Tổng đài miễn phí: 1800 6854 Trạng thái giao hàng Kiểm tra bảo hành
  • 1800 6854

Dụi mắt nhiều có tác hại gì? Dụi mắt gây nguy hiểm thế nào?

Mắt là một trong những cơ quan quan trọng và nhạy cảm nhất trên cơ thể. Dụi mắt nhiều có tác hại gì? Dụi mắt gây nguy hiểm như thế nào? Những thông tin được tổng hợp trong bài viết này sẽ cho bạn biết tại sao lại không nên dụi mắt.

Một trong những thói quen khó tránh khỏi nhất ở tất cả mọi đối tượng không kể độ tuổi và giới tính chính là phản xạ dụi mắt. Bất kỳ lúc nào bị dị vật, ngứa mắt hoặc hiện tượng làm đôi mắt ngứa ngáy, cộm, khó chịu là chúng ta đều đưa tay lên dụi mắt. Đây thực sự là một điều hoàn toàn không tốt cho cửa sổ tâm hồn. nếu biết được dụi mắt gây nguy hiểm thế nào đến thị lực, bạn chắc chắn sẽ cố gắng từ bỏ thói quen này.

1. Nguyên nhân khiến chúng ta hay dụi mắt

Nhiều người không biết các tác hại của việc dụi mắt dẫn đến khi thấy mắt bị ngứa hay bất thường, họ đều dụi miễn sao cảm thấy thoải mái. Có những trường hợp dụi mắt bị sưng tròng trắng hoặc khiến tròng trắng bị sung huyết đỏ ngầu, vô cùng nguy hiểm đến sức khỏe đôi mắt. Vậy nguyên nhân do đâu khiến con người thường đưa tay lên mắt?

1.1. Mắt bị khô

dụi mắt

Mắt bị khô

Triệu chứng khô mắt sẽ xuất hiện khi bạn nhìn chằm chằm vào màn hình máy tính quá lâu. Nếu đôi mắt phải tiếp xúc nhiều với ánh sáng của máy tính hoặc điện thoại, chúng sẽ phải liên tục làm việc không được ngừng nghỉ. Sau một thời gian dài làm việc, bạn sẽ cảm thấy mắt bị ngứa, mỏi và đưa tay lên dụi. Điều này khiến cho hàng triệu vi khuẩn gây hại từ tay bạn có cơ hội xâm nhập vào mắt nhanh chóng.

Tuy rằng hành động theo bản năng này sẽ giúp cho đôi mắt của bạn dễ chịu trong chốc lát nhưng nó sẽ khiến mọi chuyện càng thêm tồi tệ. Nếu như bạn thấy ngứa mắt hoặc khó chịu sau khi làm việc, có thể mắt bạn bị khô hoặc có vật lạ rơi vào. Bạn hãy dùng thuốc nhỏ mắt để khắc phục thay vì đưa tay lên dụi.

1.2. Đeo kính áp trong thời gian dài

Nhiều người vì yếu tố thẩm mỹ hoặc một vài lý do riêng mà sử dụng kính áp tròng thay vì kính gọng thông thường. Khi đeo kính áp tròng, mắt của bạn sẽ ở trong không gian kín, không được cung cấp đủ lượng oxy cần thiết. Ngoài ra, kính áp tròng còn là dị vật rất lớn làm tổ trong mắt của bạn. Nó có khả năng cọ xát dẫn đến nhiều tổn thương cho giác mạc, chẳng hạn như loét giác mạc.

1.3. Có dị vật rơi vào mắt

dụi mắt

Dị vật rơi vào mắt sẽ khiến mắt bị ngứa

Nếu như mắt của bạn đột nhiên bị ngứa, đó có thể là do mệt mỏi, dị ứng hoặc có vật lạ bay vào. Lúc đó, bạn sẽ có phản xạ muốn đưa tay lên dụi để giảm bớt ngứa theo bản năng. Tuy nhiên, bạn đừng chạm tay vào mắt, đừng biến nó thành thói quen nếu như bạn vẫn muốn được nhìn thấy thế giới này tươi đẹp đến mức nào!

2. Dụi mắt nhiều có tác hại gì?

Nhiều người thiếu kiến thức đã cho rằng dụi mắt chỉ đơn giản là một hành động thông thường giúp cho đôi mắt được dễ chịu. Tuy nhiên, hậu quả của việc này chính là gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến thị lực. Dụi quá nhiều và lực tay mạnh có nguy cơ khiến các mạch máu bị vỡ gây đỏ mắt. Điều này chẳng những khiến cho mắt bị mất thẩm mỹ mà còn khiến bản thân bạn cảm thấy khó chịu và muốn dụi nhiều hơn.

Ngoài ra, tay của bạn là nơi trú ẩn của rất nhiều vi khuẩn. Chúng sẽ nhân cơ hội này lan truyền đến mí mắt và lông mi, tăng nguy cơ bị nhiễm khuẩn mắt. Thay vì đưa tay lên dụi trực tiếp để giảm khó chịu, bạn hãy cố gắng giúp mắt được dịu bớt từ các vị trí xung quanh, chẳng hạn như xoa ngón tay lên viền quanh mắt để tránh nguy cơ mắt bị nhiễm khuẩn mà vẫn có cảm giác dễ chịu.

Dụi mắt có tác hại gì? Chúng có thể được kể đến bao gồm:

2.1. Xước giác mạc

dụi mắt

Xước giác mạc

Bụi, lông mi hoặc dị vật nào đó rơi vào sẽ khiến cho mắt bạn bị kích ứng dẫn đến ngứa ngáy. Khi ấy, bạn không nên dụi vì tình hình có thể tệ hơn. Các dị vật cứng như mảnh sỏi, cát, thủy tinh sẽ chà xát mạnh lên bề mặt nhãn cầu khiến giác mạc bị xước, tạo đường cho nấm và vi khuẩn xâm nhập. Nếu dị vật là côn trùng thì việc dụi mắt sẽ khiến chúng tiết nhiều độc tố, chẳng hạn như dịch tiết của kiến ba khoang có khả năng khiến bạn bị mù lòa hoặc bỏng giác mạc.

Nhiều người có thói quen nhờ người khác thổi dị vật ra khỏi mắt. Cách này cũng gián tiếp khiến bạn bị nhiễm trùng mắt, nguyên nhân là ngay trong nước bọt của người thổi cũng có chứa nhiều vi khuẩn.

2.2. Làm bệnh tăng nhãn áp thêm nặng

Tăng nhãn áp là tên gọi của tình trạng tích tụ chất lỏng trong mắt khiến dây thần kinh thị giác bị tổn thương dẫn đến mù lòa. Việc dụi mắt sẽ khiến tăng nhãn áp thêm nặng vì nó làm máu lưu thông đến mắt bị gián đoạn, dây thần kinh thị lực sẽ bị tổn thương, nghiêm trọng hơn là mù vĩnh viễn.

2.3. Làm nặng thêm bệnh cận thị

Cận thị thoái hóa là tên một loại cận thị chỉ tình trạng bệnh cận thị nặng đi đôi với thoái hóa nửa phần sau của nhãn cầu. Nếu bạn cọ xát hoặc dụi thì dạng cận thị này sẽ càng thêm nghiêm trọng. Một số bệnh lý khác có thể gây ra do dụi mắt là viêm kết mạc, nhiễm trùng mắt...

3. Nên khắc phục bằng cách nào nếu không dụi mắt?

dụi mắt

Dùng thuốc nhỏ mắt sẽ giúp bạn khắc phục mắt bị ngứa

Mắt bạn chắc chắn sẽ cảm thấy rất khó chịu khi ngứa hay khô mắt nếu không được dụi. Tuy nhiên, việc dụi sẽ khiến bạn vô tình rơi vào tình trạng nguy hiểm hơn. Do đó, bạn hãy áp dụng những giải pháp hiệu quả và an toàn hơn cho đôi mắt như:

  • Dùng thuốc nhỏ mắt, nước muối sinh lý để rửa trong trường hợp mắt bị ngứa do các phần tử nhỏ bé bay vào. Đây cũng là giải pháp lý tưởng nếu như mắt bị khô hoặc khó chịu.
  • Sử dụng khăn giấy: Bạn đừng dùng tay chạm lên mắt vì tay không đảm bảo vệ sinh mà hãy chạm nhẹ vào mắt bằng khăn giấy. mắt của bạn sẽ không phải tiếp xúc trực tiếp với vi khuẩn trên tay, giác mạc cũng không bị tổn thương. Tuy nhiên, khăn giấy không sạch hoàn toàn, do đó bạn chỉ chạm và nhẹ nhàng lau.
  • Đối với các dị vật lớn hay sắc nhọn, bạn hãy đến gặp bác sĩ chuyên khoa mắt để gắp dị vật ra ngoài, tránh khiến mắt bị tổn thương vĩnh viễn.

Dụi mắt là một thói quen không tốt mà con người cần hết sức hạn chế để đảm bảo cho sức khỏe của đôi mắt. Mong rằng những thông tin được chia sẻ trên đã giúp bạn hiểu và tạo cho mình nhiều thói quen khoa học, đúng đắn nhất để có được đôi mắt sáng khỏe, thị lực tốt. Trong trường hợp đã dùng nhiều cách khắc phục nhưng mắt vẫn không giảm bớt khó chịu, bạn hãy đến bác sĩ chuyên khoa mắt để được khám và có hướng giải quyết phù hợp.

Chạy Bộ Lúc Nào Là Tốt Nhất? Vào Sáng Sớm Hay Vào Ban Đêm? - ảnh 4

Elipsport - Thương hiệu thể thao tại nhà với các dòng sản phẩm như: Máy chạy bộ, xe đạp tập, ghế massage… được khách hàng tin dùng hiện nay. Hệ thống cửa hàng tại 63 tỉnh trên toàn quốc. CEO Elipsport với phương châm: “Sức khoẻ cho người Việt là mục tiêu của cuộc đời tôi.”

Câu hỏi thường gặp

Nguyên nhân nào khiến chúng ta hay dụi mắt?
Nguyên nhân khiến chúng ta hay dụi mắt bao gồm: Mắt bị khô; Đeo kính áp trong thời gian dài; Có dị vật rơi vào mắt.
Dụi quá nhiều và lực tay mạnh có nguy cơ khiến các mạch máu bị vỡ gây đỏ mắt. Điều này chẳng những khiến cho mắt bị mất thẩm mỹ mà còn khiến bản thân bạn cảm thấy khó chịu và muốn dụi nhiều hơn. Ngoài ra, tay của bạn là nơi trú ẩn của rất nhiều vi khuẩn. Chúng sẽ nhân cơ hội này lan truyền đến mí mắt và lông mi, tăng nguy cơ bị nhiễm khuẩn mắt.
Dụi mắt có thể khiến bạn bị xước giác mạc, làm bệnh tăng nhãn áp và cận thị thêm nặng. Một số bệnh lý khác có thể gây ra do dụi mắt là viêm kết mạc, nhiễm trùng mắt...
Bạn hãy dùng thuốc nhỏ mắt, nước muối sinh lý để rửa trong trường hợp mắt bị ngứa do các phần tử nhỏ bé bay vào. Đây cũng là giải pháp lý tưởng nếu như mắt bị khô hoặc khó chịu. Bạn đừng dùng tay chạm lên mắt vì tay không đảm bảo vệ sinh mà hãy chạm nhẹ vào mắt bằng khăn giấy. mắt của bạn sẽ không phải tiếp xúc trực tiếp với vi khuẩn trên tay, giác mạc cũng không bị tổn thương. Tuy nhiên, khăn giấy không sạch hoàn toàn, do đó bạn chỉ chạm và nhẹ nhàng lau.
Đối với các dị vật lớn hay sắc nhọn, bạn hãy đến gặp bác sĩ chuyên khoa mắt để gắp dị vật ra ngoài, tránh khiến mắt bị tổn thương vĩnh viễn. Trong trường hợp đã dùng nhiều cách khắc phục nhưng mắt vẫn không giảm bớt khó chịu, bạn hãy đến bác sĩ chuyên khoa mắt để được khám và có hướng giải quyết phù hợp.
popup-btn3