Gan đóng vai trò không thể thiếu trong quá trình trao đổi chất cũng như hệ thống miễn dịch của cơ thể. Nhưng nhiều người vẫn chưa hiểu hết chức năng của gan đối với cơ thể là gì và làm thế nào để duy trì bộ phận này khỏe mạnh.
Hiểu rõ được chức năng của gan, chúng ta sẽ thấy cơ thể mình là một điều vô cùng kỳ diệu. Mỗi bộ phận đều đóng một vai trò quan trọng để đem đến một sức khỏe toàn diện cho chính chúng ta. Nhưng muốn có một lá gan khỏe mạnh, chúng ta phải cùng nhau tìm hiểu những kiến thức về gan để có thể bảo vệ cơ thể tốt hơn mỗi ngày.
Gan là nhà máy của cơ thể
1. Gan là gì?
Muốn hiểu được chức năng của gan là gì, trước hết bạn cần biết rõ cơ quan này. Gan là cơ quan nội tạng đơn lớn nhất ở cơ thể con người, nằm ở góc phần tư trên bên phải vùng bụng, hình dáng như nửa quả dưa hấu cắt chếch từ trái sang phải, nặng khoảng 1,4 kg ở người trưởng thành, được bao bọc xung quanh bởi các mô xơ liên kết. Gan được cấu tạo bởi 60% là tế bào gan, phần còn lại là tế bào nội mô, tế bào hình sao.
Hình ảnh gan trong cơ thể
Cơ quan này luôn đóng vai trò quan trọng trong quá trình chuyển hóa và một số các chức năng khác trong cơ thể chúng ta như dự trữ glycogen, tổng hợp protein huyết tương và thải độc. Gan cũng sản xuất dịch mật - một dịch thể quan trọng trong quá trình tiêu hóa. Gan được coi là nhà máy hóa chất lớn nhất trong cơ thể, vì nó đảm trách cũng như điều hòa rất nhiều các phản ứng hóa sinh, mà các phản ứng này chỉ xảy ra ở một số tổ chức đặc biệt cơ thể.
2. Cấu tạo của gan trong cơ thể
Tùy theo kích thước và trọng lượng của mỗi người, mà gan có sức nặng từ 1.100 đến 1.800 gram. Gan ở nữ giới sẽ nhỏ hơn gan ở nam giới. Gan nằm ở vị trí dưới lồng ngực phải, cách phổi bởi hoành cách mô (diaphragm).
Theo như nghiên cứu, gan vẫn được chia thành 2 thùy chính (lober), thùy phải và thùy trái, dựa theo vị trí của dây chằng liềm (falciform ligament). Dây chằng nối liền gan với hoành cách mô cùng thành bụng trước. Thế nhưng sự phân chia này không tương ứng với cơ cấu của lá gan, nên người ta chia lá gan thành 8 khúc (segment), dựa vào các phân phối của mạch máu. Gan được bao bọc xung quanh bởi vỏ bên ngoài chứa đựng nhiều dây thần kinh, tên là Gibson’s Capsule. Với một cơ cấu và hệ mạch phức tạp, gan được xem là một cơ quan kỳ diệu của cơ thể.
Cấu tạo của Gan
Trên thực tế, tế bào gan không có dây thần kinh cảm giác, nên khi gan bị tổn thương thường không gây ra một triệu chứng nào cả. Do đó, chúng ta thường phải thực hiện kiểm tra mỗi năm để biết được tình trạng của gan. Chỉ trừ trong trường hợp khi gan bị sưng phồng lên, sẽ gây ra những cơn đau tưng tức hoặc khó chịu ở vùng bụng trên nằm bên phải, giáp giới với lồng ngực dưới.
Gan được bảo vệ và che chở bởi xương sườn. Do đó nếu trong trường hợp bị té ngã hoặc tai nạn, bộ phận này sẽ đỡ bị dập nát hơn những cơ quan khác trong bụng như tụy, lá lách,… Gan là cơ quan duy nhất trong cơ thể cùng một lúc tiếp nhận máu từ 2 nguồn khác nhau: 30% từ tim và 70% từ tĩnh mạch cửa. Máu từ trái tim với các dưỡng khí và nhiên liệu sẽ nuôi dưỡng các tế bào gan. Máu đến từ tĩnh mạch cửa nhận máu từ các cơ quan như lá lách, túi mật, dạ dày, tụy tạng, ruột già, ruột non, cũng như các cơ quan khác nhau trong bụng.
Vì gan là cơ quan đầu tiên tiếp nhận hóa tố khác nhau từ hệ thống tiêu hóa và các chất dinh dưỡng nên gan đã trở thành "nhà máy lọc máu" chính quan trọng nhất trong cơ thể. Thức ăn và tất cả những nhiên liệu sẽ đi qua gan trước để thanh lọc, chế biến thành các vật liệu khác nhau. Chính vì thế mà ung thư từ nhiều cơ quan và bộ phận khác có thể lan sang gan một cách dễ dàng, nhanh chóng.
3. Chức năng của gan
Gan là cơ quan lớn nhất của cơ thể, vừa có chức năng nội tiết và ngoại tiết, vừa là kho dự trữ của nhiều chất và là trung tâm chuyển hóa quan trọng của cơ thể, có tính chất sinh mạng. Chức năng của gan đóng vai trò quan trọng lớn trong cơ thể con người.
Các chứng năng chính của lá gan
3.1. Chức năng chuyển hóa
Sự chuyển hóa các chất cơ bản trong cơ thể như glucid, lipid, protid... thường diễn ra ở nhiều cơ quan tổ chức khác nhau trong cơ thể, nhưng ở gan quá trình chuyển hóa này diễn ra rất mạnh mẽ và thường xuyên.
- Chuyển hóa Glucid: Glucid cung cấp năng lượng sống cho cơ thể, vai trò đảm bảo 2/3 toàn bộ năng lượng sống của cơ thể. Thông qua quá trình tổng hợp Glycogen dự trữ cho cơ thể, quá trình chuyển hóa Glucid tại gan diễn ra và tăng phân giải Glycogen cung cấp năng lượng cho cơ thể.
- Chuyển hóa Lipid: Gan là nơi tiếp nhận chuyển hóa Lipid chủ yếu. Những Acid béo đến gan phần lớn được tổng hợp thành Triglyceride, Phospholipid, Cholesterol Ester. Từ các chất này gan tổng hợp tạo Lipoprotein và đưa vào máu để vận chuyển đến các tế bào và cơ quan khắp cơ thể.
- Chuyển hóa Protid: Protein dự trữ ở gan dưới dạng nhiều Protein Enzyme cùng một số protein chức năng. Các protein này khi được phân giải sẽ tạo thành các Acid Amin đưa vào máu cung cấp cho các tế bào khác trong cơ thể.
3.2. Chức năng dự trữ
- Dự trữ các Vitamin tan trong dầu: Gan vừa có tác dụng tăng hấp thu các vitamin tan trong dầu nhờ chức năng bài tiết của mật, vừa là nơi dự trữ các vitamin ấy. Một số vitamin tan trong dầu được dự trữ tại gan có thể kể đến như vitamin A, vitamin D, vitamin E...
- Dự trữ vitamin B12: Sau khi được hấp thụ, Vitamin B12 sẽ được vận chuyển về gan và dự trữ ở đó, rồi được giải phóng dần để cơ thể sử dụng. Hàm lượng dự trữ vitamin B12 ở gan rất lớn. Ở điều kiện bình thường có thể dùng cho cơ thể khoảng 1-2 năm. Đặc biệt, cơ thể rất ít khi thiếu B12.
- Dự trữ sắt: Chất sắt được lưu trữ ở gan dưới dạng liên kết với Apoferritin. Từ gan, sắt được vận chuyển dần đến tủy xương rồi tham gia vào quá trình tạo hồng cầu.
- Dự trữ máu: Bình thường, lượng máu chứa trong gan khá lớn (khoảng 600 - 700 ml). Khi áp suất máu tại tĩnh mạch gan tăng lên như truyền dịch hoặc sau bữa ăn, uống nhiều nước…, gan có thể phình ra để chứa thêm khoảng 200 - 400 ml. Ngược lại, khi cơ thể chúng ta hoạt động hoặc lượng máu giảm, gan sẽ co lại, đưa một lượng máu vào hệ tuần hoàn.
3.3. Chức năng chống độc
Chức năng của gan còn là chống độc. Gan là cơ quan được xem như một lá chắn của cơ thể, vì mang chức năng ngăn chặn những chất độc xâm nhập vào cơ thể thông qua đường tiêu hóa, cũng như giảm độc tính cùng thải trừ một số chất cặn bã do chuyển hóa chất trong cơ thể tạo nên trước khi được luân chuyển đến các cơ quan khác.
3.4. Chức năng tạo mật
Mật được sản xuất liên tục từ tế bào ở gan và được dự trữ cô đặc ở túi mật, rồi từ đó được bơm xuống ruột non trong các bữa ăn của chúng ta. Mật giúp tiêu hóa thức ăn tan trong dầu, hấp thu chất dinh dưỡng cho cơ thể.
4. Những tác nhân và thực phẩm có hại cho gan
4.1. Tác nhân có hại cho gan
- Không ăn sáng và nhịn ăn: Gan cần được thường xuyên cung cấp năng lượng để sản xuất ra nhiều enzyme thải độc tố. Khi nhịn ăn, gan không có đủ năng lượng không thể hoạt động hiệu quả.
- Uống rượu bia, hút thuốc lá: Khi uống rượu, trên 90% chất độc được đào thải qua gan. Khi rượu vào gan, tổng hợp thành chất độc với các tế bào gan. Gan phải sản sinh chất để chuyển hóa và đào thải ra ngoài. Nhưng nếu cứ tiếp tục trong một thời gian dàin thì gan sẽ giảm sút và gây ra những bệnh như viêm gan, xơ gan và ung thư gan.
- Ăn nhiều thực phẩm có chứa độc tố và chất bảo quản trong thời gian dài sẽ giảm sút chức năng hoạt động của gan và gây ra tình trạng gan nhiễm mỡ.
- Thức khuya: Khi ngủ máu về gan hỗ trợ gan thực hiện chức năng thải độc cho cơ thể. Nên khi bạn thức quá khuya, khiến cơ thể không được nghỉ ngơi đủ, gan không được hồi phục và làm việc được.
Hút thuốc lá gây hại cho gan
4.2. Các thực phẩm gây hại cho gan
- Thức ăn nhanh: Ăn quá nhiều thức ăn nhanh, nhiều chất béo và đường hóa học gây hại nghiêm trọng cho gan.
- Muối: Ăn quá nhiều muối có thể làm tăng huyết áp, dẫn đến bệnh gan nhiễm mỡ. Bạn nên hạn chế các món ăn nhiều muối như thịt xông khói và xúc xích...
- Chất ngọt nhân tạo: Khi cơ thể nạp quá nhiều chất ngọt nhân tạo có thể tạo ra phản ứng độc hại trong cơ thể, đặc biệt là gan phải làm việc trực tiếp để xử lý chúng.
Bạn nên hạn chế ăn nhiều muối để phòng trường hợp tăng huyết áp, gan nhiễm mỡ
5. Những lưu ý để bảo vệ gan
Nếu bạn yêu thương cơ thể của mình và muốn có một lá gan khỏe hãy thực hiện những việc sau đây:
- Ăn uống vệ sinh, đầy đủ, cân đối dinh dưỡng. Đồng thời, bạn nên hạn chế đồ ăn sẵn, thức ăn nhanh hoặc những thực phẩm có nguy cơ bị ngộ độc, nấm mốc.
- Thận trọng khi dùng thuốc, cần được sự tư vấn của bác sĩ trước khi dùng bất cứ loại thuốc nào vào cơ thể.
- Ít sử dụng thuốc lá, rượu bia.
- Tập thể dục mỗi ngày, ngủ đủ giấc và không thức khuya.
- Định kỳ kiểm tra sức khỏe hằng năm.
Một lá gan khỏe mạnh cần có chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý
Với tất cả những thông tin về chức năng của gan bên trên đã một phần nào giúp bạn hiểu rõ hơn về lá gan của cơ thể mình. Gan là một cơ quan vô cùng quan trọng cần được chúng ta bảo vệ và yêu thương. Bởi nếu như gan không làm tốt công việc của mình thì sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng của cơ thể. Bạn có thể tham khảo các thiết bị chăm sóc sức khỏe thích hợp dùng trong gia đình như ghế massage, máy chạy bộ, xe đạp tập... tại website Elipsport.vn.
Tập thể dục với máy chạy bộ và xe đạp tập giúp cải thiện chức năng, tăng cường tuần hoàn máu và oxy cho các cơ quan trong cơ thể.
Ngoài ra khi thư giãn trên ghế massage sẽ giúp giảm căng thẳng và kích thích quá trình thải độc của gan và thận tốt hơn.
Tham khảo các sản phẩm kể trên tại:
- Xe đạp tập: https://elipsport.vn/xe-dap-tap-the-duc/
- Máy chạy bộ: https://elipsport.vn/may-chay-bo-dien/
- Ghế massage: https://elipsport.vn/ghe-massage/
Hẹn gặp bạn ở các bài viết sau tại website: https://elipsport.vn/.

Elipsport - Thương hiệu thể thao tại nhà với các dòng sản phẩm như: Máy chạy bộ, xe đạp tập, ghế massage… được khách hàng tin dùng hiện nay. Hệ thống cửa hàng tại 63 tỉnh trên toàn quốc. CEO Elipsport với phương châm: “Sức khoẻ cho người Việt là mục tiêu của cuộc đời tôi.”