc những bộ trang phục thoáng mát và thoải mái. Quần áo không được bó sát để tránh gây thương tổn cho bộ phận sinh dục. Bạn nên mặc trang phục được làm từ vải thấm hút mồ hôi tốt để giúp cơ thể thoải mái và không gây viêm nhiễm cho âm đạo, dương vật.

3.7. Cân đối thời gian đạp xe và nghỉ ngơi hợp lý

Khi bạn đang đi xe đạp mà cảm thấy cơ thể đuối sức và mệt mỏi thì bạn cần dừng lại và nghỉ ngơi. Tiếp đó, bạn hãy đạp xe theo từng đoạn ngắn rồi nghỉ ngơi 1, 2 phút rồi mới tiếp tục di chuyển.

4. Đạp xe mang đến lợi ích gì cho cơ thể?

đạp xe gây vô sinh

Đạp xe rất có ích cho sức khỏe tim mạch

Gạt hết những suy đoán vô căn cứ về vấn đề đi xe đạp bị vô sinh thì bạn không thể phủ nhận rằng đây là một bộ môn mang đến nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe. Những công dụng tuyệt vời mà đạp xe mang đến bao gồm:

  • Ngăn cản sự xâm nhập của các tế bào ung thư trong cơ thể: Đạp xe là phương pháp giúp cơ thể tăng cường sự miễn dịch, ngăn chặn sự phát triển của các tế bào ung thư. Nhiều cuộc nghiên cứu đã chứng minh rằng, đây là bộ môn giúp làm giảm nguy cơ bị ung thư tiền liệt, ung thư vú, ung thư đại tràng…
  • Phòng ngừa nguy cơ bị mắc bệnh tiểu đường: Đạp xe được đánh giá là bộ môn thể thao giúp kiểm soát lượng đường huyết một cách thần kỳ. Mỗi ngày, bạn hãy dành ra từ 30 đến 60 phút đạp xe để được giảm từ 40 đến 70% nguy cơ bị mắc bệnh tiểu đường.
  • Nâng cấp, cải thiện sức khỏe của hệ tim mạch: Đạp xe sẽ giúp tăng nhịp tim, thúc đẩy máu tuần hoàn ổn định, cung cấp đầy đủ oxy đến khắp các bộ phận trên cơ thể. Đạp xe mỗi ngày sẽ giúp kiểm soát nồng độ cholesterol trong máu, giúp bảo vệ cơ thể khỏi mắc bệnh tim mạch.
  • Duy trì và cải thiện cho xương khớp chắc khỏe, tăng mật độ xương, giúp phòng ngừa chứng bệnh loãng xương, cho xương được khỏe mạnh. Khi đạp xe, các khớp xương ở vùng chân và tay sẽ tiết ra dịch nhầy làm bôi trơn các đầu khớp, giảm cơn đau hiệu quả.
  • Giảm thiểu và phòng ngừa triệu chứng đầy hơi, chướng bụng: Việc đi xe đạp mỗi ngày sẽ giúp cho cơ thể bạn tiêu hóa thức ăn còn tồn đọng trong dạ dày tốt. Đạp xe cũng tương tự như các bài tập aerobic sẽ giúp kích thích các hoạt động của cơ ruột hiệu quả. Nhờ vậy mà cảm giác khó tiêu, đầy hơi sẽ được ngăn chặn và đẩy lùi.
  • Tăng sức bền, cải thiện độ dẻo dai và săn chắc cho cơ thể nhờ việc đạp xe chủ yếu sử dụng cánh tay và cẳng chân để giữ thăng bằng, tạo sự di chuyển.
  • Hỗ trợ đốt cháy mỡ thừa, cho việc giảm cân được an toàn: Nguyên tắc của quá trình giảm mỡ và giảm cân chính là cần đốt cháy lượng calo dư thừa. Nếu bạn muốn có một thân hình săn chắc, thon thả thì bạn cần đạp xe mỗi tuần 3 buổi, mỗi buổi có thời lượng khoảng 45 phút. Khi bắt đầu chuyến đi, bạn nên chọn đạp xe trên những cung đường bằng phẳng, đạp ở cự ly gần, không nên ép buộc bản thân đạp quá xa để còn có sức đạp về.

Bạn cũng đừng quên chọn cho mình một chiếc máy massage chân để giúp dôi chân thư giãn sau khi đạp xe nhé. Chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu đạp xe gây vô sinh hay không? Chưa có kết quả chính thức nào cho thắc mắc này. Tuy nhiên bạn cũng cần chú ý tập luyện đúng cách để tránh những nguy cơ trên.

Thói quen sống lành mạnh là thói quen sống với chế độ ăn dinh dưỡng kết hợp chế độ luyện tập đều đặn, thường xuyên. Để duy trì được thói quen sống lành mạnh này, chế độ ăn không chỉ đảm bảo dinh dưỡng mà cần phải dễ ăn cũng như các bài tập cần phải dễ dàng và không gây khó khăn tránh việc bỏ dỡ giữa chừng. Tập đoàn Elipsport giới thiệu đến các bạn may chay bo, xe đạp tập thể dục, dụng cụ tập gym tại nhà cùng ghế massage,... là những thiết bị hỗ trợ chăm sóc sức khỏe tại nhà chất lượng.

Chạy Bộ Lúc Nào Là Tốt Nhất? Vào Sáng Sớm Hay Vào Ban Đêm? - ảnh 4
Elipsport - Thương hiệu thể thao tại nhà với các dòng sản phẩm như: Máy chạy bộ, xe đạp tập, ghế massage… được khách hàng tin dùng hiện nay. Hệ thống cửa hàng tại 63 tỉnh trên toàn quốc. CEO Elipsport với phương châm: “Sức khoẻ cho người Việt là mục tiêu của cuộc đời tôi.”
Câu hỏi thường gặp
Không. Các nhà khoa học đã chỉ ra rằng, chất lượng tinh trùng không có gì khác biệt giữa những người bình thường và các vận động viên đạp xe. Theo nhiều nghiên cứu mới đây cũng đã chứng minh rằng, áp lực từ yên xe tác động lên cơ thể cũng không gây rối loạn cương dương hay làm liệt dương vật mà nược lại còn giúp cải thiện sức khỏe sinh lý.
Danh mục sản phẩm