Chườm đá giảm chấn thương là biện pháp phổ biến được nhiều người thực hiện. Tuy nhiên, nếu không làm đúng kỹ thuật, bạn có thể sẽ gặp phải các tác dụng ngược không mong muốn. Bạn hãy tham khảo các hướng dẫn chườm đá đúng cách được chia sẻ trong bài viết này.
Một trong những liệu pháp làm giảm chấn thương hiệu quả và dễ dàng thực hiện nhất chính là chườm đá. Đây là một bước quan trọng giúp điều trị các chấn thương cấp tính như nhiễm trùng, căng cơ, chấn thương do lạm dụng và đứt gân. Thế nhưng không phải ai cũng biết thực hiện đúng kỹ thuật dẫn đến phương pháp này không đạt kết quả như mong đợi, thậm chí làm chấn thương nặng thêm. Biết được kỹ thuật chườm đá đúng cách sẽ giúp bạn ứng dụng phương pháp một cách hiệu quả hơn.
1. Chườm đá đúng cách khi bị chấn thương có tác dụng gì?
Chườm đá có tác dụng tốt trong chấn thương
Công dụng phổ biến nhất của phương pháp chườm đá khi gặp chấn thương chính là giảm sưng đau cho các mô mềm bị thương. Phản ứng tự nhiên của cơ thể đối với chấn thương là bị viêm. Khi bị chấn thương gây bong gân, rách hoặc gãy xương, mạch máu cục bộ trên cơ thể sẽ sưng lên dẫn đến các tế bào miễn dịch lớn hơn, tiếp cận gần hơn với vị trí chấn thương.
Nếu như chườm đá đúng cách, các mạch máu sẽ nhanh chóng co rút và làm các dây thần kinh truyền tín hiệu đau lên não bị tê liệt tạm thời. Phương pháp này được khuyên nên ứng dụng cho những trường hợp bị viêm gân, bầm tím, đau lưng, bong gân mắt cá chân.
2. Những lỗi thường mắc khi chườm đá vết thương
Có đến 90% các trường hợp không chườm đá đúng cách bao gồm:
- Chườm đá quá lâu sẽ làm co mạch máu khiến lưu lượng máu đến vùng bị thương giảm dẫn đến chậm quá trình chữa lành. Bạn hãy chườm đá ngay sau khi chấn thương và chỉ chườm trong 10 phút. Bạn không nên chườm đá sau 24 giờ đầu tiên trừ khi được sự chỉ định của bác sĩ để làm giảm đau hoặc giảm sưng.
Bạn không nên chườm đá quá lâu để tránh việc vết thương bị tê cóng
- Chườm trực tiếp lên da có thể khiến các mô tế bào mỏng manh của da bị tê và hỏng. Dù đá lạnh sẽ giúp giảm đau, giảm sưng tấy nhưng nó cũng có thể ngăn lượng máu lưu thông, do vậy bạn hãy dùng một chiếc khăn để không cho đá lạnh tiếp xúc trực tiếp với da.
- Không để khớp bị chấn thương được nghỉ ngơi: Các chuyên gia khuyến cáo bạn nên tránh để khớp chấn thương chịu trọng lượng trong 24 đến 48 giờ đầu tiên. Điều này sẽ làm kéo dài thời gian hồi phục. Do vậy, bạn hãy đến bác sĩ để kiểm tra xem khi nào có thể quay lại tập luyện.
- Nghỉ ngơi quá nhiều khiến cho sức mạnh cơ bắp bị giảm và cứng khớp, cản trở việc chữa lành vết thương.
- Không nâng đỡ bộ phận bị chấn thương khiến máu khó lưu thông. Nếu chỉ giảm sưng bằng biện pháp chườm đá thì vết sưng sẽ không biến mất nếu như bạn không nâng cao.
- Không băng nén vết thương nên nó sẽ không giảm sưng và giảm đau khớp.
Phương pháp P.O.I.C.E sẽ giúp vận động khớp nhẹ nhàng
Để tránh việc cơ thể không được vận động quá lâu, các bác sĩ cũng khuyến cáo bệnh nhân nên thực hiện phương pháp P.O.I.C.E với những chuyển động nhẹ nhàng:
- Protection: Bạn nhất định cần để khớp, dây chằng hoặc cơ bị chấn thương được nghỉ ngơi trong những ngày đầu tiên. Sau đó, bạn có thể thử chuyển động nhẹ nhàng nhưng vẫn đảm bảo an toàn cho vết thương.
- Optimum Loading: Mô tả chuyển động nhẹ nhàng mà bạn có thể thực hiện. Chẳng hạn như sau khi phẫu thuật vai hoặc chấn thương vai, bạn có thể chuyển từ trạng thái nghỉ ngơi sang trạng thái chuyển động trong phạm vi kiểm soát, xoay ống vai để đẩy nhanh quá trình lành vết thương.
- Ice: Thực hiện phương pháp massage hay chườm lạnh.
- Compression: Bạn có thể băng vết thương trong khi chườm đá lại hoặc dùng miếng dán lạnh nhằm làm mát và nén vết thương cùng lúc.
- Elevation: Nâng đỡ cho những bộ phận bị thương, chẳng hạn như nâng đặt mắt cá chân hoặc đầu gối bị thương trên một chồng gối khi bạn nằm. Điều quan trọng là bạn hãy tăng các chuyển động một cách chậm rãi và hãy dừng lại nếu cảm thấy quá đau. Việc chườm đá đúng cách sẽ giúp chấn thương được giảm đau sau khi thực hiện các bài tập.
3. Kỹ thuật chườm đá đúng cách như thế nào?
Chườm đá đúng cách sẽ giúp vết thương nhanh hồi phục
Việc chườm đá hay massage lạnh có thể được thực hiện một cách đơn giản và an toàn tại nhà nếu như bạn nắm được những quy tắc cơ bản và không làm lạnh vết thương quá mức:
- Chuẩn bị gói đá chườm lạnh, dùng khăn đặt lên trên vết thương. Bạn lưu ý không nên chườm trực tiếp đá lạnh trên da.
- Thực hiện massage vùng bị thương nhẹ nhàng bằng gói đá theo chuyển động tròn.
- Bạn không được để đá ở một chỗ.
- Hãy tập trung massage ở các mô mềm nhiều hơn là xương. Cách này đặc biệt đúng với vùng cột sống vì đá lạnh có thể làm cơn đau trước đó nặng thêm.
- Bạn cần hạn chế chườm lạnh trong thời gian quá 10 phút để tránh bị tê cứng.
- Thực hiện lặp lại phương pháp massage lạnh từ 2 đến 5 lần mỗi ngày, mỗi lần cách nhau ít nhất 1 giờ đồng hồ để cho nhiệt độ da trở lại bình thường.
Trong trường hợp khu vực bạn muốn áp dụng là mặt thì cách chườm đá lên mặt đúng cách chính là sử dụng khăn mềm bọc đá lại và chườm tối đa 20 phút mỗi lần. Lưu ý là trước khi chườm mặt, bạn cần làm sạch da kỹ càng để đảm bảo hiệu quả cao. Bạn không được thực hiện chườm đá nếu như trên mặt có vết thương hở nghiêm trọng, chẳng hạn như vết mụn đã vỡ.
Chườm lạnh là phương pháp giảm vết sưng khi gặp chấn thương được nhiều người áp dụng hiệu quả. Tuy đơn giản nhưng không phải ai cũng biết cách thực hiện dẫn đến phải đối mặt với nhiều tình huống xấu không mong muốn. Mong rằng kỹ thuật chườm đá đúng cách được hướng dẫn trong bài viết này đã giúp bạn có thêm kinh nghiệm đối phó khi gặp tình huống này và đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Elipsport - Thương hiệu thể thao tại nhà với các dòng sản phẩm như: Máy chạy bộ, xe đạp tập, ghế massage… được khách hàng tin dùng hiện nay. Hệ thống cửa hàng tại 63 tỉnh trên toàn quốc. CEO Elipsport với phương châm: “Sức khoẻ cho người Việt là mục tiêu của cuộc đời tôi.”