Thói quen vừa chạy bộ vừa nghe nhạc giúp bạn vừa có thể tận hưởng được những giai điệu du dương vừa rèn luyện cơ bắp dẻo dai hơn. Thế nhưng liệu thói quen này có thực sự tốt hay không? Cách này có hại cho sức khỏe không? Hãy cùng tham khảo trong bài viết dưới đây nhé!
Việc sử dụng tai nghe khi chạy bộ có lẽ không phải là điều quá xa lạ với những ai thường xuyên tập chạy bộ. Theo một cuộc khảo sát, có khoảng 60% người chạy bộ cho biết rằng họ có sử dụng tai nghe trong quá trình vận động này. Trong đó có đến 81% thường nghe những bản nhạc yêu thích được cài đặt sẵn trong thiết bị. Dưới đây là tổng hợp những ưu điểm và nhược điểm khi chúng ta vừa chạy bộ vừa nghe nhạc mà bạn có thể cân nhắc. Để từ đó có thể nâng cao chất lượng chạy trong quá trình tập luyện của mình.
Vừa chạy bộ vừa bật nhạc là một thói quen của nhiều người
1. Lợi ích khi bạn vừa chạy bộ vừa nghe nhạc
Các nhà nghiên cứu khoa học đã chứng minh rằng thói quen nghe nhạc thường xuyên có thể tiếp thêm năng lượng và tăng cường sự hứng thú cho bạn trong quá trình chạy bộ.
1.1. Vừa chạy bộ vừa nghe nhạc tạo năng lượng
Các hoạt động thể chất, đặc biệt diễn ra vào cuối ngày có thể khiến cho bạn cảm thấy mệt mỏi và chẳng còn muốn làm điều gì khác nữa. Sẽ có những ngày bạn cần tiếp thêm động lực và những bài nhạc yêu thích có thể trở thành nguồn năng lượng tuyệt vời cho bạn.
Một chuyên gia thể thao chuyên nghiên cứu về tác động của âm nhạc đến các vận động viên cho rằng những giai điệu lôi cuốn, hấp dẫn sẽ giúp cho người tập trở nên hưng phấn hơn. Lúc đó, mặc dù phải đối mặt với sự mệt mỏi trong quá trình tập luyện nhưng bạn cũng vẫn còn nhiều năng lượng để tiếp tục thực hiện công việc khác.
Âm nhạc giúp tăng cường các cảm xúc tích cực như sự vui vẻ và phấn khởi, đồng thời làm giảm bớt các cảm giác căng thẳng, mệt mỏi và uể oải cho người tập.
1.2. Vừa chạy bộ vừa nghe nhạc giúp giữ nhịp độ tập luyện
Nhiều người khi chạy bộ không thích đeo tai nghe trong quá trình tập luyện. Thay vào đó, họ muốn tập trung vào các chỉ số như số bước chân và nhịp thở để kiểm soát nhịp độ chạy. Tuy nhiên, âm nhạc vẫn là thứ có thể giúp bạn theo dõi cường độ tập luyện rất tốt.
Theo một nghiên cứu gần đây, nhiều vận động viên thường đạt hiệu quả tốt hơn khi nghe nhạc phù hợp với nhịp độ tập luyện của bản thân họ. Các chuyên gia đưa ra gợi ý cho bạn là nên nghe nhạc nhịp nhanh 120 nhịp mỗi phút khi tập luyện những bài tập có cường độ cao. Ngược lại, những bài hát ít hơn 120 nhịp mỗi phút sẽ phù hợp cho các bài tập nhẹ nhàng. Bài nhạc có nhịp điệu phù hợp với cường độ chạy bộ sẽ giúp bạn tự động điều chỉnh nhịp chạy của mình để không bị mất sức khi tập luyện lâu dài.
1.3. Vừa chạy vừa nghe nhạc làm tăng sức bền
Theo một nghiên cứu tiến hành tại Đại học Anh, việc nghe những giai điệu yêu thích trong lúc vận động có thể làm giảm sự mệt mỏi và giúp tăng cảm giác bắt nhịp. Âm nhạc là yếu tố tác động từ bên ngoài giúp ngăn chặn các tác nhân tiêu cực từ bên trong, trong đó có sự mệt mỏi, uể oải.
Khi người tập cảm nhận được sự mệt mỏi đã giảm, những bước chạy sẽ trở nên tràn đầy năng lượng. Nếu bạn cần thêm động lực để hoàn thành những bài tập nặng, hãy chọn nghe những bài nhạc yêu thích để tập luyện tốt hơn.
Hoạt động chạy bộ mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe, còn âm nhạc sẽ giúp những bước chạy trở nên nhẹ nhàng, bay bổng hơn. Điều này còn khiến tinh thần của chúng ta đồng điệu với hoạt động thể chất hơn nữa đấy.
1.4. Cải thiện tính đơn điệu khi chạy bộ
Khi chúng ta chạy, chúng ta thực sự đang thực hiện cùng một động tác lặp đi lặp lại. So với việc tập luyện các môn thể thao khác nhau trong phòng tập gym, nó sẽ hơi nhàm chán. Và đối với nhiều người chạy bộ đường dài thì với âm nhạc là người bạn đồng hành có thể làm giảm cảm giác nhàm chán khi tập luyện chạy ở một mức độ nhất định, và là một giải pháp tốt.
Ngoài ra, thói quen tập thể dục có thể mang lại nhiều tác động tích cực cho cuộc sống của bạn. Tuy nhiên, bạn vẫn cần nhận biết một số tác dụng phụ của việc chạy bộ đeo tai nghe và nghe nhạc để cân nhắc trong quá trình tập luyện.
2. Tác hại khi bạn vừa chạy bộ vừa nghe nhạc
Dưới đây là một số tác hại dễ nhận thấy khi vừa chạy bộ vừa bật nhạc nghe qua tai nghe mà bạn cần cân nhắc.
2.1. Vừa chạy bộ vừa nghe nhạc gây nguy hiểm
Một trong những lý do chính mà bạn không nên đeo tai nghe trong lúc tập chạy bộ là để đảm bảo an toàn cho bản thân bạn. Việc đeo tai nghe có thể khiến cho bạn không cảm nhận được những sự việc xảy ra xung quanh mình. Đặc biệt là khi đang chạy bộ ở đường có xe chạy, tai nghe sẽ khiến bạn không nghe thấy được tiếng còi xe và nguy cơ gặp phải tai nạn trên đường rất cao. Đó là một vấn đề cực kỳ nguy hiểm mà bạn nên cân nhắc khi vừa chạy lại vừa nghe nhạc.
Nếu bạn nghe nhạc trong thời gian dài, bạn sẽ không thể nghe được tiếng xe đang đến gần hay có ai đó khác cảnh báo cho bạn là nguy hiểm đang ập đến. Trong trường hợp phải tập chạy ở những nơi xe cộ đông đúc thì tốt nhất là bạn không nên sử dụng tai nghe để nghe nhạc.
2.2. Vừa chạy vừa nghe nhạc khiến bạn bị phụ thuộc
Như đã nói ở trên, âm nhạc có thể giúp chúng ta tự động điều chỉnh nhịp độ tập luyện nhưng không phải lúc nào bạn cũng mang theo tai nghe bên người. Do đó, bạn không thể phụ thuộc quá nhiều vào việc này để điều chỉnh cường độ tập luyện của mình được.
Khi đã bị phụ thuộc vào âm nhạc mà vì hoàn cảnh mà không thể duy trì tập luyện cùng với việc nghe nhạc, bạn sẽ bắt đầu cảm thấy uể oải trở lại. Cơ thể bạn đã hình thành sự cảm nhận âm nhạc và tập luyện cùng nhau. Nên khi thiếu đi âm nhạc, bạn có thể sẽ thấy không còn cảm hứng để tập luyện tiếp.
Bạn không nên để mình bị phụ thuộc vào việc nghe nhạc qua nhiều trong lúc tập chạy bộ. Giải pháp là bạn chỉ nên nghe nhạc xen kẽ trong các lần tập chạy bộ chứ không nên nghe một cách thường xuyên.
2.3. Vừa chạy bộ vừa nghe nhạc làm giảm trải nghiệm chạy
Trong xã hội hiện nay, công nghệ hiện đại hầu như đã chiếm sóng ở mọi lúc mọi nơi. Do đó, tập thể dục có thể coi là khoảng thời gian hiếm hoi để bạn rời bỏ những thiết bị công nghệ. Đây cũng là cách để thay đổi không khí lúc này, bạn sẽ chỉ tập trung vào làm một việc duy nhất là tập thể dục mà thôi.
Khi vừa chạy lại vừa nghe nhạc thì bạn sẽ lại phải thực hiện hai việc cùng một lúc, nghĩa là bạn sẽ quay trở lại chế độ multitasking (làm nhiều việc cùng một lúc) như khi làm việc ở văn phòng.
Chiếc tai nghe cũng sẽ phần nào hạn chế trải nghiệm chạy bộ của bạn. Bạn sẽ chẳng thể tận hưởng trọn vẹn được cảm giác sảng khoái khi tập nếu như tập trung vào âm nhạc quá mức.
2.4. Nghe nhạc dễ gây xao nhãng mục tiêu chạy bộ
Nếu bạn không đeo tai nghe khi chạy, bạn có thể luôn chú ý đến tốc độ của bản thân dựa trên nhịp thở và nhịp tim của chính bạn. Thế nhưng, khi bạn đeo tai nghe để nghe nhạc, bạn sẽ dễ dàng quên tốc độ mục tiêu của mình, điều này không tốt cho người chạy chuẩn bị các cuộc thi.
2.5. Các thiết bị phát nhạc cản trở quá trình chạy bộ
Nhiều người nghe bài hát bằng điện thoại di động với việc cầm điện thoại trên tay hoặc đặt điện thoại trong túi quần. Và đồng thời họ cũng đeo tai nghe có dây trên tai. Việc xoay người cần thiết trong quá trình chạy khiến bạn cần phải điều chỉnh vị trí của tai nghe hay điện thoại bất cứ lúc nào, lúc này chỉ cần một cử động nhỏ cũng sẽ rất phiền phức và ảnh hưởng đến tư thế chạy, đặc biệt khi gặp một số đoạn đường không bằng phẳng. Đồng thời, việc điện thoại quá nặng cũng khiến một bên đùi phải chịu sức cản lớn hơn. Có thể dẫn tới sự thiếu nhịp nhàng giữa các bước chạy.
Đề xuất dành cho bạn để hạn chế điều này là cố gắng sử dụng các thiết bị đeo tay có thể phát nhạc hoặc thiết bị nhỏ gọn, không gây nặng, cồng kiềng trong túi quần. Và để giúp bạn không cầm gì trên tay, đảm bảo cánh tay xoay bình thường khi chạy. Đồng thời có thể phản ứng nhanh và bảo vệ bản thân khi chẳng may mất thăng bằng.
3. Tóm lại vừa chạy bộ vừa nghe nhạc có tốt không?
Thói quen vừa chạy bộ kết hợp với việc nghe nhạc đã trở thành một trải nghiệm không thể thiếu trong quá trình tập luyện của nhiều người. Thế nhưng, bạn cũng cần cân nhắc thêm một vài yếu tố khác để quyết định xem liệu mình có nên nghe nhạc trong lúc chạy bộ hay không. Chúng bao gồm những lời khuyên sau đây từ các chuyên gia.
3.1. Nghe nhạc hay không phụ thuộc vào địa điểm chạy
Nếu bạn chạy bộ trong nhà với máy chạy bộ thì việc mở nhạc bằng loa trên máy là hoàn toàn an toàn. Vì bạn sẽ không phải quan sát các phương tiện giao thông khác xung quanh.
Còn nếu bạn chạy bộ trong khu dân cư đông đúc thì không nên nghe nhạc để dễ dàng quan sát những mối nguy hiểm xung quanh. Nếu bạn cảm thấy không nghe nhạc làm giảm hiệu suất bản thân thì nên chú ý chạy ngược chiều với hướng xe chạy trên đường, giữ cho tầm nhìn của bạn quan sát được những xe cộ đang chạy sắp tới. Thêm vào đó, nhớ không vặn âm lượng quá lớn và đeo một số dụng cụ thể thao có dải phản quang khi chạy ở đêm.
Trong trường hợp bạn chạy bộ ở công viên, những con đường yên tĩnh (nhưng đảm bảo an toàn) thì có thể thoải mái nghe nhạc. Thế nhưng, nếu bạn đang được thưởng thức những cung đường chạy mới với cây xanh hai bên đường, sao không thử bỏ tai nghe xuống và lắng nghe âm thanh của cuộc sống như tiếng chim kêu, tiếng lá xào xạc. Chúng sẽ giúp bạn chạy bộ hứng thú không hề kém những bản nhạc đã được thu âm sẵn trên máy.
3.2. Thiết kế danh sách nhạc phù hợp cho việc chạy
Có rất nhiều bài hát với những tiết tấu khác nhau, chúng có thể nhanh hay chậm. Tiết tấu của nhạc nhanh hay chậm sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng việc chạy bộ của bạn. Những bài nhạc sôi động, tiết tấu nhanh có thể thúc đẩy bạn chạy nhanh hơn. Ngược lại, những bản nhạc nhẹ nhàng dễ dàng khiến bạn chậm bước chân.
Nếu bạn nghe nhạc nhẹ nhàng khi đang cần tăng tốc thì nó sẽ khiến thành tích của bạn thụt lùi. Nhưng nếu bạn chỉ đang khởi động mà lại nghe nhạc quá sôi động, tiết tấu nhanh thì nó có thể khiến bạn bị đau bụng, chuột rút do chưa làm nóng cơ thể.
Do đó, đề xuất dành cho bạn nếu muốn vừa chạy bộ vừa nghe nhạc đó là theo ba giai đoạn khởi động / chạy bộ / thư giãn khác nhau trong một buổi chạy. Bạn hãy xây dựng ba danh sách phát được tạo và các danh sách phát khác nhau được chuyển sang các giai đoạn chạy khác nhau. Hoặc tùy theo quãng đường chạy dự kiến để tạo 1 danh sách nhạc đảm bảo được cả 3 yếu tố này.
3.3. Nghe nhạc phụ thuộc vào sở thích bản thân
Nếu bạn đã giải quyết được cả hai lưu ý mà chuyên gia đề cập ở mục 3.1. và 3.2. trên đây, thì không còn điều gì ngăn cản bạn nghe nhạc khi chạy bộ nữa. Lúc này, tùy theo sở thích của bản thân để bạn quyết định có nên nghe nhạc hay không. Bạn có thể thích nghe các bài hát khi chạy một mình. Và bạn cảm thấy nhịp nhàng hơn. Nếu bạn chạy với bạn bè, về cơ bản bạn không cần nghe các bài hát. Tất cả phụ thuộc vào chính cảm nhận của bạn với việc nghe nhạc có giúp tăng hiệu suất chạy hay không.
Khi đã tìm được một kế hoạch luyện tập phù hợp với thói quen vừa chạy bộ vừa nghe nhạc, hãy cố gắng thực hiện chạy bộ thường xuyên để rèn luyện sức khỏe một cách tốt nhất cho chính mình nhé. Elipsport luôn mang đến cho bạn những chiếc máy chạy bộ tuyệt vời khi thực hiện chạy bộ tại nhà. Liên hệ hotline 1800 6854 để được tư vấn miễn phí ngay hôm nay.

Elipsport - Thương hiệu thể thao tại nhà với các dòng sản phẩm như: Máy chạy bộ, xe đạp tập, ghế massage… được khách hàng tin dùng hiện nay. Hệ thống cửa hàng tại 63 tỉnh trên toàn quốc. CEO Elipsport với phương châm: “Sức khoẻ cho người Việt là mục tiêu của cuộc đời tôi.”