Khoáng chất là một trong những chất dinh dưỡng thiết yếu của cơ thể. Nhưng khoáng chất là gì và có vai trò thế nào trong việc duy trì hoạt động thì không phải ai cũng biết cả. Ngoài ra nên bổ sung thực phẩm nào để bổ sung khoáng chất?
Vitamin và khoáng chất là những chất thiết yếu cho cơ thể. Nó tham gia vào quá trình cấu tạo tế bào và chuyển hóa năng lượng. Đối với người trưởng thành, trẻ em hay người già thì khoáng chất cũng đều đóng vai trò rất quan trọng. Vậy khoáng chất là gì? Nếu chúng ta thiếu thì nên bổ sung thông qua các loại thực phẩm nào?
1. Khoáng chất là gì?
Khoáng chất là gì?
Khoáng chất chính là những khoáng chất có mặt trong cơ thể chúng ta với số lượng lớn. Khi nói đến sức khỏe cũng như các chức năng khác trong cơ thể thì khoáng chất có vai trò rất quan trọng như vitamin.
Chất khoáng còn có vai trò quá quan trọng trong cơ thể con người, đặc biệt là trong việc giúp cân bằng các chất lỏng. Từ đó duy trì sự phát triển của răng, xương và cơ cùng các chức năng của hệ thần kinh.
Việc nạp thêm các chất khoáng đủ cho cơ thể sử dụng bằng các thực phẩm hằng ngày sẽ không quá khó, miễn là bạn xây dựng được một chế độ ăn uống lành mạnh. Các khoáng chất chính sẽ bao gồm: Clorua, Natri, Kali, Canxi, Photpho, Magie,...
2. Vai trò của vitamin và khoáng chất là gì?
2.1. Vitamin
Vitamin là những hợp chất hữu cơ mà cơ thể không thể nào tự tổng hợp được. Hầu hết đều phải lấy từ ngoài vào thông qua các loại thực phẩm sử dụng hằng ngày. Vitamin tồn tại trong cơ thể có một lượng nhỏ nhưng lại đóng vai trò quan trọng để duy trì sự sống cũng như các hoạt động sống khác của cơ thể.
Đây là một trong những thành phần thiết yếu có thể cấu tạo nên tế bào. Nó rất cần thiết cho sự phát triển và duy trì sự sống.
- Tham gia vào quá trình chuyển hóa các dưỡng chất.
- Tăng cường hệ thống miễn dịch cơ thể.
- Tham gia điều hòa những hoạt động khác của tim với hệ thần kinh.
- Vitamin trong cơ thể như một chất xúc tác giúp đồng hóa và biến đổi đi thức ăn. Giúp tạo ra năng lượng cung cấp cho các hoạt động khác của cơ thể.
- Vitamin có khả năng bảo vệ tế bào khỏi những tấn công của các tác nhân nhiễm trùng. Nhờ vào đó, các đặc tính của dưỡng chất đã chống lại quá trình oxy hóa, khử độc và sửa chữa cấu trúc bị tổn thương.
- Tham gia hỗ trợ điều trị các vấn đề bệnh lý của cơ thể, làm cường thêm sức khỏe cho cơ thể.
Vai trò của vitamin
2.2. Khoáng chất
- Magie: Rất cần thiết cho chức năng chính của hệ tiêu hóa, nhất là các cơ co thắt và vùng xung thần kinh. Đồng thời Magie còn tham gia quá trình kiểm soát lượng đường trong máu, điều hòa huyết áp và duy trì chắc khỏe của xương.
- Selen: Là cấu thành của men glutathione peroxidase ảnh hưởng đến mọi thành phần khác của hệ miễn dịch. Chúng giúp tác động đến sự phát triển của bạch cầu. Thiếu hụt selen sẽ gây ức chế miễn dịch, suy giảm chức năng của bạch cầu. Từ đó ngăn chặn rối loạn chuyển hóa trong các hệ tiêu hóa.
- Sắt: Rất cần thiết cho quá trình tái tạo các tế bào máu. Thiếu sắt sẽ gây ra thiếu máu, rụng tóc, đau đầu hay chóng mặt.
- Kẽm: Kích thích hoạt động của những enzyme, hỗ trợ hệ miễn dịch. Giúp bảo vệ vị giác, khứu giác có liên quan đến sự tổng hợp DNA.
- Clorua: Là một loại khoáng chất đặc biệt trong cơ thể. Đây cũng là thành phần của dịch dạ dày. Clorua cùng với Natri sẽ giúp cơ thể cân bằng lại hệ chất lỏng trong cơ thể.
- Kali: Rất cần thiết cho hệ thần kinh trung ương, cũng tham gia vào quá trình cân bằng chất lỏng trong cơ thể. Khi nồng độ Kali bị rối loạn có thể gây ra rối loạn nhịp tim.
- Natri: Kết hợp với Clorua sẽ giúp cân bằng lại dịch ngoại bào, điều chỉnh huyết áp.
3. Các khoáng chất có trong thực phẩm nào?
3.1. Canxi
Canxi là một trong những chất có khả năng ngăn ngừa loãng xương. Và nó thật sự rất cần thiết cho việc duy trì xương và răng thêm chắc khỏe. Một chế độ ăn uống với một lượng Canxi vừa đủ sẽ cực kỳ tốt cho cơ thể.
Canxi có mặt trong các loại sữa
Tuy nhiên, một số người mắc chứng rối loạn tiêu hóa hay viêm ruột lại có thể không hấp thụ được khoáng chất này. Những người đang sử dụng Corticosteroid hay bị hen suyễn cũng có thể gặp phải tình trạng này và rất dễ bị thiếu Canxi.
Canxi đã được tìm thấy với số lượng lớn trong sữa. Ví dụ như sữa tươi, phô mai và các loại sữa chua. Nếu bạn là người ngại uống sữa hoặc bị dị ứng với các thành phần của sữa thì vẫn còn rất nhiều các thực phẩm khác chứa Canxi.
Canxi cũng có mặt trong các loại hạt, rau xanh và các thực phẩm khác như ngũ cốc. Bổ sung Canxi nhiều trong các bữa ăn chính là lời khuyên dành cho một số người, đặc biệt là những phụ nữ sau mãn kinh.
3.2. Magie
Magie là chất khoáng rất cần thiết cho những chức năng tiêu hóa trong cơ thể, bao gồm đó là các cơ co thắt và xung thần kinh. Nó cũng rất cần thiết cho việc kiểm soát lại lượng đường trong máu, điều hòa huyết áp cũng như duy trì xương chắc khỏe.
Thiếu Magie thường rất ít gặp, việc nạp không đủ các dưỡng chất cho cơ thể có thể gây ra tình trạng thiếu Magie ở mức độ nhẹ cho một số đối tượng.
Các triệu chứng phổ biến của bệnh thiếu Magie chính là mệt mỏi, không có sức, tê hoặc ngứa ở tay, chân. Nó sẽ dễ bị chuột rút ở cơ bắp và nhịp tim không đều. Việc thiếu Magie quá nhiều cũng có thể gây ra tình trạng thiếu Canxi hay Kali.
Magie đã được tìm thấy chủ yếu trong các loại hạt, ngũ cốc. Ngoài ra nó cũng được tìm thấy trong các loại đậu và rau xanh màu đậm. Ngoài ra, trong sữa chua, cá hồi, chuối và khoai tây cũng có chứa Magie nhưng với hàm lượng ít hơn.
3.3. Clorua
Clorua là một khoáng chất đặt biệt có trong cơ thể con người. Cơ thể của con người sẽ cần Clorua để tạo ra dịch dạ dày chứa bên trong các tế bào đường ruột.
Trong thực tế thì Clorua sẽ hoạt động cùng với Natri để giữ cho chất lỏng trong cơ thể bạn được trở lại cân bằng. Clorua được tìm thấy trong rất nhiều các thực phẩm chay khác như muối ăn, rau xanh. Việc thiếu Clorua không gây ra quá nhiều tác hại cho cơ thể.
3.4. Kali
Kali là chất khoáng rất cần thiết cho hệ thần kinh trung ương. Vì vậy nếu thiếu kali có thể gây ra rất nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn.
Kali thường có mặt trong chuối
Việc duy trì hàm lượng Kali phù hợp cho cơ thể đóng vai trò cực kỳ quan trọng, nó giúp duy trì lại nhịp tim hoạt động bình thường. Điều này có thể ảnh hưởng đến tính mạng hoặc bị suy hô hấp nếu trình trạng thiếu hoặc thừa Kali diễn ra thường xuyên trong cơ thể bạn.
Các thực phẩm giàu Kali thường thấy đó là trái cây và rau củ quả như chuối và khoai tây. Ngoài ra các loại đậu, sữa, hạt, thịt cũng có chứa Kali. Bạn có thể duy trì hàm lượng Kali bằng cách bổ sung những thực phẩm đó hằng ngày.
Với một số người bị bệnh thận, việc giảm hàm lượng Kali có trong các bữa ăn hằng ngày sẽ rất cần thiết để bệnh nhanh khỏi hơn.
3.5. Photpho
Photpho rất quan trọng trong việc thực hiện các chức năng khác của tế bào. Giúp chúng hoạt động bình thường và giúp xương phát triển hơn. Cùng với sự hỗ trợ của các vitamin B tổng hợp, nó sẽ chuyển đổi các loại thực phẩm bạn đã ăn thành năng lượng để duy trì hoạt động hằng ngày.
Trình trạng thiếu photpho này rất ít gặp và chủ yếu do việc bổ sung canxi cacbonat và những loại thuốc kháng axit. Trường hợp thiếu photpho ở trình trạng nặng thường rất hiếm và chủ yếu là khi cơ thể đã bị suy dinh dưỡng nặng.
Bạn có thể bổ sung Photpho bằng các thực phẩm có chứa nhiều protein như thịt, các loại hạt hay đậu. Nếu bạn bổ sung Photpho bằng các loại thuốc hay thực phẩm chức năng thì điều này sẽ không cần thiết.
3.6. Natri
Natri cùng với Clorua sẽ giúp cân bằng lại các chất lỏng bên ngoài các tế bào. Việc điều chỉnh huyết áp có thể được thay đổi bằng lượng natri trong cơ thể.
Trình trạng thiếu Natri là rất hiếm và trình trạng thừa natri lại càng thường gặp hơn. Nếu cơ thể bạn thừa Natri sẽ làm tăng lượng huyết áp ở một số người. Bạn có thể tìm thấy được Natri trong muối ăn hay một số loại thực phẩm khác mà trong quá trình chế biến đã chứa muối hoặc các chất bảo quản.
4. Những loại vitamin và khoáng chất không nên tự ý bổ sung
4.1. Canxi
Lưu ý khi bổ sung canxi
Vậy bạn đã biết khoáng chất là gì thì bạn đã biết có những khoáng chất không nên tự ý bổ sung không? Canxi có vai trò quan trọng đối với cơ thể nói chung, đặc biệt là về hệ xương nói riêng. Việc bổ sung canxi từ thực phẩm cho cơ thể là vô cùng cần thiết. Tuy nhiên, nếu bạn muốn uống canxi để tránh loãng xương và giúp xương chắc khỏe thì bạn nên cân nhắc. Nhiều nghiên cứu gần đây đã chứng minh rằng thuốc canxi không cung cấp cho xương lượng canxi như yêu cầu. Mà ngược lại, viên uống bổ sung canxi có thể dẫn đến việc vôi hóa động mạch hay mô mềm có trong cơ thể. Gây ra nguy cơ mắc bệnh tim mạch và nhiều tác hại khác cho sức khỏe khác do dư thừa lượng canxi.
4.2. Vitamin E
Vitamin E là loại vitamin có tác dụng giảm các nguy cơ bệnh tim mạch, Alzheimer, đục thủy tinh thể,... Thế nhưng, nhiều nghiên cứu gần đây đã cho thấy vitamin E có thể làm gia tăng nguy cơ ung thư ở nam giới. Bên cạnh đó còn làm tăng nguy cơ tử vong ở những người đã bổ sung vitamin E liều cao.
Do đó, bạn không nên tự ý uống vitamin E khi chưa có chỉ định của bác sĩ. Bạn cũng có thể bổ sung thêm nhiều loại thực phẩm giàu vitamin E khác cho cơ thể như: bông cải xanh, rau chân vịt, quả bơ, đu đủ…
4.3. Iốt
Iốt là khoáng chất rất cần thiết để tuyến giáp tổng hợp được hormone giáp trạng. Thừa hoặc thiếu iốt đều có thể dẫn đến bất thường của tuyến giáp và gây ra các bệnh về tuyến giáp. Vì thế, bạn không nên tự ý bổ sung thêm viên uống iốt nếu không cần thiết và nhất là không có hướng dẫn của bác sĩ.
Bạn có thể bổ sung khoáng chất này bằng cách ăn các loại hải sản. Những loại rau củ như khoai tây, cải xoong, cải thảo, trứng và muối chứa iốt hàng ngày.
4.4. Sắt
Sắt có vai trò quan trọng trọng trong việc tạo thành hemoglobin - hợp chất vận chuyển oxy đi khắp cơ thể. Vi khoáng sắt còn đóng vai trò quan trọng tổng hợp hormone và duy trì các chức năng của tế bào. Tuy nhiên, bạn chỉ nên bổ sung viên uống sắt nếu bạn được bác sĩ cho làm xét nghiệm và chẩn đoán thiếu máu do thiếu sắt nhé.
4.5. Vitamin B6
Các loại vitamin nhóm B có vai trò quan trọng với cơ thể, vitamin nhóm B còn giúp tiêu hóa thức ăn, cải thiện lại làn da, trí nhớ, tăng cường khả năng mang thai… Vitamin B có mặt trong hầu hết thực phẩm hằng ngày như trái cây, rau củ, ngũ cốc, gia cầm và cá. Vì thế, nếu bạn có một chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh, bạn hầu như đã được cung cấp đủ lượng vitamin B cho cơ thể cần. Do đó, nếu không thật sự cần thiết và không có sự chỉ dẫn của bác sĩ, tốt nhất là không nên tự ý sử dụng viên uống bổ sung vitamin nhóm B, đặc biệt là viên vitamin B6.
Tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi bổ sung vitamin B6
Vitamin và khoáng chất là những chất quan trọng có trong cơ thể con người. Nó sẽ giúp tham gia vào những chức năng hoạt động của cơ thể. Hiện nay do những phương thức chế biến và thay đổi thói quen ăn uống mà lượng dưỡng chất đưa vào cơ thể cũng bị thay đổi. Vậy bạn đã biết được khoáng chất là gì chưa? Nếu đã biết được tầm quan trọng của nó thì hãy thiết lập chế độ dinh dưỡng phù hợp đảm bảo cho sức khỏe. Tham khảo nhiều bài viết chăm sóc cơ thể, thiết bị tập luyện thể dục tại elipsport.vn nhé!
Elipsport mách bạn những dòng sản phẩm chăm sóc sức khỏe tại nhà với đa dạng tính năng, giá cả ưu đãi nhất trên thị trường:
- Ghế massage: https://elipsport.vn/ghe-massage/
- Máy chạy bộ: https://elipsport.vn/may-chay-bo-dien/
- Xe đạp tập thể dục tại nhà: https://elipsport.vn/xe-dap-tap-the-duc/
Hy vọng bài viết đã hữu ích cho bạn đọc trong quá trình chăm sóc sức khỏe tại nhà. Xem thêm bài viết tin tức khác trên website: https://elipsport.vn/

Elipsport - Thương hiệu thể thao tại nhà với các dòng sản phẩm như: Máy chạy bộ, xe đạp tập, ghế massage… được khách hàng tin dùng hiện nay. Hệ thống cửa hàng tại 63 tỉnh trên toàn quốc. CEO Elipsport với phương châm: “Sức khoẻ cho người Việt là mục tiêu của cuộc đời tôi.”