Tư thế sai trong sinh hoạt hằng ngày hay những vận động đột ngột có thể tạo áp lực lớn lên vùng lưng, dẫn đến tình trạng giãn dây chằng lưng. Mức độ giãn dây chằng sẽ quyết định mức độ của cơn đau, gây khó khăn cho người bệnh trong việc di chuyển. Bài viết sau đây sẽ hướng dẫn bạn mẹo chữa giãn dây chằng lưng chi tiết.
1. Giãn dây chằng lưng là gì? Các cấp độ giãn dây chằng lưng
Dây chằng lưng là các cơ bao quanh khớp xương tại đốt sống lưng, đảm nhiệm vai trò cố định và bảo vệ đầu khớp. Giãn dây chằng lưng là hiện tượng dây chằng lưng bị kéo giãn bất thường, tổn thương do vận động quá sức hoặc sai tư thế. Có 2 cấp độ giãn dây chằng lưng:
- Tình trạng nhẹ: Ở mức độ nhẹ, người bệnh thường cảm nhận được cơn đau nhẹ và sự hạn chế trong việc vận động, nhưng không gây ra nhiều ảnh hưởng lớn. Thông thường, chỉ sau một vài ngày nghỉ ngơi, dây chằng sẽ bắt đầu phục hồi tự nhiên và cảm giác đau cũng như khó chịu trong vận động sẽ dần biến mất.
- Tình trạng nặng: Tình trạng này gây ra tổn thương đáng kể, khiến cho việc di chuyển trở nên cực kỳ khó khăn do cơn đau mạnh. Điều này yêu cầu sự can thiệp y tế ngay lập tức để ngăn chặn nguy cơ dây chằng bị đứt hoặc tình trạng tổn thương trở nên tồi tệ hơn
Giãn dây chằng lưng là gì? Các cấp độ giãn dây chằng lưng
2. Nguyên nhân giãn dây chằng lưng
- Làm việc sai tư thế, vận động mạnh: Đây là nguyên nhân phổ biến nhất. Ngồi khom lưng, cúi đầu nhìn điện thoại hoặc mang vác vật nặng không đúng cách đều có thể gây áp lực lên cột sống và dây chằng lưng.
- Chấn thương vùng lưng: Các dây chằng ở khu vực lưng có thể bị kéo giãn do bị ảnh hưởng do va chạm mạnh, té ngã, hoặc các tai nạn không mong muốn. Trong những tình huống nghiêm trọng hơn, có thể xảy ra tình trạng dây chằng bị đứt, yêu cầu phải thực hiện phẫu thuật để kết nối lại dây chằng, giúp khôi phục chức năng vận động cho lưng.
- Tuổi tác: Tương tự như nhiều bộ phận khác trong cơ thể, dây chằng cũng dần bị suy giảm chất lượng theo thời gian do quá trình lão hóa. Vì lý do này, nguy cơ mắc phải các vấn đề liên quan đến việc giãn dây chằng tăng lên đáng kể ở những người lớn tuổi.
- Mang thai: Phụ nữ trong giai đoạn mang thai thường đối mặt với khả năng cao hơn bình thường về việc dây chằng lưng bị kéo giãn, do phần lưng phải gánh vác áp lực nặng nề từ việc mang thai nhi.
3. Triệu chứng giãn dây chằng lưng
Các triệu chứng của tình trạng giãn dây chằng lưng thường tương đồng với triệu chứng của những vấn đề xương khớp khác ở khu vực lưng. Điển hình là:
Cảm giác đau ở lưng
Người mắc phải sẽ trải qua cảm giác đau ở khu vực lưng, với mức độ đau có thể dao động từ nhẹ đến rất mạnh, tùy thuộc vào độ giãn của dây chằng. Đau có thể nhức nhối hoặc cực kỳ đau đớn.
Trong điều kiện thời tiết lạnh giá hoặc ẩm ướt, cảm giác đau có thể trở nên trầm trọng hơn. Thậm chí, cơn đau đôi khi có thể lan rộng ra khắp cơ thể, gây ra cảm giác không thoải mái, mệt mỏi cho người bệnh.
Giới hạn trong vận động
Khả năng vận động của người bệnh cũng giảm sút, đặc biệt khi thực hiện các động tác như cúi xuống hoặc xoay người. Sự hạn chế vận động này thường rõ ràng nhất vào buổi sáng, có thể cần phải massage hoặc làm nóng cơ bắp để có thể di chuyển dễ dàng hơn.
Giới hạn trong vận động trong cuộc sống
4. Cách chữa giãn dây chằng lưng
Người bị giãn dây chằng lưng mức độ nhẹ nên sắp xếp thời gian nghỉ ngơi, thư giãn hợp lý, tập thể dục và hạn chế vận động mạnh. Trường hợp bệnh nặng thì nên kết hợp với các cách chữa giãn dây chằng lưng thời gian dài để dây chằng được hồi phục.
4.1. Nghỉ ngơi hợp lý
Người bị giãn dây chằng cần có thời gian nghỉ ngơi để các dây chằng bớt bị tổn thương, giảm cơn đau. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là bạn nằm yên một chỗ hay ngồi nhiều. Bạn có thể đi lại bình thường và hạn chế hoạt động gắng sức hoặc mang vác nặng để giảm áp lực lên lưng, từ đó hỗ trợ quá trình hồi phục.
4.2. Chườm lạnh
Chườm lạnh 30 phút tại vùng lưng đau giúp các mạch co lại, giảm sưng đau. Lưu ý trường hợp đau do giãn dây chằng thì không nên chườm nóng. Chườm nóng sẽ khiến cơ và dây chằng căng thêm, khó co trở lại vị trí cũ. Vì thế, chườm lại kết hợp với massage nhẹ thì hiệu quả nhanh hơn.
Chườm lạnh cho lưng
4.3. Uống thuốc
Tuỳ vào mức độ nặng nhẹ tổn thương đau nhức mà cần sử dụng thuốc phù hợp theo bác sĩ chuyên khoa. Nếu bệnh của bạn trong giai đoạn nặng, hãy đến thăm khám bác sĩ để được kê thuốc giảm đau. Bạn có thể dùng đông y hoặc tây y để trị liệu. Dùng thuốc luôn phải chịu rủi ro với việc tác dụng phụ nên hãy sử dụng khi thật cần thiết. Thay thế thuốc bằng những cách giảm đau phù hợp hơn.
4.4. Massage
Massage là cách chữa giãn dây chằng lưng, giảm đau hữu hiệu. Theo y học cổ truyền, massage điều hòa khí huyết, quá trình lưu thông máu được tăng cường, giảm tắc nghẽn. Do đó, bạn nên massage lưng 30 phút/lần, hoặc bạn có thể trang bị ghế massage để vừa có thể thư giãn vừa đạt hiệu quả giảm đau tốt.
Massage cho lưng
4.5. Tập Yoga
Yoga giúp người tập thư giãn dây chằng và xương khớp, cơ bắp cải thiện, cơ thể linh hoạt, dẻo dai. Chính vì thế rất có lợi cho bệnh giãn dây chằng lưng.
4.6. Vật lý trị liệu
Liệu pháp vật lý là một cách tiếp cận hiệu quả trong điều trị các vấn đề liên quan đến cơ và khớp, bao gồm cả tình trạng suy giãn dây chằng ở lưng. Các biện pháp thường gặp bao gồm:
- Liệu pháp nhiệt: Tăng cường lưu thông máu và giảm bớt cảm giác đau cho người mắc bệnh.
- Liệu pháp sóng ngắn: Hỗ trợ kháng viêm, cải thiện tuần hoàn máu tại vùng điều trị và giảm đau.
- Liệu pháp siêu âm: Giảm đau nhờ tác động trực tiếp lên hệ thần kinh cảm giác và cải thiện tuần hoàn máu.
- Liệu pháp điện xung: Giảm đau, giảm viêm và sưng, kích thích tuần hoàn máu thông qua tác động trực tiếp lên mạch máu.
Liệu pháp nhiệt vô cùng hiệu quả
4.7. Điều trị ngoại khoa
Khi liệu pháp dùng thuốc kéo dài không mang lại kết quả khả quan cho các trường hợp đau lưng, việc can thiệp phẫu thuật sẽ được bác sĩ cân nhắc, đặc biệt trong các tình huống đau lưng cấp tính làm ảnh hưởng đến khả năng di chuyển của bệnh nhân.
Bên cạnh đó, một số phương pháp hỗ trợ khác cũng được áp dụng tùy vào từng trường hợp cụ thể như việc sử dụng đai hỗ trợ vùng thắt lưng, phương pháp kéo giãn cột sống, liệu pháp điện xung, châm cứu, và áp dụng ánh sáng hồng ngoại,…
4.8. Dinh dưỡng
Để hỗ trợ giảm đau, việc bổ sung các nguồn thực phẩm giàu omega 3 là quan trọng, ví dụ như cá hồi, cá trích, avocado, và các loại hạt khác nhau. Ăn nhiều loại rau và hoa quả cũng giúp cung cấp đầy đủ các vitamin và khoáng chất cần thiết, từ đó nâng cao hệ miễn dịch.
Các sản phẩm từ sữa, với hàm lượng canxi cao, cũng được khuyến khích sử dụng trong chế độ ăn uống để hỗ trợ sức khỏe xương và khớp, nhất là cho những người đang gặp vấn đề về dây chằng lưng, nhưng cần phải tiêu thụ một cách cân đối.
Cung cấp nhiều chất dinh dưỡng
5. Cách sơ cứu người bị giãn dây chằng lưng
Khi ai đó bị giãn dây chằng lưng, việc sơ cứu kịp thời có thể giảm thiểu đau đớn và hạn chế các tổn thương tiếp theo. Dưới đây là các bước bạn có thể thực hiện:
- Nghỉ ngơi: Yêu cầu người bị thương nằm nghỉ tại một vị trí thoải mái. Tránh vận động hoặc gây áp lực lên vùng lưng bị tổn thương.
- Chườm lạnh: Áp dụng chườm lạnh lên vùng bị giãn dây chằng để giảm sưng và giảm đau. Sử dụng túi chườm lạnh hoặc đá bọc trong một chiếc khăn mỏng và chườm lên vùng đau trong 20 phút mỗi lần, nhiều lần trong ngày.
- Nâng cao người: Khi có thể, nâng cao vùng lưng bị tổn thương lên cao hơn mức trái tim để giảm sưng.
- Hạn chế vận động: Khuyến khích người bị thương tránh vận động mạnh hoặc nâng vật nặng. Di chuyển nhẹ nhàng và từ từ để không làm tổn thương thêm.
- Sử dụng hỗ trợ: Có thể cần dùng đến băng cố định hoặc corset lưng để hỗ trợ vùng lưng và giảm áp lực lên dây chằng.
6. Một số lưu ý với bệnh nhân bị giãn dây chằng thắt lưng
Giãn dây chằng thắt lưng thường rất dễ tái phát nếu không có một phác đồ chữa trị triệt để và dứt điểm. Do đó, khi bị giãn dây chằng bệnh nhân nên đến cơ sở y tế có chuyên khoa để tiến hành các xét nghiệm, thăm dò chuyên sâu. Việc rà soát bệnh nhân nhằm tìm ra giải pháp chấm dứt tình trạng đau giãn hoặc đứt dây chằng thắt lưng.
Nếu đang gặp phải vấn đề đau nhứt, giãn dây chằng lưng để phục hồi giãn dây chằng thắt lưng bị tổn thương bệnh nhân cần lưu ý những điều sau đây:
- Hạn chế vận động quá mạnh hoặc lao động nặng quá sức;
- Điều chỉnh tư thế ngồi, thói quen làm việc đúng tư thế;
- Chơi thể thao lành mạnh nhẹ nhàng, như bơi lội;
- Nên yoga đúng cách và phù hợp với sức khỏe;
Ngoài ra, nên chú ý trong những hoạt động mỗi ngày như: Quay người đột ngột, vặn xoắn mình, nâng nhấc hoặc mang vác nặng,...
Ngồi đúng tư thế
7. Cách chữa tự nhiên giãn dây chằng lưng tại nhà
Có nhiều cách phòng cũng như điều trị giảm đau do giãn dây chằng lưng. Sau đây là mẹo chữa trị tự nhiên lành tính có thể áp dụng chữa trị tại nhà. Đa phần tận dụng các mẹo dưới đây ít phát sinh các vấn đề rủi ro, tác dụng phụ.
7.1. Dùng ngải cứu chữa giãn dây chằng lưng
Ngải cứu hay còn gọi là ngải diệp như một thảo dược có chứa nhiều hoạt chất có dược tính tốt. Điển hình là các tinh chất: Tetradecatrilin, matricaria este, cholin, flavonoid,… Các tinh chất trong ngải cứu này có thể hỗ trợ cải thiện tình trạng đau nhức do giãn dây chằng lưng.
Đồng thời giúp thúc đẩy lưu thông máu để hỗ trợ chữa lành tổn thương. Sử dụng ngải cứu chườm đắp để làm giảm cơn đau do giãn dây chằng lưng hiệu quả.
- Trước tiên nên chuẩn bị 1 nắm ngải cứu tươi đem rửa sạch rồi để ráo.
- Cho ngải cứu vào cối giã nát. Sau đó cho thêm vào 1 ít giấm trộn đều.
- Dùng hỗn hợp này để chườm đắp lên vùng lưng bị đau nhức khoảng 15 – 20 phút.
- Với cách này nên áp dụng đều đặn 2 – 3 lần/ ngày.
Dùng ngải cứu chữa giãn dây chằng lưng
7.2. Chườm đắp lá lốt có công dụng giảm đau tốt
Lá lốt cũng là một loại thảo dược dân gian có thể đắp chữa giãn dây chằng lưng. Loại hảo dược này có vị cay nồng và tính ấm với tác dụng tiêu viêm và tán phong hàn, trị thống rất tốt. Trong lá lốt chứa nhiều hoạt chất piperonyl, piperine và tinh dầu lá lốt cũng có tác dụng làm giảm đau rất hiệu quả.
- Đầu tiên nên chuẩn bị 1 nắm lá lốt tươi và 1 ít muối hạt.
- Lá lốt đem rửa sạch rồi cho vào chảo sao nóng cùng với muối.
- Cho hỗn hợp thuốc vào túi vải, rồi chườm đắp lên vùng bị đau nhức.
- Chỉ nên dùng lá lốt chườm đắp khoảng 15 – 20 phút.
Chườm đắp lá lốt có công dụng giảm đau tốt
7.3. Chữa giãn dây chằng lưng hiệu quả bằng xương rồng
Cách trị chườm đắp bằng xương rồng là mẹo đơn giản. Cách này giúp làm giảm nhẹ cơn đau do giãn dây chằng lưng. Vì trong xương rồng chứa hoạt chất heterosid flavonic. Chất này có trong chất nhầy của xương rồng. Phương pháp chữa tự nhiên bằng được ghi nhận là phát huy tác dụng giảm đau và kháng viêm cực tốt.
- Chuẩn bị 1 vài nhánh xương rồng sau đó cắt bỏ gai.
- Rửa sạch xương rồng rồi cho vào cối giã nát.
- Cho lên chảo sao xương rồng cho nóng cùng với 1 ít muối biển.
- Bỏ hỗn hợp thuốc vào túi vải rồi chườm đắp lên vùng lưng bị đau.
- Nên chườm xương rồng trong khoảng 15 – 20 phút, thực hiện 2 – 3 lần/ ngày.
Chữa giãn dây chằng lưng hiệu quả bằng xương rồng
Bài viết trên elipsport đã cung cấp đầy đủ thông tin về các mẹo chữa giãn dây chằng lưng hiệu quả, hy vọng tình trạng của bạn được cải thiện đáng kể. Nếu có thắc mắc nào khác hãy liên hệ ngay hotline 1800 6854 hoặc website elipsport.vn để được hỗ trợ cụ thể.
Xem thêm:
- Top 13 bài tập yoga chữa giãn dây chằng lưng hiệu quả nhanh
- Chữa đau lưng hiệu quả không cần thuốc bằng 10 cách đơn giản tại nhà
- 10 Bài tập yoga chữa đau lưng hiệu quả với các tư thế
Đau mỏi lưng có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống. Vì thế các sản phẩm chăm sóc sức khỏe xương khớp được người tiêu dùng đặc biệt yêu thích:
- Máy chạy bộ điện: https://elipsport.vn/may-chay-bo-dien/
- Xe đạp tập thể dục tại nhà: https://elipsport.vn/xe-dap-tap-the-duc/
- Ghế massage toàn thân: https://elipsport.vn/ghe-massage/
Để ngăn ngừa tình trạng đau mỏi lưng chúng ta cần lưu ý đến tư thế khi làm việc và nâng đồ. Theo dõi các bài viết liên quan tại website https://elipsport.vn/.