Máy tập chạy bộ là thiết bị phổ biến được nhiều người sử dụng để nâng cao sức khỏe. Sử dụng máy chạy bộ điện cần bạn tuân thủ một số nguyên tắc an toàn. Tham khảo những chia sẻ trong bài viết này của Elipsport để sử dụng thiết bị tập luyện đúng cách.
Để đảm bảo sử dụng thiết bị điện, bạn cần nắm rõ những nguyên tắc hoạt động và các tính năng của nó. Việc tìm hiểu về tính năng an toàn khi sử dụng máy chạy bộ điện không bao giờ là thừa. Hiểu rõ về dụng cụ mình sử dụng sẽ giúp bạn tránh khỏi những chấn thương không mong muốn vô tình xảy ra.
1. Máy chạy bộ điện là gì?
Máy chạy bộ điện là một thiết bị tập luyện hiện đại sử dụng động cơ điện để tạo ra băng tải chuyển động. Người sử dụng có thể kích hoạt máy chỉ bằng một nút nguồn đơn giản, dễ dàng khởi động quá trình luyện tập. Đặc điểm nổi bật của máy chạy bộ này là khả năng điều chỉnh tốc độ linh hoạt theo mong muốn của người tập.
Máy chạy bộ không chỉ là một công cụ hỗ trợ cho việc luyện tập đi bộ và chạy bộ tại nhà mà còn mang đến trải nghiệm tập luyện đa dạng. Với khả năng tùy chỉnh tốc độ và độ dốc, người sử dụng có thể mô phỏng những điều kiện thực tế, điều này giúp tối ưu hóa hiệu quả tập luyện. Tốc độ có thể điều chỉnh linh hoạt để phù hợp với trình độ sức khỏe và nhu cầu cụ thể của mỗi người.
Các máy chạy bộ hiện đại thường có khả năng chạy ở tốc độ lên đến 12 km/giờ và đạt được độ nghiêng tối đa là 10% hoặc thậm chí cao hơn. Ngoài ra, tùy thuộc vào mức giá và thương hiệu, máy chạy bộ còn được trang bị nhiều tính năng khác nhau, làm tăng tính linh hoạt và hấp dẫn của quá trình tập luyện. Một số loại máy chạy bộ phổ biến như máy chạy bộ cơ, máy chạy bộ điện, máy chạy bộ trên không,...
Một số sản phẩm máy chạy bộ điện bạn có thể tham khảo như: Máy chạy bộ ELIP VINCI, máy chạy bộ ELIP Q72, máy chạy bộ ELIP ARES PRO,...
2. Những nguyên tắc an toàn khi sử dụng máy chạy bộ điện
2.1. Nắm rõ nguyên tắc hoạt động của máy chạy bộ
Mỗi dòng máy chạy bộ điện đều tích hợp các chức năng tương tự nhau, sự khác biệt thường nằm ở thiết kế và cách bố trí các tính năng. Nhiều người, sau khi trải nghiệm một vài phút tập luyện trên một chiếc máy chạy bộ, có thể có ấn tượng rằng họ đã hiểu rõ về cách máy hoạt động. Tuy nhiên, điều này là một quan điểm sai lầm. Thực tế là, bạn có thể không hiểu đúng về chức năng cụ thể của máy, như tốc độ hoạt động và liệu máy có phù hợp với bạn hay không.
Khi bắt đầu tập luyện với một chiếc máy chạy bộ mới, quan trọng nhất là dành thời gian để làm quen với máy và tạo cảm giác với tốc độ của nó. Việc đi bộ ở tốc độ chậm từ những phút đầu giúp bạn làm quen với máy, sau đó, bạn có thể dần tăng tốc độ. Việc này giúp đảm bảo rằng quá trình tập luyện của bạn diễn ra một cách an toàn và hiệu quả, tránh những rủi ro không mong muốn.
Hơn nữa, việc bắt đầu với tốc độ chậm còn giúp ngăn chặn tình trạng co cơ và chuột rút, mà có thể xảy ra nếu bạn bắt đầu quá nhanh. Bằng cách này, bạn tạo ra một sự chuyển động tự nhiên và dần dần thích ứng với tốc độ và máy chạy bộ, tối ưu hóa quá trình tập luyện của mình.
2.2. Tìm hiểu về dòng máy đang sử dụng
Khám phá và tìm hiểu chi tiết về dòng máy chạy bộ mà bạn đang sử dụng là một bước quan trọng để đảm bảo an toàn. Mỗi máy có thể có những đặc tính riêng biệt, ví dụ như tốc độ tối đa, độ dốc và các tính năng đặc biệt khác. Khi nắm vững những thông tin này sẽ giúp bạn điều chỉnh tập luyện phù hợp với khả năng của máy và tránh các nguy cơ xảy ra.
Hơn nữa, tìm hiểu về các chế độ và chương trình tập luyện có sẵn trên máy để có thể tận dụng tối đa công năng của nó mà không gặp phải rủi ro không mong muốn. Việc này giúp tăng sự hiểu biết và chủ động trong quá trình sử dụng máy chạy bộ, từ đó nâng cao mức độ an toàn trong luyện tập.
2.3. Dùng khóa an toàn – Emergency Stop
Một trong những nguyên tắc quan trọng nhất để đảm bảo an toàn khi sử dụng máy chạy bộ là sử dụng khóa an toàn (thường có màu đỏ) nối với dây kẹp để người tập có thể kẹp vào quần áo khi sử dụng. Đây là bộ phận đảm bảo sự an toàn cho người dùng, đề phòng trường hợp sự cố bất ngờ có thể xảy ra.
Khóa an toàn có thể dừng máy ngay lập tức khi có vấn đề không mong muốn, giúp người tập ngừng lại một cách an toàn. Trước khi bắt đầu tập luyện, người sử dụng cần biết vị trí của khóa an toán và học cách sử dụng nó để tránh tai nạn không mong muốn.
Bạn có thể cài máy vào quần áo hoặc gắn dây phía trước đầu máy, ở vị trí dễ cầm đến. Nếu bạn không may ngã xuống thì vẫn có thể túm được và rút khóa an toàn ra.
Khóa an toàn trên máy chạy bộ
2.4. Tập trung khi chạy
Điều bạn cần quan tâm khi chạy bộ trên máy là sự tập trung. Bạn không nên vừa chạy vừa suy nghĩ một vấn đề khác để tránh sự phân tâm và không tập trung vào bước chạy, tránh sử dụng điện thoại di động hoặc bất kỳ phương tiện giải trí nào khác khi đang chạy. Điều này sẽ khiến cơ thể bạn không giữ được sự ổn định, mất cân bằng và bạn có khả năng không chạy theo đúng tốc độ của băng chuyền. Việc bị trượt ngã hay nguy hiểm là điều hoàn toàn có thể xảy ra.
Bên cạnh đó, bạn cũng cần giữ vững tâm lý thoải mái, thả lỏng cơ thể và không nên căng thẳng. Nếu quá căng, bạn có thể chạy sai nhịp độ, cơ bắp không được thả lỏng dẫn đến đau nhức, uể oải.
Tập trung khi chạy
2.5. Không nên nắm tay vịn khi chạy
Nhiều người có thói quen nắm tay vịn khi tập luyện trên máy chạy bộ điện. Đây là thói quen được hình thành từ khi bắt đầu tập với thiết bị, người chạy lo lắng, không tập trung, không giữ được cân bằng nên họ chọn giải pháp nắm lấy tay vịn. Điều này chẳng những không thể giúp bạn giải quyết vấn đề mà còn làm bạn ngã ngửa về sau, đặc biệt là khi điều chỉnh tốc độ.
Khi nắm lấy tay vịn, cơ thể bạn sẽ phải chịu nhiều áp lực lớn hơn, cơ bắp rơi vào tình trạng căng thẳng. Điều này sẽ khiến đầu gối, cơ lưng, vai và cổ tay, bắp chân cũng bị đau nhức sau buổi tập. Thay vào đó, giữ tay ở tư thế tự nhiên và thoải mái để giảm bớt stress trên các khu vực cơ bắp.
Bạn hãy nhớ rằng, tay vịn chỉ dùng để đo nhịp tim nhờ cảm biến tay cầm. Nếu bạn sợ ngã thì giải pháp đúng đắn là để cơ thể làm quen với tốc độ chậm.
Không nên nắm tay vịn khi chạy
Xem thêm: Hướng dẫn sử dụng máy chạy bộ cho người mới bắt đầu
2.6. Bình tĩnh nếu gặp sự cố bất ngờ
Nếu bất ngờ gặp sự cố hoặc vấn đề kỹ thuật khi sử dụng máy chạy bộ, đừng vì quá hoảng loạn mà nhảy vội ra khỏi máy nếu không muốn bị chấn thương. Bạn hãy giữ bình tĩnh và ngừng lại một cách an toàn, bằng cách ấn nút dừng khẩn cấp hoặc giật khóa an toàn ra, máy sẽ dừng lại ngay lập tức và bạn có thể giải quyết sự cố.
Quan trọng là bạn không cố gắng tự sửa chữa máy khi đang hoạt động. Thay vào đó, tìm hiểu nguyên nhân của vấn đề và liên hệ với đội ngũ bảo trì hoặc nhà sản xuất để được hỗ trợ. Đây cũng là lý do vì sao chúng tôi khuyến cáo bạn cần biết cách sử dụng máy chạy bộ điện trước khi dùng nó.
2.7. Đảm bảo kỹ thuật chạy
Tư thế chạy đúng cách và khoa học nhất là tư thế có khả năng kích thích cơ thể vận động toàn bộ các bộ phận. Việc kết hợp tất cả các bộ phận từ đầu đến chân trong quá trình chạy sẽ giúp cơ thể bạn hoạt động tối đa, đốt cháy lượng calo nhiều nhất có thể.
Chạy đúng kỹ thuật giúp bạn tập luyện an toàn
Để đảm bảo kỹ thuật này, bạn cần để ý những vấn đề sau:
- Hướng đầu về phía trước, tập trung, mắt nhìn thẳng trong khi chạy bộ. Bạn tuyệt đối không nên cúi quá thấp hãy ngẩng quá cao khi tập luyện. Việc giữ cổ và cột sống thẳng sẽ giúp quá trình hô hấp thoải mái hơn.
- Cánh tay và vai cần di chuyển đồng thời, khi cánh tay hướng về trước thì vai trái cũng hướng lên một chút và ngược lại. Khi đi bộ thư giãn, vai và cánh tay cần được thả lòng. Khuỷu tay và cánh tay cần tạo với nhau một góc 90 độ, khi chạy luôn nắm bàn tay lại.
- Giữ thẳng cột sống trong quá trình chạy. Khi tăng tốc, bạn hãy siết cơ lưng, giữ cơ thể hơi chếch về phía trước. Luôn giữ cân bằng, di chuyển cột sống theo bước chân của bạn.
- Khi chạy về trước, cần đảm bảo cột sống, đầu, mông, chân tạo thành một đường thẳng nhằm tránh áp lực tác động lên khớp gối.
- Ống chân và đầu gối cần chú ý, giữ cẳng chân vuông góc với mặt đất khi chạy để tiết kiệm năng lượng.
- Tiếp đất bằng phần giữa bàn chân, tránh tiếp xúc chỉ bằng gót chân hoặc các ngón chân để tránh gây chấn thương. Bạn cần luôn dùng giày chuyên dụng, không đi chân trần trên máy tập chạy bộ.
Cần đảm bảo đúng kỹ thuật chạy
3. Một số lưu ý khác khi sử dụng máy chạy bộ điện
- Đặt máy chạy bộ trên bề mặt phẳng và ổn định: Nhằm tránh tình trạng rung lắc không mong muốn trong quá trình sử dụng.
- Vệ sinh và bảo dưỡng máy chạy bộ định kỳ: Làm sạch bụi, mồ hôi tích tụ trên băng tải và các bộ phận khác để giữ cho máy hoạt động mượt mà và giảm nguy cơ hỏng hóc.
- Điều chỉnh dây đai băng tải đúng cách: Bảo đảm rằng dây đai băng tải được điều chỉnh chặt nhưng không quá chật, để tránh gây hỏng hóc cho máy và đồng thời đảm bảo an toàn khi sử dụng.
- Mặc đúng trang phục và giày tập thể thao: Chọn trang phục và giày thể thao phù hợp giúp giảm áp lực và nguy cơ chấn thương trong quá trình tập luyện.
- Sử dụng dụng cụ an toàn như thảm chống trượt: Đặt thảm chống trượt dưới máy chạy bộ để giảm nguy cơ trượt và tăng độ bám.
- Bảo đảm sức khỏe: Trước khi bắt đầu bất kỳ chương trình tập luyện nào mới, nên thảo luận với bác sĩ để đảm bảo rằng bạn đủ sức khỏe để sử dụng máy chạy bộ.
- Dừng lại nếu có bất kỳ vấn đề nào: Nếu bạn cảm thấy bất kỳ vấn đề nào khó chịu hoặc có dấu hiệu sự cố với máy chạy bộ, hãy dừng lại ngay lập tức và kiểm tra vấn đề trước khi tiếp tục tập luyện.
- Tuân thủ quy tắc an toàn cụ thể của nhà sản xuất: Đọc và tuân thủ tất cả các hướng dẫn và quy tắc an toàn được cung cấp bởi nhà sản xuất máy chạy bộ để đảm bảo việc sử dụng đúng cách và an toàn.
Sử dụng đúng cách giúp nâng cao sức khỏe
Xem thêm:
Chạy bộ trên máy tại nhà mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe cùng sự tiện lợi tối ưu. Tuy nhiên, nếu chưa nắm rõ các nguyên tắc khi dùng máy chạy bộ điện thì việc tập luyện chưa chắc đã đủ an toàn. Mong rằng những chia sẻ trên đã giúp bạn có thêm thông tin khi sử dụng thiết bị. Đừng ngần ngại liên hệ hotline 1800 6854 để được đội ngũ nhân viên hỗ trợ tận tình nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào nhé!