Tổng đài miễn phí: 1800 6854 Trạng thái giao hàng Kiểm tra bảo hành
  • 1800 6854

Thương hàn - căn bệnh không thể coi thường

Hệ thống miễn dịch của chúng ta phải chống chọi lại rất nhiều bệnh khác nhau, đặc biệt là các bệnh sốt. Hàng năm, số người mắc sốt siêu vi, sốt xuất huyết, sốt phát ban,... đều tăng chóng mặt, đặc biệt là sốt thương hàn.

Tuy là một trong những cái tên nghe khá "quen thuộc" nhưng bệnh thương hàn lại hay bị con người chủ quan, bỏ qua mối nguy hiểm tiềm ẩn từ căn bệnh này. Chính vì vậy mà bài viết dưới đây sẽ giúp bạn có thêm những cái nhìn rõ ràng, chân thực nhất về căn bệnh này.

1. Bệnh thương hàn là gì?

Là một bệnh nhiễm khuẩn toàn thân do trực khuẩn Salmonella gây ra, bệnh thương hàn thường khởi phát đột ngột và có nhiều biến chứng nặng nề. Các biến chứng nguy hiểm đó có thể là xuất huyết tiêu hóa, viêm cơ tim, viêm não, thủng ruột,... có thể dẫn đến tử vong cho người bệnh. Tuy vậy, cũng vẫn có những trường hợp bệnh rất nhẹ, có ít hoặc thậm chí là không có triệu chứng.

thương hàn

Vi khuẩn thương hàn

Thương hàn là bệnh truyền nhiễm cấp tính mang khả năng lây lan mạnh mẽ, thậm chí có thể bùng phát thành dịch. Do vi khuẩn Salmonella gây bệnh này có thể khiến mầm bệnh lây từ người sang người qua con đường ăn uống hoặc tiếp xúc gần với người bị nhiễm khuẩn. Căn bệnh này phổ biến ở hầu hết nhiều quốc gia nhiệt đới và cận nhiệt đới ở Châu Á, Châu Phi, Trung Đông, Châu Đại Dương và cả Trung - Nam Mỹ. Những nơi bị ảnh hưởng nhiều nhất thường là các khu vực có điều kiện sinh hoạt kém vệ sinh, ô nhiễm nguồn nước, không xử ý chất thải,... Chính vì vậy mà ở Việt Nam, bệnh này thường bùng phát phổ biến và nguy hiểm nhất là sau mùa mưa lũ, đặc biệt là vùng Đồng bằng Sông Cửu Long và một số tỉnh phía Bắc.

Dù được nhận diện ra từ rất sớm nhưng chứng bệnh này đến nay vẫn còn là mối đau đầu của Y tế toàn cầu. Theo thống kê, mỗi năm có khoảng 16 triệu người mới mắc bệnh và khoảng 600.000 người không qua khỏi. Bệnh này đáng ra hiếm gặp ở các nước phát triển, thế nhưng do sự xuất hiện của khách du lịch hoặc do việc nhập cư từ vùng có dịch nên thương hàn "không chừa một ai". Bệnh có thể xảy ra quanh năm nhưng đỉnh điểm bùng thành dịch sẽ thường rơi vào khoảng tháng 6 đến tháng 9. Bên cạnh đó, hầu hết độ tuổi nào cũng mang nguy cơ mắc bệnh, thế nhưng bệnh được ghi nhận là thường thấy nhất ở độ tuổi từ 15 đến 30.

2. Nguyên nhân gây ra bệnh thương hàn

Nguyên nhân gây ra bệnh chính là do trực khuẩn thương hàn Salmonella typhi. Đây là trực khuẩn có sức sống tốt, chịu được lạnh vì nó vẫn sống được những 2 - 3 tháng trên cơ thể vật chủ. Không những thế, nó có thể sống trong nước hơn 1 tháng, trong rau quả tối đa 10 ngày và trong phân đến những vài tháng. Salmonella bị diệt ở nhiệt độ 550 độ C trong 30 phút hoặc 1000 độ C trong 5 phút.

Con người chính là vật chủ duy nhất của loại vi khuẩn này. Do đó mà bệnh chỉ lây lan thông qua việc tiếp xúc trực tiếp với người nhiễm bệnh và cũng chính những bệnh nhân ấy là nguồn lây nhiễm trong cộng đồng. Vi khuẩn có trong phân, nước tiểu, chất nôn, mủ,... của người bệnh mà trong đó lượng vi khuẩn có trong phân là nguồn lây nhiễm nghiêm trọng nhất. Ngay cả trong giai đoạn lui bệnh thì vẫn có 20% tiếp tục đưa vi khuẩn gây bệnh ra ngoài môi trường qua phân suốt 2 tháng và 10% tiếp theo đào thải vi khuẩn trong hơn 3 tháng. Bên cạnh đó, những đối tượng dễ bị phơi nhiễm với vi khuẩn thương hàn nhất bao gồm những người đi du lịch vùng dịch, người làm trong phòng xét nghiệm, người tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân hoặc từ người lành mang trùng mạn tính.

3. Triệu chứng của bệnh

3.1. Triệu chứng thương hàn lâm sàng

Thông thường, ở thể điển hình, bệnh sẽ diễn biến như sau:

  • Thời kỳ ủ bệnh: Dao động từ 3 cho đến 21 ngày và thường không phát triệu chứng gì cụ thể, rõ ràng.

thương hàn

Triệu chứng của thương hàn là gì?

  • Thời kỳ khởi phát bệnh:

+ Bệnh nhân sốt và tăng hàng ngày, thường sẽ tăng vào chiều trong 5 - 7 ngày đầu tiên.

+ Nhức đầu âm ỉ kèm theo triệu chứng mệt mỏi, chán ăn, đau cơ các chi, khó ngủ hoặc mất ngủ.

+ Đau bụng, buồn nôn, táo bón.

+ Chảy máu cam (triệu chứng này chỉ thường gặp ở trẻ em).

+ Ho khan, đau bụng, tức ngực.

  • Thời kỳ toàn phát (từ tuần thứ 2 và sẽ kéo dài khoảng 2-3 tuần):

+ Sốt là triệu chứng điển hình nhất. Bệnh nhân sốt cao liên tục từ 39 - 40 độ C kèm theo là những cơn nhức đầu và mệt mỏi. Bệnh nhân sẽ xuất hiện việc bị rét run từng cơn và đổ mồ hôi,...

+ Một triệu chứng ngày nay khá hiếm gặp là mạch nhiệt phân ly.

+ Dấu hiệu khi nhiễm trùng, nhiễm độc toàn thân nặng: Môi bị khô, lưỡi bẩn, má đỏ, hơi thở hôi thối, bệnh nhân hôn mê từ nhẹ đến hôn mê sâu.

+ Trong 5 đến 6 lần một ngày, bệnh nhân sẽ đi ngoài phân lỏng, mùi khẳn.

+ Trướng bụng, đầy hơi, bụng đau nhẹ lan khắp bụng.

+ Gan và lách to (50 - 60% các trường hợp bệnh nhân).

+ Lưỡi bệnh màu trắng bẩn, cạnh lưỡi và đầu lưỡi thì lại có màu đỏ (dấu hiệu lưỡi quay).

+ Loét vòm hầu họng.

+ Phát hồng ban: gặp ở 30% số trường hợp, xuất hiện từ ngày thứ 7 đến ngày 10 của bệnh, đường kính 2.4mm; vị trí thường gặp là ở bụng, hông, ngực và sẽ mất 2 - 3 ngày.

+ Khi khám tim, phổi thì thấy có dấu hiệu suy.

  • Thời kỳ lui bệnh:

+ Giả sử không có biến chứng, bệnh thương hàn sẽ chuyển sang thời kỳ lui bệnh vào tuần thứ 3 hoặc thứ 4. Bệnh nhân lúc này sẽ hạ sốt và thuyên giảm từ từ các triệu chứng rồi phục hồi hoàn toàn.

Thương hàn với trẻ em dưới 5 tuổi thường kém điển hình hơn: trẻ hay gặp tiêu chảy, nôn mửa, ít khi bị táo bón, sốt cao gây co giật toàn thân. Đối với trẻ dưới 1 tuổi, bệnh thường rất nặng đi kèm tỷ lệ biến chứng và tử vong cao. Ngoài ra, với các bệnh nhân có cơ địa suy giảm sẵn như mắc dị dạng đường mật, tiểu đường,... cũng thường lâm vào tình trạng bệnh cảnh nặng.

3.2. Triệu chứng cận lâm sàng

Với triệu chứng cận lâm sàng, cần làm một số xét nghiệm để hỗ trợ cho việc chẩn đoán và điều trị bệnh bao gồm: xác định công thức máu, cấy các bệnh phẩm như máu, dịch tủy xương, dịch mật nước tiểu, phân,... để xác định ra vi khuẩn gây bệnh và bào chế kháng sinh đồ phù hợp. Ngoài ra các xét nghiệm miễn dịch học khác cũng được áp dụng như Widal, RIA, ELISA, PCR,... Tất cả các phương pháp này đều có giá trị chẩn đoán cao, chính xác gần như tuyệt đối.

Nếu bệnh nhân ở thể này không được điều trị, các biến chứng nguy hiểm thường xuất hiện vào tuần thứ 3 hoặc 4 của bệnh.

4. Biến chứng của bệnh thương hàn

Bệnh thương hàn rất nguy hiểm và để lại nhiều biến chứng nặng nề, cụ thể như sau:

  • Biến chứng ở đường tiêu hóa:

+ Chảy máu đường tiêu hóa do tổn thương ở đoạn cuối của ruột non, có tới 15% bệnh nhân mắc phải biến chứng này.

+ Bị thủng ruột: Chiếm 3% các trường hợp và thường xảy ra vào tuần thứ 3 hoặc 4 của bệnh.

  • Biến chứng gan mật: Viêm túi mật và viêm gan.
  • Biến chứng tim mạch: Viêm cơ tim, viêm màng ngoài tim, viêm tắc động mạch, tĩnh mạch, viêm nội tâm mạc, trụy tim mạch,...
  • Biến chứng hệ thần kinh: 

+ Thường thấy nhất là tình trạng rối loạn ý thức, ngủ gà và thậm chí hôn mê.

+ Viêm não: Xuất hiện rối loạn ý thức, rối loạn thân nhiệt và thường có tiên lượng khá nặng.

+ Viêm màng não, viêm não tủy, viêm dây thần kinh sọ, viêm tủy cắt ngang,... cũng là các biến chứng tuy ít gặp nhưng gây ra những nguy hiểm khôn lường.

thương hànCác biến chứng khôn lường đối với bệnh nhân khi mắc thương hàn

  • Biến chứng đường tiết niệu: Hội chứng thận nhiễm mỡ hoặc viêm cầu thận.
  • Biến chứng nhiễm trùng khu trú: Hầu hết có thể gặp phải ở các cơ quan như viêm phổi, viêm họng, viêm đài bể thận, viêm xương, viêm bàng quang,...
  • Những biến chứng các: Như viêm đại tràng, viêm tụy xuất huyết, viêm ruột thừa, liệt ruột,....

5. Đường nào lây nhiễm bệnh thương hàn?

  • Vi khuẩn thương hàn thường lây lan chủ yếu qua đường tiêu hóa và đa số các trường hợp mắc bệnh là do dùng phải thực phẩm bẩn hay sử dụng nguồn nước bị nhiễm trùng. Với nguyên nhân lây nhiễm từ nguồn nước, thực phẩm bẩn - đây cũng chính là nguồn cơn gây ra dịch lớn. Trong nhiều loại thực phẩm, ta hay bắt gặp vi khuẩn thương hàn trong sản phẩm sữa, thịt nhiều nhất. Mặt khác, vi khuẩn có thể tăng trưởng mạnh mẽ trong sữa và những chế phẩm liên quan mà không hề làm thay đổi mùi vị.
  • Bên cạnh đó, việc tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân, người mang vi khuẩn thương Salmonella rồi không vệ sinh sạch sẽ trước khi ăn uống sẽ chắc chắn bị lây bệnh. Thực tế hiện nay cho thấy, điều kiện vệ sinh cũng như ý thức gìn giữ vệ sinh của cộng đồng đã được cải thiện trông thấy. Chính vì thế, việc lây nhiễm qua con đường vệ sinh kém nay đã ít gặp hơn. Đối tượng chủ yếu mắc phải điều này chủ yếu là trẻ em, hoặc lây lan gián tiếp qua ruồi, côn trùng đưa vi khuẩn từ phân đến thức ăn, đồ dùng, tay, chân,....

thương hàn

Nguồn nước ô nhiễm - nguy cơ lây lan bệnh thương hàn

6. Cách điều trị và phòng ngừa bệnh thương hàn

6.1. Cách điều trị bệnh

Tham vấn ý kiến bác sĩ, lựa chọn kháng sinh phù hợp theo phác đồ điều trị để chữa bệnh. Không những thế, phải kết hợp điều trị hỗ trợ hạ sốt khi nhiệt độ tăng cao trên 38.5 độ bằng cách bù nước và điện giải. Người bệnh cũng rất cần được chăm sóc tốt và dinh dưỡng đầy đủ. Ta nên chú ý cho bệnh nhân ăn thức ăn mềm, dễ tiêu, đủ calori,...

6.2. Phòng ngừa bệnh thương hàn

Phòng tránh bệnh thương hàn không hề khó nhưng cũng cần chúng ta phải chú ý một vài điều sau đây:

  • Đảm bảo môi trường được vệ sinh sạch sẽ, nguồn nước không bị ô nhiễm, xử lý phân, rác hợp lý.
  • Luôn luôn ghi nhớ phải ăn chín, uống chín.
  • Rửa tay sạch sẽ trước khi chế biến thức ăn, trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh.
  • Phòng chống ruồi nhặng triệt để.
  • Xử lý chất thải của bệnh nhân kỹ lưỡng, bao gồm phân, nước tiểu, mẫu thử máu,...
  • Cách ly bệnh nhân.

Không những thế, đặc biệt hơn cả là người khỏe mạnh nên tiêm phòng vắc xin ngừa thương hàn.

thương hàn

Luôn chú ý rửa tay sạch sẽ chính là một biện pháp phòng tránh bệnh

Với các thông tin nêu trên về bệnh thương hàn, Elipsport tin rằng bạn đọc đã có thêm trọn bộ kiến thức cần thiết để bảo vệ sức khỏe cho bản thân cũng như người thân của mình. Hãy luôn cập nhật những bài viết mới nhất được chia sẻ mỗi ngày của chúng tôi.

Kiddo Nguyễn

Nếu không may bạn gặp phải những căn bệnh khó điều trị, đừng vì thế mà bi quan, sa sút tinh thần khiến cho sức khỏe ngày càng xuống dốc. Thay vào đó hãy sống lạc quan hơn, thường xuyên vận động tập thể thao để sống tốt, sống khỏe. Hiểu được điều đó, Elipsport luôn tạo dựng nên một nền tảng sức khỏe tốt nhất cho người Việt. Cùng chúng tôi trải nghiệm các thiết bị chăm sóc sức khỏe tại nhà như: may chay bo Elipsport, ghế massage, xe đạp tập thể dục. Những thiết bị này được các chuyên gia của chúng tôi nghiên cứu và chế tạo phù hợp nhất với cơ địa của người Việt. Mong muốn của chúng tôi là giúp đất nước trở nên giàu mạnh hơn, giảm thiểu bệnh tật và cuộc sống tươi vui thành công hơn đến với mọi người.

Chạy Bộ Lúc Nào Là Tốt Nhất? Vào Sáng Sớm Hay Vào Ban Đêm? - ảnh 4

Elipsport - Thương hiệu thể thao tại nhà với các dòng sản phẩm như: Máy chạy bộ, xe đạp tập, ghế massage… được khách hàng tin dùng hiện nay. Hệ thống cửa hàng tại 63 tỉnh trên toàn quốc. CEO Elipsport với phương châm: “Sức khoẻ cho người Việt là mục tiêu của cuộc đời tôi.”

Câu hỏi thường gặp

Bệnh thương hàn có nguy hiểm không?
Bệnh thương hàn là một bệnh nhiễm trùng do virus thương hàn gây ra, và thường không nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh. Tuy nhiên, các triệu chứng của bệnh thương hàn có thể làm cho người bệnh cảm thấy khó chịu và ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể.
Bệnh thương hàn là một bệnh nhiễm trùng virut, và có thể lây từ người này sang người khác thông qua sự tiếp xúc trực tiếp với dịch cơ thể của người bệnh.
Bệnh thường được truyền từ người này sang người khác qua sự tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết của người bệnh. Ví dụ như: tiếp xúc với nước bọt, dịch từ mũi hoặc dịch tiết đường hô hấp của người bệnh. Việc lây nhiễm cũng có thể xảy ra thông qua đường tiêu hoá khi người bệnh ăn uống hoặc uống nước bị nhiễm virus thương hàn.
Người bệnh cần tuân thủ một số nguyên tắc sau: -Kiêng ăn các loại thực phẩm kích thích như cà phê, rượu, thuốc lá và đồ ăn có nhiều gia vị. -Kiêng ăn thực phẩm có chứa nhiều đường, chất béo.