Tổng đài miễn phí: 1800 6854 Trạng thái giao hàng Kiểm tra bảo hành
  • 1800 6854

Bệnh Kwashiorkor: Nguyên nhân và cách phòng ngừa thế nào?

Có rất nhiều dạng suy dinh dưỡng ảnh hưởng đến sức khỏe trẻ em. Bệnh Kwashiorkor là gì? Nguyên nhân và cách phòng ngừa bệnh như thế nào? Ba mẹ hãy tham khảo những chia sẻ trong bài viết này để biết cách bảo vệ con trẻ.

Suy dinh dưỡng thể phù Kwashiorkor là một loại suy dinh dưỡng khá nghiêm trọng ở trẻ em. Tỷ lệ tử vong liên quan đến căn bệnh này khá cao. Trang bị cho bản thân kiến thức về nguyên nhân, cách điều trị và phòng ngừa bệnh Kwashiorkor là cách để các bậc phụ huynh bảo vệ sức khỏe cho con yêu tốt nhất, kịp thời phát hiện và khắc phục sớm tình trạng này.

1. Bệnh Kwashiorkor là gì?

bệnh Kwashiorkor

Bệnh Kwashiorkor ở trẻ nhỏ

Kwashiorkor còn được biết với tên gọi suy dinh dưỡng phù nề là một loại suy dinh dưỡng protein - năng lượng nghiêm trọng ở trẻ em. Bệnh có liên quan đến tình trạng phù nề giữ nước, thường thấy ở những khu vực trải qua nạn đói. Chứng rối loạn dinh dưỡng này sẽ khiến bệnh nhân có vẻ ngoài tiều tụy, cơ thể sưng lên với nhiều chất lỏng.

Suy dinh dưỡng thể Kwashiorkor thường xảy ra ở những quốc gia nghèo như châu Phi, nơi có nguồn thực phẩm hạn chế. Bệnh hiếm khi xuất hiện ở Hoa Kỳ hay các nước có nguồn thực phẩm ổn định. Nếu được điều trị sớm, đa phần bệnh nhân sẽ hồi phục hoàn toàn. Cách điều trị bệnh là đưa thêm protein và calo vào chế độ ăn uống. Những trẻ em mắc bệnh Kwashiorkor có khả năng không phát triển đúng cách hoặc không tăng trưởng, có thể bị còi cọc suốt phần đời còn lại.

Một số biến chứng nghiêm trọng của bệnh nếu được điều trị chậm trễ là sốc, hôn mê, tàn tật vĩnh viễn về tinh thần và thể chất. Trong trường hợp không được điều trị, Kwashiorkor có thể đe dọa đến tính mạng. Bệnh làm suy yếu cơ quan lớn và cuối cùng là tử vong.

2. Nguyên nhân nào gây ra Kwashiorkor?

bệnh Kwashiorkor

Sữa mẹ không đủ dưỡng chất là nguyên nhân khiến bé bị Kwashiorkor

Nguyên nhân đầu tiên dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng thể phù ở trẻ em là do không nuôi con bằng sữa mẹ. Có nhiều lý do khác nhau khiến bé không được nuôi lớn bằng sữa mẹ, chẳng hạn như mẹ không đủ sữa cho bé bú, mẹ sợ ngực chảy xệ nên cai sữa sớm. Việc bổ sung dinh dưỡng cho bé bằng nước cháo pha sữa, sữa công thức, bột dinh dưỡng, sữa mẹ không đầy đủ chất sẽ khiến cho cơ thể bé bị thiếu chất dẫn đến suy dinh dưỡng.

Ngoài ra, bệnh Kwashiorkor còn được gây ra bởi một số các nguyên nhân khác bao gồm:

  • Bé bị mắc các căn bệnh nhiễm khuẩn sơ sinh hoặc bệnh di truyền kết hợp với chế độ dinh dưỡng không hợp lý, thiếu dưỡng chất.
  • Khẩu phần ăn của bé không được cung cấp đầy đủ chất đạm, ba mẹ cho bé dùng các loại sữa không phù hợp với thể trạng.
  • Bé bị sinh non hoặc nhiễm trùng.

3. Biểu hiện của trẻ bị suy dinh dưỡng thể phù Kwashiorkor

Khi bị suy dinh dưỡng thể phù Kwashiorkor, khuôn mặt của bé thường tròn trịa do trữ nước nhưng tay chân lại khẳng khiu, trương lực cơ yếu, màu da có dấu hiệu rối loạn sắc tố. Bé có biểu hiện của gan to, thiếu máu, phù, thoái hóa mỡ, đạm máu giảm.

bệnh Kwashiorkor

Trẻ bị Kwashiorkor xuất hiện nhiều biểu hiện nghiêm trọng

Trong trường hợp bệnh tình càng nghiêm trọng, bé sẽ có thêm dấu hiệu phù mí mắt, mặt, chân tay hoặc toàn thân, tràn dịch màng tinh hoàn ở bé trai, tràn dịch màng bụng. Tùy thuộc vào các mức độ suy dinh dưỡng mà mắt bé cũng có khả năng phù theo. Não răng, tim ruột, xương gan đều có các dấu hiệu bị ảnh hưởng phù.

Khi mới bắt đầu mang bệnh suy dinh dưỡng Kwashiorkor, các biểu hiện có thể không quá nghiêm trọng. Tuy nhiên, nếu sau một thời gian không được chữa trị kịp thời, tình trạng bệnh kéo dài thì tỷ lệ tử vong ở bé sẽ tăng lên khá cao, khả năng khắc phục bệnh rất khó khăn.

4. Làm thế nào để phòng ngừa bệnh Kwashiorkor?

Để phòng ngừa tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ nói chung và suy dinh dưỡng thể phù Kwashiorkor nói riêng, ba mẹ cần chăm sóc bé đúng cách ngay từ khi còn trong bụng mẹ. Trong thời kỳ mang thai, mẹ bầu cần ăn uống, chăm sóc, bồi bổ đầy đủ chất dinh dưỡng. Việc đi khám thai định kỳ đều đặn cũng giúp mẹ theo dõi sát sao sự tăng trưởng của thai nhi.

Ở thời điểm mới chào đời, bé cần được nuôi lớn hoàn toàn bằng sữa mẹ trong vòng 6 tháng đầu. Đây là phương pháp phòng ngừa suy dinh dưỡng đặc biệt hiệu quả mà đa phần các bà mẹ bỏ qua. Không nên cai sữa cho bé quá sớm, trẻ sơ sinh cần được bú mẹ đến khi được 2 tuổi.

bệnh Kwashiorkor

Cần cho bé sau 6 tháng tuổi ăn dặm để phát triển toàn diện

Sau khi bé được 6 tháng tuổi, ba mẹ hãy kết hợp cho bé ăn dặm đầy đủ chất để bé được phát triển toàn diện. Bên cạnh đó, các bậc phụ huynh hãy chú ý không nên cho bé dưới 12 tháng tuổi ăn sữa bột nguyên kem. Nguyên nhân là vì loại sữa này có chứa thành phần nhiều protein, dễ khiến niêm mạc ruột bị tổn thương gây bệnh biếng ăn hoặc rối loạn tiêu hóa...

Chế độ dinh dưỡng của bé cần đảm bảo một số yếu tố sau:

  • Trẻ sau 6 tháng tuổi nên được ăn dặm với khẩu phần cân đối đủ 4 nhóm thức ăn là chất béo, tinh bột, chất đạm, rau củ quả tươi để cung cấp vitamin và khoáng chất thiết yếu.
  • Trong trường hợp mẹ ít sữa hoặc không đủ sữa nuôi con, mẹ hãy cho bé ăn thêm sữa đậu nành, sữa bò. Mẹ tuyệt đối không nên chỉ cho bé ăn nước cháo bổ sung.

Các bậc phụ huynh cần chú ý thường xuyên theo dõi cân nặng của bé, quan sát các dấu hiệu trên cơ thể bé nhằm phát hiện các bất thường và kịp thời đi khám bệnh. Bên cạnh đó, việc đều đặn đưa bé đi khám sức khỏe định kỳ là biện pháp hiệu quả để phòng ngừa chứng suy dinh dưỡng, đảm bảo bé luôn có một thể trạng tốt, phát triển ổn định.

Bệnh Kwashiorkor khá nghiêm trọng và không thể điều trị tại nhà. Hầu hết các trường hợp khi phát hiện trẻ mắc bệnh, ba mẹ đều cần đưa bé đến bệnh viện để được các bác sĩ chuyên ngành khám và chữa trị kịp thời. Mong rằng những chia sẻ trên đã giúp bạn có đầy đủ kiến thức về căn bệnh nguy hiểm này. Việc chú ý theo dõi tình trạng sức khỏe của bé sẽ giúp ba mẹ sớm phát hiện tình trạng, khắc phục nhanh chóng, không để xảy ra biến chứng.

Chạy Bộ Lúc Nào Là Tốt Nhất? Vào Sáng Sớm Hay Vào Ban Đêm? - ảnh 4

Elipsport - Thương hiệu thể thao tại nhà với các dòng sản phẩm như: Máy chạy bộ, xe đạp tập, ghế massage… được khách hàng tin dùng hiện nay. Hệ thống cửa hàng tại 63 tỉnh trên toàn quốc. CEO Elipsport với phương châm: “Sức khoẻ cho người Việt là mục tiêu của cuộc đời tôi.”

Câu hỏi thường gặp

Trẻ mấy tuổi bị bệnh Kwashiorkor?
Bệnh Kwashiorkor thường gặp ở những bé trên 1 tuổi, chủ yếu là vào giai đoạn từ 1 đến 3 tuổi.
Có chế gây bệnh Kwashiorkor là cơ thể bị thiếu hụt protein - năng lượng kết hợp với nhiều chất dinh dưỡng khác, đặc biệt là các vi chất dinh dưỡng.
Khi mắc bệnh Kwashiorkor, cân nặng của trẻ chỉ cond 60 đến 80% dù cơ thể bị phù.
Có. Trẻ suy dinh dưỡng thể phù thường bị phù từ chân rồi đến mắt, có thể bị phù to toàn thân. Ban đầu các biểu hiện có thể không quá nghiêm trọng, tuy nhiên nếu không được điều trị kịp thời mà để tình trạng kéo dài thì tỷ lệ tử vong sẽ khá cao.
Ngoài bệnh Kwashiorkor, trẻ bị thiếu protein có thể bị cơ cứng khớp xương và cao huyết áp, phù nề, các bộ phận khác nhau của cơ thể như dạ dày, bàn tay và bàn chân bị sưng, da đổi màu...