Máy chạy bộ tại nhà là thiết bị tập thể dục tiết kiệm thời gian và hiệu quả cho mọi người thời hiện đại. Tuy nhiên khi chúng ta đang sử dụng máy tập chạy bộ tại nhà thì vẫn cần nắm được một số lưu ý khi sử dụng chúng để đảm bảo không làm hư hỏng những bộ phận mà theo thống kê, thường dễ hỏng nhất sau đây.
1. Đai chạy không hoạt động
Máy tập chạy bộ ngày càng trở nên phổ biến
Một trong những điều khiến người dùng khó chịu nhất chính là lấy hết động lực để bước lên máy chạy bộ nhưng nó lại không hoạt động như ý muốn. Có rất nhiều nguyên nhân khiến máy tập chạy bộ không chuyển động, các nguyên nhân có thể xảy ra là:
Nguyên nhân hàng đầu dẫn tới điều này là do máy sử dụng hơn 1 năm, quá tải lâu ngày hoặc bị ẩm ướt. Dẫn tới bo mạch điều khiển phía dưới có vấn đề. Dẫn tới mặc dù bảng điều khiển hiển thị bình thường, và bạn đã thực hiện các thao tác khởi động máy hay các điều chỉnh như tăng giảm độ dốc, tốc độ nhưng đai chạy vẫn không di chuyển.
Ngoài ra, có thể do bo mạch điều khiển phía trên có vấn đề, bo mạch máy bị cấn hoặc hư. Mô tơ có vấn đề, máy chung quá tải, lâu ngày máy không được sử dụng hoặc sử dụng quá dài, thời gian dùng trên 3 năm máy sẽ bị mất từ tính.
Ngoài ra, còn có nguyên nhân là đường điều khiển bị hỏng. Nhưng đây thường là sự cố trong quá trình lắp đặt máy mới chứ không phải đã dùng lâu năm. Nếu tình trạng này xảy ra, tốt nhất bạn nên gọi điện cho đơn vị lắp đặt máy mới của mình. Và phản ánh tình trạng máy mới không hoạt động bình thường lúc ban đầu. Để phòng ngừa điều này, ngay sau khi kỹ thuật lắp máy xong, bạn nên dùng thử vài lần để kiểm tra đai chạy có hoạt động ổn định, trơn tru không.
Đai chạy đột ngột không hoạt động do lâu ngày không dùng
2. Chổi than máy chạy bộ dùng lâu ngày bị mòn
Chổi than cũng là bộ phận cần được thay thế định kỳ của các dòng thiết bị dùng động cơ DC. Còn máy tập chạy bộ động cơ AC thì không sử dụng chổi than. Bạn có thể bỏ qua phần này nếu máy ở gia đình bạn sở hữu động cơ AC như máy tập chạy bộ ELIP Amazon. Theo khuyến cáo từ kỹ thuật viên, thường là 500 giờ sử dụng nên thay thế một chiếc chổi than mới. Việc quên thay thế chổi than khi dùng máy thời gian dài có thể dẫn tới những tiếng ồn ào khi thiết bị này hoạt động. Điều này có thể gây ảnh hưởng cho bạn và những người xung quanh, đặc biệt là trong các căn hộ, chung cư.
Giải pháp dành cho bạn lúc này là nên kiểm tra hoặc thay thế chổi than định kỳ. Việc thay thế nên nhờ tới sự hỗ trợ của kỹ thuật viên chuyên nghiệp nếu bạn không rành về kỹ thuật điện.
Chổi than cần được thay thế định kỳ
3. Dây curoa bị giãn, bị lệch sau thời gian sử dụng
Có hiện tượng tạm dừng trong quá trình đang chạy có thể đến từ nguyên nhân dân curoa dùng thời gian dài đã bị giãn.
Dây curoa của máy sau thời gian dài sử dụng cũng có thể bị trượt khỏi vị trí. Nguyên nhân có thể xảy ra là do dây đã bị giãn, có thể dẫn tới dây nhiều rãnh bị lỏng khỏi vị trí. Giải pháp cho bạn lúc này là điều chỉnh chốt cân bằng ở đầu sau của đai chạy (xoay theo chiều kim đồng hồ cho đến khi hợp lý).
Thêm nữa, dây curoa còn có thể bị lệch. Một trong những dấu hiệu nhận biết dây curoa của máy chạy bộ bị lệch đó là khi dây curoa bị lệch và cọ xát vào hai mặt ván chạy sẽ tạo ra tiếng ồn ở hai bên thảm chạy. Lúc này, với vấn đề trên, bạn chỉ cần điều chỉnh sự cân bằng của dây đai là được.
Ngoài ra, nếu bạn nghe thấy tiếng ồn giúp như âm thanh ma sát của dây curoa đang chạy. Thì đã tới lúc bạn nên dành thời gian để làm sạch dây, sau đó, máy sẽ vận hành lại bình thường, ổn định.
4. Bảng điều khiển bị hỏng, nhấp nháy
Nguyên nhân dẫn tới bảng điều khiển phổ biến nhất có thể do cầu chì dùng lâu ngày bị đứt dẫn đến không cấp nguồn cho toàn bộ máy. Bạn nên thay mới cầu chì để khắc phục tình trạng không có màn hình hiển thị trên bảng điều khiển.
Trong một số trường hợp, màn hình nhấp nháy chứ không hỏng hoàn toàn. Thì các lý do có thể xảy ra là do tiếp xúc kém của dây điều khiển hoặc tình trạng nhiễu tĩnh điện. Giải pháp cho bạn lúc này là kết nối lại dây điều khiển.
Còn nếu bạn không thể kiểm tra nhịp tim hiển thị trên màn hình thì rất có thể bảng mạch nhịp tim đã bị hỏng hoặc tai nghe nhịp tim bị hỏng. Giải pháp lúc này là thay miếng đệm tai nghe nhịp tim hoặc thay bảng mạch nhịp tim.
Một vấn đề nữa của bảng điều khiển dùng lâu ngày có thể dẫn tới các nút điều khiển bị hỏng. Lúc này, bạn nên kiểm tra phần nhựa dẫn điện trên phần nút bị hỏng hóc. Nếu có quá nhiều bụi bẩn ở khu vực phía trên, hãy lau sạch bằng cồn. Nếu phần nhựa dẫn điện bị hỏng, nên thay phần nhựa dẫn điện trên các nút. Khi có bụi bẩn ở góc trong, bạn có thể dùng bút lông viết, bút lông nhỏ,… để lau sạch bụi. Lưu ý không dùng lực quá mạnh, thao tác nhẹ nhàng.
Nút điều khiển dùng lâu ngày có thể bị bám bụi, ngừng hoạt động
5. Gợi ý khi gặp các lỗi hư hỏng của máy chạy bộ
Trong thời gian bảo hành, hãy tìm nhà sản xuất ban đầu để được bảo trì sau bán hàng, và họ cũng sẽ cung cấp miễn phí nếu phụ kiện xảy ra sự cố trong thời gian bảo hành. Nếu thời gian bảo hành đã hết, bạn có thể liên hệ với đại lý bán máy chạy bộ tại địa phương hoặc nhà cung cấp dịch vụ sửa chữa để được kiểm tra và sửa chữa tại chỗ. Tại Elipsport, tất cả các dòng máy tập chạy bộ đều được bảo hành trên 5 năm và bảo trì trọn đời. Linh kiện thay thế cũng được đảm bảo 100% chính hãng. Do đó, nếu là khách hàng của Elipsport, bạn có thể liên hệ ngay hotline: để được hỗ trợ sửa chữa sớm nhất.
Thương hiệu Elipsport luôn có đội ngũ hỗ trợ khách hàng
Máy chạy bộ ELIP
Như vậy, trên đây là tổng hợp các bộ phận của máy chạy bộ dễ bị hư hỏng nhất sau một thời gian sử dụng. Điều quan trọng là bạn cần phải bảo dưỡng thiết bị này định kỳ để chúng hoạt động với hiệu suất tốt nhất. Nếu không, sản phẩm có thể gây ra ra sự cố gây ảnh hưởng tới an toàn những người sử dụng.