Nước cốt dừa, với hương vị thơm ngon và béo ngậy, là một nguyên liệu không thể thiếu trong nhiều món ăn và đồ uống yêu thích. Tuy nhiên, nhiều người luôn thắc mắc "nước cốt dừa bao nhiêu calo" cũng như việc tiêu thụ loại thực phẩm này có ảnh hưởng đến cân nặng và vóc dáng hay không. Bài viết này Elipsport sẽ cung cấp thông tin chi tiết về lượng calo có trong nước cốt dừa và những lưu ý khi sử dụng nhé.
1. Thành phần dinh dưỡng của nước cốt dừa
Giá trị dinh dưỡng có trong 240 gram nước cốt dừa:
- Chất béo: Với 57 gram chất béo, nước cốt dừa cung cấp nguồn chất béo bão hòa dồi dào, đặc biệt là chất béo MCT (một loại chất béo có lợi), giúp tăng cường năng lượng và hỗ trợ quá trình giảm cân lành mạnh.
- Chất đạm và tinh bột: Khoảng 5 gram chất đạm và 13 gram tinh bột, hỗ trợ cung cấp năng lượng và duy trì cấu trúc cơ bắp.
- Chất xơ: chứa 5 gram chất xơ, nhờ đó nước cốt dừa hỗ trợ hệ tiêu hóa khỏe mạnh.
- Vitamin và khoáng chất: Là nguồn cung cấp các vitamin và khoáng chất dồi dào như Vitamin C, Folate, Sắt, Magie, Kali, Đồng, Mangan và Selen.
Nước cốt dừa được chiết xuất từ phần cơm của trái dừa
2. Nước cốt dừa bao nhiêu calo?
2.1. 100ml nước cốt dừa bao nhiêu calo?
Trong 100ml nước cốt dừa có khoảng 200 calo. Đây là một lượng calo đáng kể, phần lớn đến từ chất béo, đặc biệt là chất béo bão hòa. Chính vì hàm lượng calo và chất béo cao, nước cốt dừa trở thành lựa chọn lý tưởng cho những người cần bổ sung calo nhanh chóng, bị suy dinh dưỡng, người có sức ăn kém hoặc mong muốn tăng cân.
Trong 100ml nước cốt dừa có khoảng 200 kcal
2.2. Nước cốt dừa đóng hộp bao nhiêu calo?
Nước cốt dừa đóng hộp có chứa khoảng 147 calo trong 100ml, nước cốt dừa đóng hộp có hàm lượng calo thấp hơn so với nước cốt dừa nguyên chất, nhưng vẫn cung cấp một lượng chất dinh dưỡng đáng kể.
Tuy nhiên, do sự đa dạng của các thương hiệu và phương pháp chế biến, giá trị dinh dưỡng và hàm lượng calo của nước cốt dừa đóng hộp có thể thay đổi. Do đó, người tiêu dùng cần chú ý đọc kỹ thông tin dinh dưỡng được in trên bao bì sản phẩm để hiểu rõ lượng calo chứa trong nước cốt dừa.
Nước cốt dừa đóng hộp cung cấp khoảng 147 calo/100ml
3. Ăn nước cốt dừa tăng hay giảm cân?
3.1. Ăn nước cốt dừa có tăng cân không?
Việc sử dụng nước cốt dừa có gây tăng cân hay không tùy thuộc vào lượng nước cốt dừa bạn tiêu thụ cũng như cách bạn kết hợp chúng vào chế độ ăn hàng ngày. Nước cốt dừa chứa lượng calo và chất béo đáng kể, nhưng cũng mang lại nhiều lợi ích dinh dưỡng như giàu vitamin, khoáng chất và đặc biệt là chất béo trung tính chuỗi trung bình (MCTs), có khả năng hỗ trợ giảm cân:
- MCTs và giảm cân: Các nghiên cứu cho thấy MCTs có thể giúp tăng cường quá trình trao đổi chất, giảm cảm giác đói và hỗ trợ giảm cân khi được tiêu thụ một cách hợp lý.
- Tạo cảm giác no lâu: Nước cốt dừa có thể giúp tạo cảm giác no lâu hơn, giảm thiểu việc tiêu thụ quá mức calo từ các bữa ăn khác trong ngày.
- Thành phần của nước cốt dừa không chứa cholesterol xấu, do đó, sẽ không gây béo phì và béo bụng.
Tuy nhiên cần lưu ý chỉ tiêu thụ ở mực hợp lý để đạt được hiệu quả kiểm soát cân nặng và hỗ trợ giảm cân hiệu quả.
3.2. Cách ăn nước cốt dừa giảm cân hiệu quả
Bạn có thể áp dụng một số cách sau đây để thưởng thức hương vị thơm ngon của nước cốt dừa mà không lo lắng về vấn đề tăng cân:
- Chọn nước cốt dừa tự nhiên, nguyên chất: Bạn nên sử dụng nước cốt dừa tự nhiên và nguyên chất, tránh những sản phẩm đã qua chế biến có thêm đường hoặc chất bảo quản. Nước cốt dừa nguyên chất không chỉ giúp bạn kiểm soát lượng calo hấp thụ mà còn cung cấp đầy đủ dưỡng chất cần thiết.
- Hạn chế lượng sử dụng: Dù nước cốt dừa mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, bạn cũng không nên sử dụng quá nhiều. Bạn nên giới hạn lượng nước cốt dừa tiêu thụ hàng ngày dựa trên nhu cầu calo của cơ thể để tránh nạp quá nhiều gây dư thừa năng lượng và tích tụ mỡ thừa.
- Kết hợp với chế độ ăn uống hợp lý: Để nước cốt dừa hỗ trợ tốt cho sức khỏe mà không gây tăng cân, bạn nên kết hợp với một chế độ ăn uống lành mạnh, giàu rau củ, protein và chất xơ. Điều này giúp cân bằng lượng calo và tăng cường sức khỏe tổng thể.
- Tăng cường vận động: Vận động không chỉ giúp đốt cháy calo mà còn tăng cường sức khỏe và tinh thần. Vì thế hãy lựa chọn môn thể thao yêu thích và thường xuyên tập luyện để nâng cao sức khỏe và cải thiện vóc dáng.
Chọn nước cốt dừa tự nhiên, nguyên chất để giảm lượng đường nạp vào cơ thể
4. Một số điều cần biết khi sử dụng nước cốt dừa
4.1. Tác hại khi ăn nhiều nước cốt dừa
Sử dụng nước cốt dừa quá mức có thể mang lại một số tác dụng phụ không mong muốn cho sức khỏe, đặc biệt là khi không lưu ý đến liều lượng hoặc đối tượng sử dụng không phù hợp. Dưới đây là một số tác dụng phụ cần lưu ý:
- Tăng cholesterol: Mặc dù nước cốt dừa không chứa cholesterol, nhưng hàm lượng axit béo no cao có thể thúc đẩy quá trình tổng hợp cholesterol trong máu, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch.
- Ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa: Axit béo no trong nước cốt dừa có thể gây tăng áp lượng cho hệ tiêu hóa, đặc biệt là khi tiêu thụ với lượng lớn.
- Rủi ro đối với bệnh nhân tiểu đường và người thừa cân: Dù nước cốt dừa có thể hỗ trợ giảm cân nhờ vào hàm lượng MCTs, việc tiêu thụ quá mức lại có thể dẫn đến tăng cân do thực phẩm này vẫn chứa lượng calo và chất béo cao.
- Không phải là lựa chọn tốt để bù nước: Sau vận động, cơ thể cần được bù nước và khoáng chất, nhưng nước cốt dừa không phải là lựa chọn tốt do hàm lượng kiềm thấp và chứa nhiều calo.
Tác hại khi ăn nhiều nước cốt dừa
4.2. Đối tượng nên hạn chế hoặc không nên ăn nước cốt dừa
- Người bị tăng huyết áp: Do hàm lượng natri trong nước cốt dừa khá cao, vì thế những người bị tăng huyết áp nên hạn chế sử dụng để tránh làm tăng áp lực lên thành mạch.
- Người mắc bệnh thận: Nước cốt dừa chứa hàm lượng cao các chất khoáng, bao gồm natri, có thể gây ảnh hưởng đến quá trình lọc và xử lý của thận.
- Người mắc bệnh tiểu đường: Hàm lượng calo cao và chất béo trong nước cốt dừa có thể ảnh hưởng đến lượng đường trong máu, vì thế cần sử dụng một cách cẩn thận.
- Người có vấn đề về tim mạch: Axit béo no trong nước cốt dừa có thể làm tăng quá trình tổng hợp cholesterol trong máu, từ đó dẫn đến tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
- Người bị rối loạn lipid máu: Nước cốt dừa chứa hàm lượng chất béo cao, đặc biệt là axit béo no, có thể ảnh hưởng không tốt đến những người bị rối loạn lipid máu, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý về tim mạch và động mạch.
- Người thừa cân hoặc đang giảm cân: Do hàm lượng calo cao, nước cốt dừa không phải là lựa chọn hợp lý cho những ai đang trong quá trình giảm cân hoặc muốn kiểm soát cân nặng.
- Người dễ bị dị ứng với dừa: Dù không phổ biến, một số người có thể phản ứng dị ứng với dừa và các sản phẩm từ dừa, bao gồm nước cốt dừa. Do đó, nếu có dấu hiệu dị ứng, bạn nên ngừng tiêu thụ và đến gặp bác sĩ ngay để được điều trị kịp thời.
- Trẻ em: Trong một số trường hợp, trẻ em, đặc biệt là trẻ nhỏ, cần hạn chế tiêu thụ nước cốt dừa do hệ tiêu hóa của trẻ còn non kém, chưa thể xử lý hiệu quả hàm lượng chất béo cao trong nước cốt dừa.
Nước cốt dừa sẽ không phù hợp với một số đối tượng
Xem thêm:
Trên đây là những giải đáp về vấn đề nước cốt dừa bao nhiêu calo và các lợi ích của nước cốt dừa cùng các thông tin liên quan khác. Hy vọng bài viết mang lại thông tin hữu ích trong quá trình tìm hiểu về thực phẩm của bạn. Cảm ơn bạn đã theo dõi, nếu có thắc mắc cần hỗ trợ vui lòng liên hệ qua hotline 1800 6854 nhé!