1000 cửa hàng trên toàn quốc
Hoặc chọn, tỉnh thành phố

Cách chạy bộ trên máy đúng cách để giảm cân hiệu quả nhanh nhất

Tác giả: Ban biên tập Elipsport - Ngày cập nhật: 07/05/2024 22:39:37

Chạy bộ là một phương pháp giảm cân đơn giản và hiệu quả được nhiều người ưa chuộng. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách chạy bộ đúng kỹ thuật trên máy chạy bộ. Hãy cùng Elipsport khám phá cách chạy bộ trên máy hiệu quả trong quá trình tập luyện!

1. Lợi ích khi chạy bộ hằng ngày

Chạy bộ là một phương pháp rèn luyện sức khỏe rất tốt mà mọi người đều có thể thực hiện. Dưới đây là một số lợi ích của việc chạy bộ, đủ để khiến bất kỳ ai đọc xong cũng muốn bắt đầu lập kế hoạch tập luyện ngay:

  • Cải thiện chức năng phổi: Trong quá trình chạy bộ, việc điều chỉnh hơi thở để đồng bộ với nhịp bước chân giúp cải thiện sức khỏe của phổi ngày tốt hơn.
  • Giảm nguy cơ mắc bệnh: Chạy bộ được đánh giá là một phương pháp giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh nguy hiểm như ung thư, cao huyết áp, béo phì, đau xương khớp và tiểu đường.
  • Góp phần tăng tuổi thọ: Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người thường xuyên chạy bộ có tuổi thọ cao hơn so với những người không chạy bộ, với mức tăng lên đến 25-30% theo dữ liệu ghi nhận vào năm 2018.
  • Làm việc hiệu quả: Chạy bộ giúp cơ thể trở nên khỏe mạnh hơn, điều này đồng nghĩa với việc hiệu suất làm việc của bạn cũng sẽ được cải thiện đáng kể.
  • Ngủ ngon giấc hơn: Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc chạy bộ hàng ngày sẽ giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ của bạn. Điều này đặc biệt hữu ích đối với những người thường xuyên gặp vấn đề về mất ngủ hoặc khó ngủ.
  • Cải thiện hoạt động hệ miễn dịch: Việc chạy bộ hàng ngày giúp tăng cường vi khuẩn có lợi trong đường ruột và thúc đẩy khả năng miễn dịch của cơ thể chống lại các bệnh tật.
  • Giảm cân: Chạy bộ giúp đốt cháy calo và tăng cường sự tiêu hao năng lượng của cơ thể, từ đó giúp bạn giảm cân hiệu quả.

Lợi ích khi chạy bộ hằng ngàyMáy chạy bộ Elip Bolt

2. Quy tắc chạy bộ giảm cân hiệu quả trên máy chạy bộ 

Một quy tắc mà bạn cần tuân thủ, đó là duy trì nhịp tim nằm trong khoảng mục tiêu khi chạy bộ thì. Cách tính như sau:

  • Nhịp tim mục tiêu = 60% - 90% nhịp tim tối đa (tốt nhất là 60% - 70%).
  • Nhịp tim tối đa dành cho nam giới = (220 - Số tuổi của bạn) X (60% - 90%).
  • Nhịp tim tối đa cho phụ nữ = (226 - Số tuổi của bạn) X (60% -90%).

Ví dụ: Một phụ nữ 30 tuổi muốn chạy bộ giảm cân trên máy chạy bộ, khi tập luyện cần duy trì nhịp tim từ: (226-30) x 60% = 118 cho tới  (226-30) x 70% = 137

Như vậy, màn hình máy chạy bộ sẽ hiển thị nhịp tim của bạn, từ con số nhịp tim, bạn dễ dàng điều chỉnh tốc độ chạy để đạt được hiệu quả giảm cân mong muốn. Đây cũng là một trong các ưu điểm vượt trội của máy chạy bộ điện so với việc chạy ngoài trời.

3. Cách chạy bộ trên máy đúng cách để giảm cân hiệu quả nhanh nhất

Đầu tiên khi bắt đầu chạy bộ tại nhà bạn sẽ băn khoăn không biết chọn máy chạy bộ nào tốt? Khi mua máy bạn cần xác định mục đích sử dụng là gì? Tần suất sử dùng cho cả gia đình 4-5 người hay chỉ 1-2 người,... Rồi từ đó nhờ sự tư vấn của nhân viên và ra quyết định chọn máy.

Khi đã mua máy về, bạn dành rất nhiều thời gian cho việc chạy bộ nhưng lại sử dụng sai cách chạy bộ trên máy sẽ dễ dẫn đến mất cơ, chấn thương. Chính vì vậy, chạy bộ trên máy đúng cách sẽ là bước đầu tiên khi bạn quyết định luyện tập môn thể thao này. 

3.1. Trước khi chạy 

Khởi động rất quan trọng khi bắt đầu chạy bộ để giảm cân. Để chuẩn bị tốt cho việc chạy, hãy khởi động kỹ lưỡng để làm nóng cơ thể và tránh chấn thương không mong muốn. Xoay khớp cổ tay, cổ chân, chạy nhẹ nhàng để làm nóng cơ và thực hiện các động tác căng cơ để giãn cơ. 

Để đạt hiệu quả tốt trong quá trình chạy bộ thì dáng chạy ảnh hưởng rất lớn. Để đảm bảo dáng chạy đúng, hãy giữ lưng thẳng, tập trung vào điểm nhìn phía trước và giữ cơ thể thoải mái. Điều này giúp duy trì sự cân bằng và giảm áp lực lên đầu gối, từ đó tăng tốc độ và sức bền trong quãng đường chạy.

Lưu ý cần tránh: Tránh ngửa người về phía sau hay chúi người về phía trước. Bởi ở tư thế này, thân trên sẽ bị căng ra. Nếu lưng cong, dáng chạy thõng xuống sẽ khiến phần lưng dễ bị chấn thương. 

Hãy hít thở sâu trong khi bạn khởi động và sử dụng thời gian này để làm quen với máy chạy bộ và biết cách sử dụng các chức năng, chương trình tập luyện trên máy.

Khởi động trước khi chạyKhởi động trước khi chạy

3.2. Trong khi chạy

3.2.1. Tư thế chạy bộ (lưng, chân, tay)

Khi sử dụng máy chạy bộ, hãy đảm bảo giữ tư thế đúng để đạt hiệu quả cao nhất mà không gây tổn thương cho sức khỏe. Cụ thể như sau:

  • Tư thế lưng: Luôn giữ thân và đầu thẳng tự nhiên. Tránh chúi người về phía trước hoặc ngửa ra sau, vì điều này có thể gây căng cơ. Nếu lưng không được duy trì thẳng, có thể làm giảm hiệu quả hoạt động của các cơ trên cơ thể.
  • Tư thế chân và cách tiếp đất: Đứng bằng cả 2 bàn chân, bắt đầu từ phần giữa bàn chân rồi đến mũi bàn chân. Tránh đặt chân quá mạnh để không gây tổn thương cho xương. Người chạy bộ lâu dài thường chọn cách tiếp đất bằng mũi chân, giúp tăng sức mạnh cho cơ bắp chân và cơ đùi.
  • Dáng chạy: Hãy giữ thân thẳng khi chạy, điều này giúp giảm áp lực lên đầu gối và tăng tốc độ. Nhìn thẳng khoảng 10-15m về phía trước để duy trì tư thế chính xác.
  • Tư thế tay: Hãy đánh theo nhịp chạy một cách thoải mái, giữ cơ vai thả lỏng và đưa khuỷu tay thành góc 90 độ. Nắm tay nhẹ nhàng, tránh nắm chặt để không làm cứng cơ thể và giảm tính linh hoạt. 

Máy chạy bộ Elip AlliasMáy chạy bộ Elip Allias

3.2.2. Tốc độ chạy

Khi bắt đầu chạy bộ, bạn hãy chạy chậm và dần dần tăng tốc độ lên. Chú ý thực hiện đúng kỹ thuật để đạt hiệu quả và tránh chấn thương. Bắt đầu với tốc độ từ 3 đến 5 km/h, sau đó tăng dần tốc độ.

Có thể xen kẽ chạy và đi bộ trong buổi tập. Chia đường chạy thành các phần nhỏ như 100, 200, 500m để đo vận tốc chạy của mình (vận tốc chạy thường gấp đôi vận tốc đi bộ). Đồng thời tham khảo tốc độ chạy tối thiểu cho từng nhóm người như sau:

  • Nếu bạn có kinh nghiệm và sức khỏe tốt, hãy chạy với tốc độ 12 - 14 km/h.
  • Chạy bộ đường dài với tốc độ chậm, duy trì ở mức 8 - 9 km/h.
  • Người mới bắt đầu tập chạy nên giữ tốc độ từ 3 - 5 km/h.

Chọn mức tốc độ chạy phù hợp với bản thân Máy chạy bộ Elip Ilike IE02 

3.2.3. Thời gian chạy

Thực tế, cơ thể cần thời gian để thích nghi với sự thay đổi trong tần suất hoạt động. Vì vậy, trong những ngày đầu của việc tập chạy buổi sáng, nên bắt đầu với khoảng chạy ngắn, chỉ khoảng 2km hoặc chạy trong vòng 30 phút.

Trong các ngày tiếp theo, hãy tăng dần khối lượng tập luyện bằng cách thêm 1km hoặc chạy thêm 15 phút mỗi ngày, cho đến khi bạn có thể chạy được 1 tiếng vào buổi sáng.

3.2.4. Cách hít thở khi chạy

Sau khi chạy ổn định trên máy thì bạn hãy thở đều, không cảm thấy áp lực hoặc hấp tấp vì muốn giảm cân gấp. Bạn nên hít vào bằng mũi và thở ra bằng miệng và tiếp trục như thế trong quá trình luyện tập.

cách hít thở khi chạy trên máy chạy bộCách hít thở khi chạy trên máy

3.3. Kết thúc

Khi muốn kết thúc buổi tập thì bạn tuyệt đối không dừng lại đột ngột, mà cần ít nhất 10 phút để cơ thể dần lấy lại sự bình thường. Bạn có thể điều chỉnh tốc độ và độ nghiêng của máy chạy giảm dần. Sau đó, chuyển từ chạy sang đi bộ và dừng hẳn.

Cách chạy bộ đúng cách để giảm cân cần đạt tần suất ít nhất 3 – 4 lần mỗi tuần. Mỗi lần từ 30 – 60 phút tùy theo mong muốn. 

Hướng dẫn chạy bộ đúng cách trên máy chạy bộ tại nhà

4. Một số bài tập kết hợp để chạy bộ trên máy hiệu quả

  • Bài tập chạy bộ trên máy cải thiện tốc độ: Bài tập này được thiết kế bởi Lisa Rainsberger và gồm các bước sau: làm nóng trong 5 phút, chạy nhanh trong 3 phút, sau đó chạy phục hồi trong 3 phút. Sau đó, bạn lặp lại việc chạy nhanh và chạy phục hồi trong 2 phút và 1 phút tương ứng, tạo thành một chuỗi tốc độ 3-2-1.
  • Bài tập chạy bộ trên máy tăng độ bền: Đây là một bài tập được sáng tạo bởi Michael Piermarini và có thời lượng 28 phút. Bài tập này bao gồm các bước sau: làm nóng trong 5 phút, sau đó thực hiện chuỗi chạy nhanh với các độ nghiêng lần lượt là 2%, 5%, 6%, 8%, mỗi lần kéo dài 1 phút, tổng cộng là 4 phút.
  • Bài tập chạy bộ trên máy giúp đốt mỡ: Bài tập sẽ khởi động trong 5 phút đầu tiên, sau đó là chạy nhanh trong 4 phút, tiếp đến là chạy phục hồi trong 4 phút. Bạn sẽ lặp lại chu kỳ này 4 lần, xen kẽ giữa chạy nhanh và chạy phục hồi, tổng cộng mất 32 phút. Cuối cùng, bạn sẽ kết thúc bằng một giai đoạn cooldown trong 5 phút.
  • Bài tập chạy bộ trên máy leo đồi dốc: Bài tập bao gồm khởi động 3 phút, làm nóng bằng chạy chậm 5 phút, sau đó thực hiện chuỗi: chạy nhanh 1 phút, chạy với độ dốc 7% 1 phút, sau đó đi bộ hoặc chạy nhẹ 2 phút. Lặp lại chu trình này 8 lần, mất tổng cộng 24 phút. Kết thúc bằng cooldown 9 phút.

5. Lưu ý về cách chạy bộ đúng cách

5.1. Chọn giày chạy bộ phù hợp

Bạn nên tìm một đôi giày chạy bộ thoải mái để hỗ trợ tối đa cho việc luyện tập. Những đôi giày không vừa vặn chỉ có thể dẫn đến viêm gân Achilles, đau đầu gối, viêm cân gan chân, nẹp ống chân và vô số rắc rối khác.

Cách tốt nhất để tìm được đôi giày chạy bộ phù hợp là đến cửa hàng bán giày chạy bộ chuyên dụng, nơi các nhân viên được đào tạo có thể theo dõi bạn chạy và giới thiệu loại giày phù hợp nhất cho bạn. Dưới đây là những điều cần lưu ý khi chọn giày chạy bộ:

  • Mua một đôi mới vào buổi tối vì bàn chân bị sưng to nhất sau khi đứng hoặc ngồi lâu vào cuối ngày.
  • Đôi giày phải tạo sự vừa vặn, thoải mái và linh hoạt cho từng chuyển động của bạn.
  • Để lại ít nhất một khoảng trống nhỏ ở phần mũi giày và phần cuối của giày.
  • Mua giày chất lượng.

Chọn giày chạy phù hợp Chọn giày chạy phù hợp

5.2. Chọn quần áo chạy bộ phù hợp

Bạn không nên mặc vest hoặc mặc quần jeans khi chạy bộ trừ khi bạn đang muốn đi tìm kiếm rắc rối cho mình. Thay vào đó, hãy chọn quần áo dành riêng cho chạy bộ được làm bằng vật liệu co giãn tốt. Điều này giúp hút mồ hôi ra khỏi làn da của bạn, giúp giữ ấm và ngăn ngừa các trường hợp bị phồng rộp và dị ứng.

5.3. Khởi động như một người chuyên nghiệp

Dù bạn là người mới tập hoặc đã tập luyện lâu thì việc khởi động trước khi tập là việc làm quan trọng. Khởi động giúp thể bạn nóng lên và sẵn sàng cho việc luyện tập, tránh những chấn thương khi tập.

Cách tiến hành khởi động như sau:

  • Trước hết, hãy khởi động bằng cách đi bộ nhanh 5 phút để nâng cao nhịp tim và nhiệt độ cơ thể.
  • Tiếp theo, dừng lại và thực hiện các bài tập động sau 30 đến 45 giây. Một số động tác gợi ý cho bài khởi động: Lunge, chạy nâng cao gối, inchworms, đá cao chân,...
  • Sau đó, bắt đầu luyện tập từ từ và dần dần.
  • Khi bạn đã hoàn tất, hãy kết thúc với 5 phút đi bộ thư giãn.

Khởi động trước khi chạy trên máyMáy chạy bộ Elip Primus Pto (Động cơ AC)

5.4. Hít thở đúng cách

Hít thở đúng cách trong khi tập với máy chạy bộ giúp lượng oxi nạp vào cơ thể dồi dào, tăng thêm sức bền trong quá trình tập. Ngoài ra, luyện tập đúng tư thế giúp cơ thể chuyển hóa năng lượng tốt hơn. Tư thế đúng trong chạy bộ là mắt phải nhìn thẳng, cột sống giữ thẳng, căng vai và tiếp xúc với bề mặt thảm bằng mũi chân.

5.5. Điều chỉnh tốc độ chạy

Để tăng sự bền bỉ trong quá trình tập với máy tập chạy bộ điện, bạn nên điều chỉnh tốc độ nhanh hơn trong vài phút. Điều này vừa giúp thời gian chạy rút ngắn, vừa giúp lượng calo tiêu hao tăng lên đáng kể.

5.6. Tập trung trong quá trình tập máy chạy bộ

Để tránh những chấn thương ngoài ý muốn, bạn nên thật sự tập trung trong quá trình tập. Tránh nhìn ngửa, nhìn nghiêng, làm mất thăng bằng, phân tâm rất dễ bị chấn thương.

Tập trung trong quá trình tập máy chạy bộTập trung trong quá trình chạy

5.7. Tận dụng hết các tính năng của máy chạy bộ

Máy chạy bộ đa năng hiện nay được trang bị thêm nhiều tính năng đi kèm như: Dụng cụ hỗ trợ tập bụng, đai massage, tạ tay, bàn xoay,.. Bạn nên linh động kết hợp thêm các dụng cụ này để hiệu quả buổi tập được tăng lên, giảm cảm giác nhàm chán trong quá trình tập.

5.8. Thư giãn cơ sau khi tập

Trước khi muốn kết thúc bài tập với máy chạy bộ, bạn nên giảm dần tốc độ máy, hãy dành từ 3-5 phút đi bộ nhanh, rồi chuyển về tốc độ đi bộ bình thường trước khi tắt máy để các cơ kịp thích nghi với sự thay đổi. Đồng thời, khi ra khỏi máy, bạn nên tập các động tác giãn cơ thả lỏng một vài phút để tránh bị đau nhức, chuột rút.

Thư giãn sau buổi tậpThư giãn sau buổi tập

5.9. Xây dựng lịch chạy phù hợp là cách chạy bộ đúng cách

Kỹ thuật đúng là rất quan trọng để ngăn ngừa nhiều chấn thương khi chạy cũng như giúp bạn chạy lâu hơn. Dưới đây là một số gợi ý để giúp bạn phát triển phong độ chạy tốt:

  • Chạy càng cao càng tốt trong khi vẫn giữ thẳng lưng, ngẩng cao đầu.
  • Giữ cơ thể thư giãn trong suốt thời gian chạy bằng cách thả lỏng hàm và nắm tay, thả lỏng cơ mặt, cử động vai.
  • Đung đưa cánh tay của bạn qua lại trong khi giữ cho khuỷu tay cong một góc 90 độ.
  • Kéo rốn về phía cột sống của bạn.
  • Hạn chế chuyển động ngang hông và vai để tránh lãng phí năng lượng.

5.10. Ăn uống điều độ và đúng giờ

Dưới đây là gợi ý về chất dinh dưỡng trong chế độ ăn uống của người chạy bộ:

  • 50% nên đến từ các loại carbohydrate phức hợp lành mạnh như rau, ngũ cốc nguyên hạt và trái cây.
  • 25% từ các nguồn protein nạc - “chìa khóa” để phục hồi và phát triển cơ - như cá, trứng, thịt gia cầm và đậu.
  • Phần calo còn lại của bạn nên đến từ các nguồn chất béo lành mạnh, tốt cho tim như hạt, quả hạch, dầu ô liu,...

Bạn cũng nên lên kế hoạch ăn uống cẩn thận trước và sau khi tập, ăn uống đúng giờ sẽ hỗ trợ quá trình phục hồi. Dưới đây là một số quy tắc chung để giúp bạn đưa ra lựa chọn phù hợp trước khi chạy:

  • Chờ ít nhất hai đến ba giờ sau một bữa ăn lớn trước khi bạn bắt đầu chạy. Điều này giúp hệ tiêu hóa của bạn có đủ thời gian để thực hiện công việc của nó.
  • Chọn đồ ăn nhẹ phù hợp trước khi chạy. Chọn những món mà hệ tiêu hóa của bạn có thể dễ dàng xử lý, chẳng hạn như chuối, một ít trái cây sấy khô hoặc sinh tố.

Ăn uống đúng giờĂn uống đúng giờ

5.11. Giữ đủ nước

Đảm bảo uống đủ nước cũng quan trọng khi chạy bộ. Thiếu nước có thể gây chuột rút cơ, đau đầu và mệt mỏi khi tập luyện. Hấp thụ đủ nước giúp loại bỏ độc tố, điều hòa cơ thể và giảm viêm.

Theo hướng dẫn chung, hãy cố gắng uống ít nhất lượng nước bằng một nửa trọng lượng cơ thể bạn và được tính bằng lít mỗi ngày. Ví dụ, nếu bạn nặng 90kg, hãy uống ít nhất 2.7 lít nước mỗi ngày.

giữ đủ nước cho cơ thểGiữ đủ nước cho cơ thể

Trên đây là các thông tin hướng dẫn về cách chạy bộ trên máy hiệu quả cũng như là các lưu ý khi chạy. Hy vọng thông tin trên hữu ích đến bạn, nếu thắc mắc nào khác về cách tập luyện thì hãy liên hệ hotline 1800 6854 hoặc website elipsport.vn để được hỗ trợ chi tiết.

Xem thêm:

Bên cạnh những thông tin trên, bạn có thể thử cách giảm cân bằng may chay bo hay máy tập đạp xe tại nhà. Dù bận rộn đến đâu bạn vẫn có thể tập luyện thoải mái mà không lo đến môi trường hay thời tiết. Kết hợp thêm việc sử dụng ghế massage toàn thân để giảm cân mà vẫn có sức khỏe tốt nhé! Hy vọng Elipsport đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích. Xem thêm thông tin cách chăm sóc sức khỏe trên website: https://elipsport.vn/

Chạy Bộ Lúc Nào Là Tốt Nhất? Vào Sáng Sớm Hay Vào Ban Đêm? - ảnh 4
Elipsport - Thương hiệu thể thao tại nhà với các dòng sản phẩm như: Máy chạy bộ, xe đạp tập, ghế massage… được khách hàng tin dùng hiện nay. Hệ thống cửa hàng tại 63 tỉnh trên toàn quốc. CEO Elipsport với phương châm: “Sức khoẻ cho người Việt là mục tiêu của cuộc đời tôi.”
Câu hỏi thường gặp
Để chuẩn bị sẵn sàng cho hành trình chạy, bạn cần khởi động kỹ càng để làm nóng cơ thể cũng như tránh các chấn thương không đáng có. Xoay khớp cổ tay, cổ chân, chạy nâng cao đùi với tốc độ nhanh dần, ngồi căng cơ để kéo giãn cơ bắp, … là những bài tập được khuyến cáo.
Danh mục sản phẩm