Chạy bộ là một phương pháp tập luyện mang lại nhiều lợi ích về sức khỏe thể chất và cả tinh thần. Tuy nhiên, nhiều người thường tỏ ra tò mò và đặt câu hỏi: "Chạy bộ có tăng chiều cao không?" Hãy cùng Elipsport khám phá những ảnh hưởng của việc chạy bộ đối với chiều cao thông qua bài viết dưới đây nhé!
1. Chiều cao ảnh hưởng bởi những yếu tố nào?
1.1. Chế độ dinh dưỡng
Việc cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể là vô cùng quan trọng. Bên cạnh đó cũng giúp cung cấp các khoáng chất khác như vitamin D, K2, magie, kẽm, kali, vitamin C và canxi để tăng trưởng chiều cao.
Một số thực phẩm tốt cho quá trình phát triển chiều cao có thể kể đến như rau xanh, đậu, trứng, sữa, thịt, cá, trái cây,... Đây hầu hết là những nguồn thực phẩm phát triển chiều cao rất tốt do chúng chứa các dưỡng chất cần thiết giúp tăng trưởng xương.
1.2. Chế độ tập thể dục
Tập thể dục thường xuyên là cách giúp tăng chiều cao hiệu quả. Điều này cực kỳ quan trọng đối với ai đang ở trong độ tuổi dậy thì. Việc tập thể dục thường xuyên sẽ giúp tăng cường thêm cơ và xương. Qua đó cũng giúp kích thích cơ thể sản sinh thêm hàm lượng hormone tăng trưởng, từ đó sẽ làm giảm nguy cơ loãng xương.
Bên cạnh đó cũng có các môn thể thao được khuyến khích giúp tăng chiều cao như bóng rổ, chạy bộ, bơi lội… Ngoài ra, bạn cũng có thể tập luyện yoga để cải thiện chiều cao hơn. Trong đó việc duy trì chế độ tập luyện thường xuyên 5 ngày mỗi tuần và mỗi ngày từ 30 phút đến 1 giờ để hiệu quả đạt được tối ưu nhất.
Chế độ tập thể dục
1.3. Ngủ đủ giấc
Một trong những phương pháp giúp tăng chiều cao cho tuổi trưởng thành không thể bỏ qua chính là ngủ đủ giấc. Việc ngủ sâu và ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày sẽ giúp phát triển chiều cao hiệu quả. Theo một số bài nghiên cứu thì cơ thể sau 10 giờ sẽ kích thích hàm lượng hormone tăng trưởng và tái tạo nên tế bào. Do đó tốt nhất bạn nên ngủ trước 10 giờ tối mỗi ngày.
1.4. Đi đứng và làm việc đúng tư thế
Những tư thế của chúng ta đều sẽ có những tác động đến hệ xương khớp. Khi đi đứng hay ngồi thì nên giữ cho lưng và đầu thẳng đứng. Bên cạnh đó cũng nên hạn chế nằm nhiều khi sử dụng các thiết bị điện tử.
Ngoài ra bạn cũng nên tránh mang vác vật nặng vì khi sẽ khiến dây chằng bị tổn thương, gây ra ảnh hưởng đến cột sống cũng như phát triển chiều cao.
1.5. Yếu tố di truyền
Yếu tố di truyền cũng sẽ có liên quan một phần đến chiều cao. Vì thế nếu bạn sinh ra trong gia đình có bố mẹ hoặc thế hệ ông, bà có chiều cao hạn chế thì chắc chắn cũng sẽ bị tác động. Nguyên nhân này đã được khoa học ra kết luận chứng minh. Những bài nghiên cứu đã cho thấy chiều cao sẽ bị ảnh hưởng bởi yếu tố di truyền lên đến 23%.
Yếu tố di truyền
2. Chạy bộ có tăng chiều cao không?
Trước khi đến với câu trả lời chạy bộ tăng chiều cao, một thông tin bạn cần hiểu chính là chiều cao của mỗi con người phụ thuộc vào 23% yếu tố di truyền, phần còn lại được chia ra các yếu tố khác là khẩu phần ăn uống, tập luyện thể thao và chế độ sinh hoạt lành mạnh.
Vậy cuối cùng thì chạy bộ phát triển chiều cao có đúng không? Đáp án là hoàn toàn có. Nguyên nhân là khi chạy bộ, cơ thể của bạn sẽ sản sinh ra nhiều hormone HGH giúp chiều cao phát triển ở độ tuổi trưởng thành.
Tuy rằng chạy bộ tăng chiều cao là có thật nhưng trên thực tế thì đây không phải là một bộ môn tập luyện lý tưởng cho những người muốn hỗ trợ phát triển chiều cao. Các tác động khi cơ thể hoạt động chạy bộ giúp tăng chiều cao là không nhiều nhưng bài tập này sẽ mang lại lợi ích giảm cân. Nếu thực sự muốn việc tăng chiều cao đạt hiệu quả cao nhất, bạn có thể kết hợp tập thêm bơi lội, hít xà bên cạnh bài tập chạy bộ.
Chạy bộ có thể giúp tăng chiều cao nếu như bạn tập luyện đúng và có kế hoạch
3. Lợi ích của chạy bộ
3.1. Tác dụng của chạy bộ giúp tăng tuổi thọ
Một số nghiên cứu đã chứng minh chạy bộ sẽ giúp tăng tuổi thọ lên đến 23%. Lợi ích này cũng chính là do thói quen tập luyện giúp tăng cường sức khỏe tim mạch. Từ đó sẽ kiểm soát hàm lượng glucose và insulin hỗ trợ xương khớp. Qua đó cũng điều hòa được lượng hormone cần thiết để hỗ trợ thần kinh. Không những vậy, chạy bộ còn giúp bạn giảm thiểu chất béo cũng như hàm lượng cholesterol.
3.2. Chạy bộ giúp bạn tăng năng suất làm việc
Bên cạnh tác dụng trên thì chạy bộ còn giúp tăng năng suất làm việc. Vì thế khi tập luyện, người tập sẽ càng năng động và khỏe mạnh hơn. Không chỉ vậy mà những người không chạy bộ sẽ dễ bị bệnh hơn hẳn những người thường chạy bộ. Do đó cũng khá dễ hiểu khi người chạy bộ thường sẽ trẻ lâu hơn những người không vận động.
Chạy bộ mang nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe và vóc dáng
3.3. Giúp bạn ngủ ngon
Giấc ngủ có tầm quan trọng với chiều cao lẫn sức khỏe. Nếu bạn ngủ ngon, cơ thể bạn sẽ được cải thiện sự tập trung cũng như nâng cao sức khỏe giúp tăng cường hệ miễn dịch. Nên một giấc ngủ ngon sẽ giúp giảm nguy cơ mắc bệnh béo phì, đột quỵ,…
Khi vận động, chạy bộ sẽ giúp bạn dễ đi vào giấc ngủ nhanh hơn và sâu hơn. Từ đó sẽ giúp phục hồi sức khỏe cơ thể tốt hơn. Điều này vô cùng cần thiết với những ai bị mất ngủ hay khó ngủ về đêm.
3.4. Giúp giảm đau xương khớp
Những người không chạy bộ hay vận động thường xuyên, càng lớn tuổi sẽ càng có nguy cơ gặp phải vấn đề đầu gối. Tỷ lệ này cao hơn hẳn so với những người thường xuyên chạy bộ.
Một nghiên cứu đã được tiến hành trên những vận động viên thể dục và những người không vận động. Kết quả đã cho thấy tỷ lệ viêm khớp ở người thường xuyên chạy bộ sẽ thấp hơn với người không chạy bộ. Các bài nghiên cứu khác cũng đã chứng minh hoạt động chạy bộ sẽ giúp nâng cao sức khỏe xương khớp và đầu gối hơn.
3.5. Duy trì vóc dáng
Bài tập chạy bộ là một trong những phương pháp được khuyên dùng để giảm cân hiệu quả nhờ vào công dụng đốt cháy mỡ thừa. Nhưng bạn không nhất thiết phải chạy nhanh mới có thể giảm cân được. Chúng ta chỉ cần chạy chậm là đã có thể tăng cường tác dụng giảm cân. Tuy nhiên, khi chạy chậm bạn sẽ cần thời gian luyện tập gấp đôi so với việc chạy nhanh để đạt hiệu quả.
Duy trì vóc dáng
4. Chạy bộ như thế nào để tăng chiều cao hiệu quả?
4.1. Thời gian hợp lý cho việc chạy bộ
Không thể phủ nhận chạy bộ vào buổi sáng sớm là cách lý tưởng để bắt đầu ngày mới. Tuy nhiên điều đó không có nghĩa buổi sáng là sự lựa chọn duy nhất để bạn chạy bộ, bạn có thể chạy thời gian khác trong ngày. Bạn có thể tập luyện vào buổi sáng (5 - 7h), buổi chiều (16 - 18h) hoặc buổi tối (8 - 10h).
Điều quan trọng trong chạy bộ nói riêng và tập luyện thể thao nói chung là sự duy trì đều đặn chế độ tập luyện. Luyện tập thể thao vào thời gian nào cũng không quan trọng bằng sự ổn định, hãy duy trì thời gian chạy bộ các buổi sáng hoặc các buổi chiều cùng giờ hàng ngày. Nếu bạn sợ thời tiết cản trở chế độ tập luyện thì bạn nên sắm một chiếc máy chạy bộ tại nhà.
4.2. Các kiểu chạy bộ giúp tăng chiều cao
Chạy bộ có nhiều cách như chạy phục hồi, chạy dài, chạy tăng tốc, biến tốc,... Trong đó, chạy nước rút được coi là kiểu chạy hữu hiệu nhất để cải thiện chiều cao. Chạy nước rút là phương pháp chạy nhanh, đòi hỏi tăng tốc về tốc độ trong khoảng thời gian ngắn nhất. Bài tập chạy nước rút là một trong những cách rèn luyện sức khỏe đơn giản, nhưng đem lại những tác động mạnh mẽ lên cơ thể và sự thay đổi rõ rệt về ngoại hình.
Bài tập chạy nước rút tác động rất lớn lên hệ cơ bắp và các bộ phận trên cơ thể. Các nhóm cơ sẽ săn chắc hơn, khỏe mạnh hơn nhờ động tác chạy nhanh, gấp rút. Với cách chạy cường độ cao như này cơ thể sẽ trao đổi chất rất hiệu quả. Quá trình trao đổi chất này sẽ tạo điều kiện để tiến trình đốt mỡ diễn ra thuận lợi, cơ thể sản sinh nhiều hormone tăng trưởng hơn và chiều cao của bạn đương nhiên sẽ tăng.
Các kiểu chạy bộ tăng chiều cao
4.3. Kỹ thuật chạy
Chạy bộ có tăng chiều cao không, chúng chỉ thực sự hiệu quả khi bạn thực hiện đúng cách. Bạn cần điều chỉnh tư thế khi chạy vì chỉ khi người bạn được giữ thẳng, cột sống của bạn mới được giải nén và chiều cao của bạn mới được cải thiện. Thêm nữa, lưng không thẳng khi chạy với tốc độ cao sẽ khiến bạn dễ bị ngã và chấn thương.
- Khởi động trước khi chạy: Bạn nên khởi động cơ thể với một vài động tác thể đơn giản để gân cơ được co dãn, sau đó chạy chậm và tăng dần tốc độ. Bạn hãy cố gắng lấy đà thật tốt khi xuất phát và dùng 2 cánh tay để tạo đà chạy nhanh.
- Luôn giữ thẳng người trong khi chạy: Tư thế nên đảm bảo đầu và mắt nhìn thẳng phía trước. Hãy cố gắng giữ cho cơ thể bạn không nghiêng quá nhiều, đặc biệt không nên chúi đầu về đằng trước vì nó khiến bạn mất thăng bằng.
Bạn không nên dậm chân quá mạnh khi hạ bàn chân, nếu nghe tiếng bước chân là bạn đang chạy sai cách. Khi gần kết thúc quãng đường chạy, bạn nên chạy chậm dần rồi mới dừng lại, không nên dừng đột ngột.
4.4. Địa điểm tập luyện
Địa điểm luyện tập là những địa điểm có địa hình bằng phẳng, ít vật cản. Nếu bạn không tìm được nơi đáp ứng nhu cầu tập thì bạn có thể mua máy chạy bộ tại nhà để dễ dàng tập luyện hơn.
4.5. Tư thế
Trong khi chạy, chúng ta nên giữ cho thân người thẳng, còn phần đầu hơi cúi hướng về phía trước 15 độ. Thả lỏng phần vai và chân, đặc biệt không nên dồn sức quá nhiều vào thân dưới. Khi chạy nên đảm bảo 3 giai đoạn chính là bắt đầu chạy, trên không và bước tiếp đất. Khi tiếp đất chúng ta phải đáp bằng nửa chân, sau đó mới đến cả bàn chân.
Sải bước chân cũng không quá dài. Vì như vậy vừa gây mất sức nhưng cũng dễ xảy ra chấn thương cũng như hạn chế hiệu quả tăng chiều cao. Khi hạ chân xuống, chúng ta không nên dậm chân quá mạnh. Còn khi kết thúc quá trình chạy chúng ta không nên dừng lại đột ngột mà nên chạy chậm lại rồi mới dừng hẳn.
5. Những lời khuyên giúp chạy bộ tăng chiều cao hiệu quả
Không phải cứ chạy bộ là sẽ giúp tăng chiều cao như ý bạn muốn. Tập luyện bất kỳ một môn thể thao hay bài tập thể dục nào cũng cần bạn biết cách điều chỉnh để nó phù hợp nhất với sức lực của cơ thể. Dưới đây là một số lời khuyên từ những người có chuyên môn để việc tập luyện chạy bộ tăng chiều cao của bạn phát huy được hiệu quả tối ưu nhất:
5.1. Giày chạy bộ
Điều đầu tiên cũng là điều quan trọng nhất khi chạy bộ chính là bạn hãy lựa chọn cho mình một đôi giày tốt nhất, êm chân nhất. Có như vậy thì hoạt động tập luyện của bạn mới tạo cho cơ thể cảm giác thoải mái và hứng khởi khi chạy.
5.2. Quần áo
Điều tiếp theo cũng quan trọng không kém đó chính là việc chọn quần áo khi chạy. bạn nên chọn mặc những bộ đồ thun, thoáng mát có tác dụng hút mồ hôi tốt.
5.3. Khởi động
Trước khi bắt đầu tập luyện, bạn hãy khởi động cơ thể thật kỹ để hạn chế cơ thể gặp chấn thương. Sau thời gian dài tập luyện chạy bộ, bạn cần đi bộ một cách thong thả, thả lỏng cơ thể để giảm đau.
Khởi động trước khi chạy
5.4. Thời gian tập luyện
Khoảng thời gian lý tưởng nhất cho một bài tập chạy bộ là từ 5 - 6h sáng, 5 - 6h chiều và 9 - 10h tối. Mỗi tuần, bạn nên dành thời gian chạy bộ từ 3 - 4 buổi để việc tập luyện đạt hiệu quả tốt nhất. Thời lượng tối ưu cho các buổi chạy là khoảng 30 - 45 phút.
5.5. Gel năng lượng
Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng thêm các loại gel năng lượng để bổ sung năng lượng cho cơ thể trong quá trình chạy bộ.
5.6. Ăn các sản phẩm từ sữa mỗi ngày
Trước hết, cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng trong cuộc sống. Chất đạm rất quan trọng đối với sự tăng trưởng và phát triển của trẻ như cá, tôm, thịt nạc, trứng gia cầm, đậu phộng, các sản phẩm từ đậu nành,…
Kẽm là yếu tố quan trọng trong tăng trưởng chiều cao và ăn nhiều thực phẩm chứa kẽm có thể ngăn ngừa tình trạng thấp lùn. Thực phẩm chứa kẽm dễ hấp thu là thực phẩm động vật, chẳng hạn như thịt lợn, thịt bò, thịt cừu và gan động vật.
Chú ý đến chế độ dinh dưỡng
5.7. Vận động để thúc đẩy chiều cao
Tập thể dục là một cách hiệu quả để kích thích sự phát triển. Thanh thiếu niên nên tham gia các bài tập nhẹ và căng hơn, chẳng hạn như nhảy dây, kéo xà ngang, bơi lội,... và các trò chơi bóng khác nhau.
Để chạy bộ tăng chiều cao thì một bài tập không nên dưới 30 phút và không nên ít hơn 3 lần một tuần. Những bài tập “có sức nặng” như cử tạ là không phù hợp.
Vận động để thúc đẩy chiều cao
5.8. Ngủ đủ giấc
Hormone thúc đẩy sự phát triển của cơ thể con người - sự bài tiết hormone tăng trưởng khi ngủ cao gấp ba lần khi ở trạng thái thức. Thời kỳ cao điểm của việc tiết hormone tăng trưởng là từ 10 giờ tối đến 2 giờ sáng và bắt đầu từ 35 đến 45 phút sau khi chìm vào giấc ngủ.
Tăng tiết dịch tốt nhất nên cho trẻ đi ngủ trước 9 - 10 giờ và đảm bảo trẻ ngủ đủ hơn 9 giờ mỗi đêm. Thời gian ngủ sâu phải đủ lâu và ngủ khi các cơ được thả lỏng thì sẽ tốt cho xương khớp được kéo giãn.
6. Một số bài tập khác giúp tăng chiều cao
Ngoài hoạt động chạy bộ, có nhiều bài tập khác có thể hỗ trợ quá trình phát triển chiều cao. Dưới đây là một số bài tập đơn giản bạn có thể thực hiện tại nhà:
- Bơi trên cạn: Nằm phẳng và nâng từng chân lên. Duỗi hai tay về phía trước, mô phỏng tư thế bơi lội.
- Giãn cơ khi thức dậy: Mở rộng cánh tay trên đầu, kéo nhẹ để cảm nhận sự căng trải qua cơ bắp. Giữ trong 30 giây, sau đó thả lỏng và quay trở lại.
- Tư thế cái cây: Đứng thẳng, gập chân phải và đặt lên đùi trái, đảm bảo chân trái chịu toàn bộ trọng lượng cơ thể. Nâng cả hai cánh tay qua đầu và kết hợp lòng bàn tay với nhau, duy trì thăng bằng trên chân trái.
- Ngồi gập người về phía trước: Ngồi trên sàn, duỗi chân và cúi người về phía trước, cố gắng chạm tay vào ngón chân. Giữ lưng thẳng và cố gắng đưa đầu gối gần đầu.
Ngồi gập người về phía trước
Bài viết trên chúng tôi đã giải đáp rõ ràng liệu chạy bộ có tăng chiều cao không cũng như các lợi ích mà chạy bộ mang lại cho cơ thể. Hy vọng thông tin trên hữu ích cho bạn, nếu còn bất kỳ thắc mắc nào hãy liên hệ ngay đến hotline 1800 6854 hoặc website: elipsport.vn để được giải đáp nhé!
Xem thêm:
- Những môn thể thao giúp tăng chiều cao hàng đầu nên chọn
- Đi bộ có tăng chiều cao không? Cách đi bộ đúng kỹ thuật
- Cách tập thể dục tăng chiều cao theo các thời điểm trong ngày
Rất nhiều bài viết đã đưa thông tin rằng chạy bộ trong 30 phút sẽ đốt cháy được bao nhiêu calo. Tuy nhiên, lượng calo được đốt cháy còn tùy thuộc vào cách thức và quá trình bạn tập luyện như thế nào. Và để kiểm soát được những điều này rõ hơn, các dòng máy chạy bộ điện cũng như xe đạp tập của Elipsport đã được tích hợp sẵn đồng hồ giúp đo các chỉ số quan trọng. Ngoài ra, nếu quá trình tập luyện bạn hay bị đau mỏi xương khớp hay cơ thì có thể tham khảo thêm dòng ghế massage của Elipsport luôn nhé!