Tổng đài miễn phí: 1800 6854 Trạng thái giao hàng Kiểm tra bảo hành
  • 1800 6854

Bầu ăn nho được không? Bầu 3 tháng đầu có nên ăn nho?

Trong giai đoạn mang thai bà bầu cần cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng để thai nhi phát triển một cách toàn diện. Tuy nhiên không phải loại thực phẩm nào bà bầu cũng có thể ăn khi mang thai. Trong đó, nho là loại trái cây chứa nhiều vitamin và dưỡng chất cần thiết tốt cho sức khỏe. Vậy bà bầu ăn nho được không? Trong bài viết dưới đây Elipsport sẽ giúp bạn tìm ra câu trả lời chính xác nhất.

1. Bầu ăn nho được không?

Bầu 3 tháng đầu ăn nho được không?

Mang thai 3 tháng đầu bà bầu ăn nho được không? Bà bầu mang thai 3 tháng đầu hoàn toàn ăn nho được. Bởi nho là loại trái cây chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết đem lại nhiều lợi ích cho bà bầu. Trong 100g quả nho có chứa những thành phần dinh dưỡng như:

  • Đường: 15,48g.
  • Chất xơ: 0,9g.          
  • Chất béo: 0,16g.      
  • Đạm: 0,72g. 
  • Vitamin C: 3,2mg.    
  • Vitamin K: 14,6µg.   
  • Vitamin E: 0,19mg.  
  • Vitamin B6: 0,086mg.          
  • Acid folic: 2µg.         
  • Canxi: 10mg.           
  • Magie: 7mg. 
  • Kali: 191mg. 
  • Kẽm: 0,07mg.

Ngoài những dưỡng chất trên, trong quả nho còn chứa nhiều thiamin, riboflavin, niacin, acid pantothenic,... rất tốt cho sức khỏe của bà bầu. Dù đem lại nhiều lợi ích cho sức khoẻ nhưng bà bầu 3 tháng đầu chỉ nên ăn nho với lượng vừa phải để không gây ra những tác dụng phụ không mong muốn từ loại quả này.

Xem thêm: Danh sách 15 loại trái cây tốt cho bà bầu 3 tháng đầu thai kỳ

Mang thai 3 tháng giữa ăn nho được không?

Mang thai 3 tháng giữa bà bầu ăn nho được không? Theo bác sĩ Kliman, người có hơn 34 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực y tế tại California đã cho biết phụ nữ mang thai có thể ăn nho trong suốt thời kỳ mang thai chứ không chỉ riêng 3 tháng giữa. 

Tuy quả nho tốt cho sức khỏe bà bầu nhưng bạn chỉ nên ăn với lượng vừa phải để tránh gây ra những ảnh hưởng không mong muốn nhé!

Xem thêm: 14 loại trái cây tốt cho bà bầu 3 tháng giữa để mẹ khỏe trẻ lớn nhanh

bầu ăn nho được không

Bầu ăn nho được không vào 3 tháng cuối?

Vào 3 tháng cuối thai kỳ mẹ bầu vẫn có thể ăn nho. Quả nho có vị ngọt và nhiều dưỡng chất có lợi cho cả mẹ bầu và thai nhi. Nhưng để đạt hiệu quả tốt nhất, mẹ bầu cần ăn nho đúng cách với hàm lượng vừa đủ.

Ngoài ra, nếu bà bầu nào gặp tình trạng tiểu đường, béo phì, đau dạ dày hoặc dễ bị dị ứng thì không nên ăn nho. Hàm lượng đường cao có thể khiến cho tình trạng bệnh của mẹ bầu chuyển biến nặng và tăng nguy cơ tiểu đường thai kỳ.

Xem thêm: 15 trái cây tốt cho bà bầu 3 tháng cuối giúp mẹ khỏe bé thông minh

2. Bà bầu ăn nho khô được không?

Sau khi có câu trả lời bầu ăn nho được không, một số người còn thắc mắc phụ nữ mang thai có ăn nho khô được không? 

Nho khô là một loại trái cây sấy khô rất bổ dưỡng. Nó chứa nhiều glucose và là một loại thuốc bổ tốt cho phụ nữ và người thiếu máu yếu. Nó có thể bổ khí dưỡng huyết, ấm thận, thiếu máu giảm tiểu cầu có tác dụng chữa bệnh rất tốt.

Đối với chứng suy nhược thần kinh và mệt mỏi quá mức nho khô có tác dụng bồi bổ rất tốt. Vì vậy, có thể kết luận bà bầu cũng có thể ăn được nho khô.

bầu ăn nho được không

3. Lợi ích và tác dụng phụ của nho đối với bà bầu

Với thắc mắc bầu ăn nho được không thì câu trả lời là chắc chắn có. Nếu bà bầu ăn nho với lượng vừa phải sẽ mang lại nhiều lợi ích sau:

Lợi ích của việc ăn nho đối với bà bầu

Tốt cho mẹ bầu và thị lực của bé

Mặc dù không có cơ sở khoa học nào nói rằng ăn nho giúp mắt to hơn nhưng ăn nhiều nho khi mang thai sẽ tốt cho mắt của trẻ. 

Ăn nho còn giúp cải thiện thị lực của mẹ bầu và thai nhi trong bụng mẹ, vì vậy khi mang thai có thể ăn nho nhưng nên vừa phải.

Giảm ốm nghén

Hầu hết phụ nữ sau khi mang thai sẽ phải đối mặt với tình trạng ốm nghén, do ảnh hưởng của hormone trong cơ thể nên khẩu vị cũng thay đổi. Nho có vị chua ngọt nên thích hợp ăn khi bị ốm nghén lúc mang thai.

Nâng cao sức đề kháng cho bà bầu

Nho rất giàu vitamin C, hạt nho trong nho còn chứa thành phần có thể nâng cao khả năng miễn dịch, vitamin C còn có thể ngăn ngừa cảm lạnh. Người Canada cũng phát hiện nho và các sản phẩm từ nho cũng có thể kháng virus nên có rất nhiều lợi ích cho bà bầu.

Giảm thiếu máu

Nho chứa hàm lượng cao canxi, phốt pho, sắt, cùng nhiều loại vitamin và axit amin có thể bồi bổ khí huyết, giảm thiểu tình trạng thiếu máu ở phụ nữ mang thai ở một mức độ nhất định. Đồng thời bà bầu ăn nho cũng có lợi cho sự phát triển của thai nhi.

bầu ăn nho được không

Tác dụng phụ của nho đối với bà bầu

Dẫu mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe của bà bầu nhưng nếu bạn ăn quá nhiều có thể gây ra một số tác dụng phụ dưới đây:

Nhiễm độc

Trong quả nho có chứa một lượng lớn resveratrol, hợp chất này khá độc hại và gây nguy hiểm có bà bầu có nội tiết tố bị mất cân bằng gây ra nhiều biến chứng. Resveratrol được tìm thấy trong những quả nho có vỏ sẫm màu, chẳng hạn như màu đen và đỏ.

Tiêu chảy

Những quả nho đen và đỏ có lớp vỏ khá dày thường rất khó để tiêu hoá, tình trạng này sẽ dẫn đến tình trạng tiêu chảy ở các mẹ bầu có hệ tiêu hoá yếu.

Ngoài ra, mẹ bầu tuyệt đối không được ăn nho chưa chín bởi vì đôi khi mẹ sẽ bị ợ nóng, đau đầu, buồn nôn và nôn mửa.

Tăng chỉ số đường huyết

Mặc dù các loại đường tự nhiên có trong quả nho đem đến hương vị hoàn hảo nhưng chúng có thể làm tăng lượng đường trong máu. Từ đó, làm ảnh hưởng xấu đến thể trạng nếu mẹ bầu ăn nho trong khoảng thời gian dài.

4. Bà bầu ăn nho có tăng cân không?

Nho có vị chua ngọt, nhiều nước và giàu dinh dưỡng. Trong số lượng đường chứa nhiều trong nho, phần lớn là đường glucose mà cơ thể con người dễ hấp thụ. 

Vì vậy nho trở thành loại trái cây lý tưởng cho những người có hệ tiêu hóa yếu. Nho chứa nhiều axit tartaric, giúp tiêu hóa. Và rượu vang có tác dụng chống oxy hóa, có thể giúp bạn giảm cân. Vì vậy nhiều mẹ bầu cho rằng ăn nho có thể giảm cân. Điều này có đúng không?

Ăn nho để giảm cân là một hiểu lầm. Trên thực tế, hàm lượng đường trong nho cao hơn so với trái cây thông thường nên ăn nhiều cũng không giảm cân. Vì vậy, ăn nhiều nho sẽ làm cho bạn béo.

Quả nho thực chất chứa rất nhiều đường, mặc dù rất giàu dinh dưỡng và có rất nhiều lợi ích đối với cơ thể con người. Nhưng hàm lượng đường cao quả thực là một vấn đề không thể bỏ qua. 

Hàm lượng đường cao đồng nghĩa với lượng calo cao, ăn quá nhiều sẽ gây ra chắc chắn sẽ khiến cơ thể tăng cân. Vì vậy ăn nhiều nho sẽ dẫn đến béo phì. Lượng nho tiêu thụ nên duy trì ở mức khoảng 100 gram mỗi ngày.

bầu ăn nho được không

5. Lưu ý cho bà bầu khi ăn nho

Bà bầu không nên uống nước ngay sau khi ăn nho 

Bản thân nho có tác dụng nhuận tràng và làm ẩm ruột, sau khi ăn nho xong nếu uống nước, trước khi dạ dày có thể tiêu hóa và hấp thụ chúng, nước sẽ làm loãng axit trong dạ dày, dễ gây tiêu chảy. 

Tuy nhiên, loại tiêu chảy này không phải do vi khuẩn gây ra và sẽ tự khỏi mà không cần điều trị sau khi hết tiêu chảy.

Bà bầu không nên uống sữa ngay sau khi ăn nho

Nho có chứa vitamin C, các nguyên tố trong sữa sẽ phản ứng với vitamin C có trong nho. Điều này rất có hại cho dạ dày, dùng cả hai loại cùng lúc sẽ gây tiêu chảy, trường hợp nặng sẽ gây nôn mửa. Do đó, bà bầu không thể uống sữa ngay sau khi ăn nho mà hãy đợi ít nhất là 30 phút.

Bà bầu không nên ăn quá nhiều nho

Do hàm lượng đường trong nho cao nên bà bầu mắc bệnh tiểu đường cần đặc biệt lưu ý không nên ăn nho.

Sau khi ăn hải sản không nên ăn nho

Các loại hải sản đều chứa hàm lượng protein cao, nếu bà bầu vừa ăn hải sản xong và tráng miệng bằng vài quả nho sẽ không tốt chút nào đâu nhé!

Nho có chứa hoạt chất là axit tanic, nó phản ứng với protein trong hải sản gây kết đó. Từ đó, làm giảm giá trị dinh dưỡng của protein và kích thích đường tiêu hoá gây chóng mặt, buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy và nhiều triệu chứng khác.

Nho phải được rửa thật sạch với nước muối

Trong quá trình trồng nho chắc chắn người nông dân đã sử dụng nhiều hoá chất trừ sâu sâu để cho ra thành phẩm là những quả nho tươi ngon, mọng nước. 

Dù trước khi đưa ra thị trường, nho đã được sơ chế và rửa sạch nhưng mẹ bầu vẫn nên rửa thật kỹ lại với nước muối pha loãng. 

bầu ăn nho được không

Với bài viết trên Elipsport đã giúp bạn giải đáp cho thắc mắc bầu ăn nho được không? Có thể kết luận rằng bà bầu có thể ăn nho trong suốt giai đoạn mang thai với hàm lượng 100-200g/tuần. Để nâng cao hệ miễn dịch và sức khỏe khi mang thai mẹ bầu cần tập thể dục thường xuyên. Một số bài tập mẹ bầu có thể tập luyện tại nhà như đi bộ với máy chạy bộ điện, yoga, thiền,...

Xem thêm một số dòng sản phẩm chăm sóc sức khỏe tại nhà để mẹ và bé luôn khỏe mạnh:

Hy vọng bài viết đã hữu ích cho bạn đọc trong quá trình chăm sóc sức khỏe tại nhà. Bạn lưu ý, trước khi sử dụng bất kỳ thiết bị tập nào, hãy liên hệ với chuyên gia để được tư vấn nhé! Xem thêm bài viết tin tức khác trên website: https://elipsport.vn/

Chạy Bộ Lúc Nào Là Tốt Nhất? Vào Sáng Sớm Hay Vào Ban Đêm? - ảnh 4

Elipsport - Thương hiệu thể thao tại nhà với các dòng sản phẩm như: Máy chạy bộ, xe đạp tập, ghế massage… được khách hàng tin dùng hiện nay. Hệ thống cửa hàng tại 63 tỉnh trên toàn quốc. CEO Elipsport với phương châm: “Sức khoẻ cho người Việt là mục tiêu của cuộc đời tôi.”

Câu hỏi thường gặp

Bầu uống rượu nho được không?
Trong giai đoạn mang thai, mẹ bầu nên tránh bất kỳ loại rượu hoặc thức uống có cồn nào bởi chúng sẽ ảnh hưởng đến thai nhi.
Hạt nho có thể gây ra một số rủi ro nếu mẹ bầu bị dị ứng hoặc đang trong quá dùng thuốc chữa bệnh và sử dụng các loại thực phẩm bổ sung. Do đó, tốt nhất là mẹ bầu vẫn nên loại bỏ hạt nho khi ăn nho nhé!
Nho rất giàu giá trị dinh dưỡng, nhưng nếu mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ, hãy tạm thời rời xa loại quả này. Bệnh tiểu đường thai kỳ dễ gây ra rủi ro sau hậu sản khi không được điều trị cẩn thận.
popup-btn3