Khoai lang nướng là món ăn vặt được ưa chuộng bởi hương vị thơm ngon cùng hàm lượng dinh dưỡng dồi dào cung cấp cho cơ thể. Vậy khoai lang nướng bao nhiêu calo? Ăn khoai lang nướng mang đến những lợi ích gì cho sức khỏe? Trong bài viết sau đây, Elipsport sẽ giúp bạn tìm được câu trả lời chính xác và đầy đủ nhất về vấn đề này nhé!
1. Khoai lang nướng bao nhiêu calo?
Khoai lang có sắc màu đa dạng từ vàng nhạt, cam, trắng đến tím đậm, không chỉ là một nguồn thực phẩm giàu chất xơ, vitamin và khoáng chất mà còn là một sự lựa chọn tuyệt vời cho những ai đang cần xây dựng một chế độ ăn lành mạnh.
Trong các cách chế biến, món khoai lang nướng nổi bật với hương vị thơm ngon, ngọt tự nhiên cùng độ giòn đặc trưng. Khoai lang nướng không chỉ giữ lại hầu hết giá trị dinh dưỡng tự nhiên của khoai lang mà còn là một món ăn tiện lợi, dễ dàng chuẩn bị và thưởng thức mọi lúc, mọi nơi.
Với lớp vỏ giòn và phần ruột mềm mịn, khoai lang nướng trở thành một món ăn khoái khẩu, mang lại cảm giác no lâu mà vẫn đảm bảo sự cân đối trong khẩu phần ăn hàng ngày.
Các nghiên cứu chỉ ra rằng, trong 150 gram khoai lang nướng chứa khoảng 142 calo, một lượng calo khá thấp so với nhiều loại thực phẩm khác. Điều này làm cho khoai lang nướng trở thành một lựa chọn tuyệt vời cho những ai trong quá trình giảm cân mà vẫn muốn thưởng thức món ăn ngon miệng, kích thích vị giác này.
150 gram khoai lang nướng chứa khoảng 142 calo
2. Hàm lượng dinh dưỡng trong khoai lang nướng
Khoai lang là loại củ sở hữu hàm lượng dinh dưỡng dồi dào, cung cấp đa dạng các nhóm chất cho cơ thể. Trong 150 gram khoai lang nướng chứa:
- Lượng calo: 142
- Chất béo: 0,2g
- Natri: 273mg
- Carbohydrate: 32,7g
- Chất xơ: 5,3g
- Đường: 9,3g
- Chất đạm: 3,2g
- Vitamin A: 1370mcg
- Vitamin C: 28,8 mg
- Vitamin B6: 0,5 mg
- Kali: 717mg
Khoai lang là loại củ sở hữu hàm lượng dinh dưỡng dồi dào
3. Lợi ích của khoai lang đối với sức khỏe
Hấp thụ chất chống oxy hóa tốt hơn
Khoai lang, nhất là loại có ruột màu cam, là nguồn cung cấp beta carotene dồi dào, một chất tiền vitamin A quan trọng. Beta-carotene nổi bật với vai trò là chất chống oxy hóa mạnh mẽ, có khả năng phòng ngừa và loại bỏ gốc tự do trong cơ thể, góp phần bảo vệ và nâng cao sức khỏe tổng thể.
Khoai lang nướng là một nguồn cung cấp beta carotene dồi dào
Tăng cường hệ miễn dịch
Với hàm lượng vitamin C và vitamin A cao, khoai lang được các nghiên cứu khoa học đánh giá cao về khả năng tăng cường hệ thống miễn dịch.
Nhờ vào các dưỡng chất thiết yếu này, khoai lang không chỉ là một lựa chọn thực phẩm giàu dinh dưỡng tốt cho sức khỏe tổng thể mà còn là một phần quan trọng trong việc hỗ trợ và tăng cường hệ thống miễn dịch, giúp cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh hiệu quả.
Cải thiện hệ tiêu hóa
Khoai lang sở hữu hàm lượng chất xơ cao, có tác dụng tốt trong việc cải thiện sức khỏe hệ tiêu hóa. Hàm lượng chất xơ trong khoai lang không chỉ gồm chất xơ hòa tan mà còn có cả chất xơ không hòa tan, cả hai đều có lợi ích riêng trong việc hỗ trợ hệ tiêu hóa.
Khoai lang sở hữu hàm lượng chất xơ cao
Kiểm soát huyết áp
Khoai lang chứa hàm lượng kali cao, đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát chỉ số huyết áp. Kali là một khoáng chất thiết yếu giúp điều chỉnh mức huyết áp trong cơ thể. Một chế độ ăn giàu kali, như bổ sung khoai lang vào bữa ăn hàng ngày, có thể hỗ trợ tích cực trong việc cân bằng huyết áp, đặc biệt là ở những người có mức kali thấp.
Ngăn ngừa bệnh tim
Hợp chất anthocyanin trong khoai lang có khả năng giảm nguy cơ mắc bệnh tim. Đồng thời, đối với sức khỏe tim mạch, khoai lang cung cấp khoảng 12% nhu cầu kali hằng ngày.
Kali là một khoáng chất quan trọng giúp cân bằng lượng muối trong cơ thể, đóng vai trò then chốt trong việc duy trì sức khỏe hệ tim mạch. Bằng cách tăng cường việc đào thải muối qua nước tiểu và giảm áp lực trên mạch máu, kali giúp giảm huyết áp, từ đó giảm nguy cơ đột quỵ và các vấn đề tim mạch khác.
Ăn khoai lang còn giúp ngăn ngừa bệnh tim
Hạn chế nguy cơ ung thư
Ngoài ra anthocyanin – một nhóm chất chống oxy hóa mạnh mẽ trong khoai lang có tác dụng hỗ trợ ngăn ngừa ung thư. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng anthocyanin trong khoai lang tím có thể trì hoãn sự phát triển của các tế bào ung thư ở bàng quang, ruột kết, dạ dày và vú. Một nghiên cứu khác trên động vật đã phát hiện rằng chuột được cho ăn khoai lang tím có tỷ lệ mắc ung thư ruột kết giai đoạn đầu giảm đáng kể.
Cải thiện sức khỏe não bộ
Với sự đa dạng các chất chống oxy hóa như carotenoids và anthocyanin, khoai lang nướng giúp cải thiện và duy trì sức khỏe não bộ. Các chất chống oxy hóa này có thể làm chậm quá trình suy giảm chức năng não liên quan đến tuổi tác và giảm nguy cơ phát triển các bệnh thoái hóa thần kinh như Alzheimer và chứng mất trí nhớ.
Khoai lang giúp cải thiện sức khỏe não bộ
Ngoài các lợi ích trên, khoai lang còn mang lại nhiều tác động tích cực khác đối với sức khỏe như:
- Cung cấp năng lượng: Nhờ hàm lượng carbohydrate phức hợp, khoai lang cung cấp một nguồn năng lượng ổn định và dài lâu cho cơ thể.
- Tốt cho da và tóc: Chứa nhiều vitamin A và C, khoai lang giúp cải thiện sức khỏe của làn da và mái tóc, làm chậm quá trình lão hóa và tăng cường độ ẩm cho da.
- Hỗ trợ hệ xương khớp: Khoai lang chứa một lượng đáng kể các khoáng chất như mangan và magie, cần thiết để tăng cường sức khỏe hệ xương.
- Giảm stress: Mức kali cao trong khoai lang có thể giúp giảm căng thẳng và lo âu bằng cách điều chỉnh chỉ số huyết áp ổn định.
- Cải thiện thị lực: Carotenoids, đặc biệt là beta carotene trong khoai lang, là chất có tác động tích cực và quan trọng cho sức khỏe mắt.
Khoai lang nướng mang lại nhiều tác động tích cực
4. Cách làm khoai lang nướng ngon, dễ làm tại nhà
Chuẩn bị nguyên liệu
- Dầu ô liu.
- Khoai lang.
- Gia vị khác như: Lá Oregano khô, muối, tiêu xay (tùy chỉnh theo khẩu vị và sở thích).
- Dụng cụ: Lò nướng thùng, thau, rổ, dao, dĩa,...
Hướng dẫn chi tiết
Cách chọn mua khoai lang tươi ngon:
- Tùy vào sở thích, bạn có thể chọn khoai lang trắng, khoai lang mật, khoai lang tím hoặc khoai lang vàng.
- Chọn củ khoai có lớp vỏ sáng màu, không bị lõm, khi nhấn vào cảm thấy khoai còn cứng.
- Tránh mua khoai có vỏ rạn nứt hoặc đã chuyển sang màu đen.
Cách thực hiện:
Bước 1: Sơ chế khoai lang
- Rửa sạch dưới vòi nước, chà sạch bụi đất.
- Cắt bỏ phần đầu, để khoai thật ráo nước.
Bước 2: Nướng khoai lang
- Bật lò nướng lên, chỉnh 200 độ C trong 10 phút.
- Cho khoai lang vào lò, nướng ở mức 200 độ C trong khoảng 30 phút.
- Trở khoai sang mặt còn lại, tiếp tục nướng thêm 30 phút.
- Khi khoai chín đều, rắc thêm chút gia vị tùy thích.
- Tắt lò và cho khoai ra dĩa.
Vậy là ta đã có món khoai lang nướng thơm ngon, bùi béo mà không bị khô, cực kỳ hấp dẫn! Ngoài những nguyên liệu và cách làm trên, bạn có thể kết hợp với một số nguyên liệu và thực phẩm khác như bắp, hành lá, phô mai,... để món khoai lang nướng thêm đặc biệt và hấp dẫn khi thưởng thức nhé!
Món khoai lang nướng thơm ngon
5. Hướng dẫn bảo quản khoai lang đúng cách
Sau đây là một số cách bảo quản khoai lang đúng cách mà bạn có thể tham khảo và áp dụng:
- Khoai lang tươi có thể bảo quản khoảng 1-2 tuần trong môi trường khô ráo và thoáng khí.
- Không nên để khoai lang sống trong tủ lạnh. Nhiệt độ thấp có thể làm khoai cứng ở phần giữa và thay đổi hương vị.
- Khoai lang nướng nên được ăn ngay sau khi chế biến. Tuy nhiên, bạn có thể bảo quản chúng trong túi kín và không được để quá hai ngày.
- Khoai lang có thể được đem đi đông lạnh sau khi sơ chế để bảo quản được lâu hơn. Bạn tiến hành cắt khoai thành hạt lựu hoặc lát mỏng tùy ý, luộc sơ để khoai vừa chính, thường là trong khoảng 10 đến 15 phút. Sau đó để nguội và cho vào trong túi đựng, bóp hết không khí ra ngoài (có thể sử dụng dụng cụ hút chân không). Cuối cùng cho khoai vào ngăn đông để bảo quản.
Cách bảo quản khoai lang đúng cách
6. Tác dụng phụ khi ăn quá nhiều khoai lang
- Dư thừa vitamin A: Khoai lang giàu beta-carotene, có thể dẫn đến tình trạng hypervitaminosis A (độc tính vitamin A), tình trạng vitamin A tích tụ quá mức trong gan. Điều này cũng có thể gây phát ban và đau đầu.
- Nạp quá nhiều Kali: Khoai lang chứa nhiều kali. Do đó, ăn quá nhiều khoai lang có thể làm tăng mức kali trong cơ thể, từ đó dẫn đến nguy cơ mắc bệnh hyperkalemia (ngộ độc kali) và đau tim.
- Sỏi thận và sỏi mật: Khoai lang chứa nhiều oxalate. Mức oxalate cao nạp vào cơ thể có thể gây bệnh sỏi thận và sỏi mật. Vì vậy, bạn nên tiêu thụ chúng một cách điều độ và vừa phải.
- Suy thận: Nếu bạn gặp vấn đề sức khỏe với gan hoặc thận, bạn nên tránh ăn khoai lang. Ăn quá nhiều loại thực phẩm này có thể gây hại cho gan và thận.
- Tiêu chảy: Khoai lang chứa mannitol, có thể gây chướng bụng, tiêu chảy và đau bụng. Vì vậy, tốt nhất nên tránh ăn nếu bạn đang gặp vấn đề với hệ tiêu hóa.
- Tiểu đường: Khoai lang giàu carbohydrate cùng các phương pháp nấu như nướng, quay, và chiên làm tăng chỉ số đường huyết của thực phẩm, từ đó dẫn đến gia tăng đường huyết trong cơ thể. Bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng về cách bổ sung loại củ này vào chế độ ăn uống để đảm bảo an toàn.
- Dị ứng: Solanin trong khoai lang có thể gây phản ứng dị ứng, mặc dù điều này rất hiếm gặp. Các triệu chứng phổ biến bao gồm hắt hơi, ho, mề đay, ngứa da, khó thở và sưng miệng, môi hoặc lưỡi.
Ăn nhiều khoai lang sẽ dẫn đến một số tác dụng phụ không mong muốn
Xem thêm:
Vừa rồi là những thông tin về khoai lang nướng và giải đáp thắc mắc “khoai lang nướng bao nhiêu calo”. Cảm ơn bạn đã theo dõi, nếu có vấn đề cần hỗ trợ hãy liên hệ chúng tôi tại hotline 1800 6854 ngay nhé! Đừng quên tiếp tục theo dõi các bài viết khác về chủ đề dinh dưỡng trong thực phẩm bạn nhé!