Nhiều người không biết rằng, hội chứng ống cổ tay là một bệnh lý không đơn giản. Nếu không chữa trị kịp thời chắc chắn sẽ xảy ra các biến chứng khôn lường, ảnh hưởng vĩnh viễn đến cuộc đời của bệnh nhân. Với sự tiến bộ của Y học hiện đại, việc nhận biết, xác định và chữa trị hội chứng này là điều hoàn toàn khả thi, không còn quá phức tạp nữa. Tuy vậy, mỗi người chúng ta cũng nên có những kiến thức sau đây để phòng ngừa, phát hiện bệnh kịp thời cho chính mình.
1. Định nghĩa về hội chứng ống cổ tay
Hội chứng ống cổ tay xuất hiện do các bất thường trong giải phẫu ống cổ tay. Ống cổ tay được gọi là một “đường hầm nhỏ” nhằm bảo vệ dây thần kinh giữa, có bề rộng chỉ 2,5cm. Mặt nền và hai bên thành của “đường hầm” chính là các xương cổ tay. “Đường hầm” này có mái được che phủ bởi một dải mô liên kết rất chặt chẽ - gọi là dây chằng ngang. Đi trong ống cổ tay là dây thần kinh giữa cùng với các gân gấp ngón tay, bám vào cẳng tay. Toàn bộ cấu trúc này rất cứng nhắc, “đường hầm” ống cổ tay khá hẹp và hầu như không có khả năng thay đổi kích thước mà trong khi đó, dây thần kinh giữa lại mềm nhất. Dây này rất dễ bị tổn thương do chèn ép không chỉ vì mềm mà còn nằm nông nhất trong toàn bộ cấu trúc kể trên.
Hội chứng ống cổ tay là gì?
Là một sợi ngoại biên bắt nguồn từ nhóm rễ thần kinh ở tủy cổ, dây thần kinh giữa là một trong những dây thần kinh quan trọng chính ở bàn tay. Chức năng của dây này là cảm nhận nhận giác quan ở ngón tay cái, ngón trỏ, ngón giữa và ngón đeo nhẫn. Không những vậy, dây thần kinh giữa cũng chịu trách nhiệm vận động cho các cơ lân cận gốc ngón tay cái. Khi có dấu hiệu bị chèn ép, các chức năng của thần kinh giữa bị hạn chế và đó chính là khi hội chứng ống cổ tay xuất hiện, ảnh hưởng tới sức khỏe.
2. Biểu hiện của hội chứng
Khi mắc phải hội chứng ống cổ tay, bạn sẽ gặp phải những dấu hiệu đáng lưu ý sau:
- Các ngón tay có cảm giác sưng phồng mơ hồ không rõ.
- Cảm thấy tê bì tay, ngứa râm ran, nóng rát và đau đớn xảy ra chủ yếu với ngón tay cái, ngón trỏ, ngón giữa và ngón áp út.
- Cảm giác đau ngứa không dừng lại mà tăng nặng, lan đến cẳng tay về phía vai.
- Tay mất dần chức năng, yếu và vụng về, hay đau cơ, chuột rút, gặp khó khăn trong sinh hoạt như cầm nắm, cài nút, lái xe,...
- Rất hay đánh rơi đồ vật do tay có cảm giác tê liệt hoặc mất nhận thức về vị trí của tay trong không gian xung quanh.
Hội chứng gây đau nhức, mất khả năng cầm nắm của bệnh nhân một cách đáng kể.
Với hầu hết các trường hợp, những triệu chứng, biểu hiện này của hội chứng ống cổ tay bắt đầu xuất hiện dần dần mà không phải do một chấn thương cụ thể nào đó đã xảy ra. Có lúc, các triệu chứng lại xuất hiện vào ban đêm khi người bệnh ngủ với cổ tay cong, gây ra áp lực chèn ép lên dây thần kinh giữa.
Các triệu chứng chỉ thoáng qua trong thời gian đầu khiến người mắc phải không nhận biết được rõ. Khi tình trạng bị xấu đi mới là lúc họ cảm thấy bất thường và chịu đi khám và lúc ấy, dây thần giữa đã bị tổn thương nặng nề.
3. Nguyên nhân gây ra hội chứng ống cổ tay
Đây là một hội chứng xảy ra do hệ quả của nhiều yếu tố kết hợp lại. Theo nhiều nghiên cứu cho hay, phụ nữ và người già là những đối tượng thường mắc phải hội chứng này nhất. Một số nguyên nhân chủ yếu gây ra hội chứng ống cổ tay là:
- Di truyền: Đường hầm ống cổ tay có kích thước nhỏ hẹp hơn ở một số người hoặc có các khác biệt về mặt giải phẫu khiến cho dây thần kinh giữa dễ bị chèn ép hơn.
- Giới tính: Theo các thống kê từ trước đến nay, phụ nữ luôn có nguy cơ mắc bệnh cao gấp 3 lần so với nam giới bởi lẽ đường hầm ống cổ tay của họ nhỏ hơn.
- Sử dụng tay với các thao tác lặp đi lặp lại: Một chuyển động của bàn tay và cổ tay bị lặp đi lặp lại nhiều trong một thời gian dài có thể khiến các gân ở cổ tay bị tổn thương, gây sưng viêm và tạo áp lực lên dây thần kinh.
- Do thai kỳ: Việc nội tiết tố bị thay đổi trong thời kỳ mang thai cũng có để gây sưng, viêm các thành phần trong ống cổ tay của phụ nữ.
- Các bệnh lý khác: Người bị béo phì, bệnh tiểu đường, viêm khớp dạng thấp, suy thận hay rối loạn chức năng tuyến giáp là những đối tượng có bệnh lý liên quan đến hội chứng ống cổ tay.
- Sau tổn thương cổ tay: Viêm khớp, viêm dây chằng, viêm đơn dây, đa dây thần kinh hay cả những chấn thương khác như trật khớp, gãy xương,... có thể làm thay đổi không gian trong ống cổ tay và gây áp lực lên dây thần kinh giữa.
Di truyền cũng là một nguyên do dẫn đến hội chứng khó chịu này.
4. Biến chứng của hội chứng ống cổ tay
Cơ chế của hội chứng ống cổ tay chính là sự chèn ép đến dây thần kinh giữa. Nếu việc này tiếp tục diễn ra trong thời gian dài và không được can thiệp điều trị đúng cách, những triệu chứng của bệnh sẽ tăng nặng dần và gây ra chứng về sau.
4.1. Biến chứng trên chức năng cảm giác
Dây thần kinh giữa có một chức năng quan trọng, đó là cảm nhận cảm giác tại vị trí ngón tay cái cùng với các ngón khác: ngón trỏ, ngón giữa, ngón áp út. Bởi vì vậy mà khi bị chèn ép, bệnh nhân sẽ có cảm giác các ngón tay này bị sưng phồng lên rồi từ từ cảm giác tê bì đau đớn xuất hiện.
Các cơn đau lúc đầu chỉ xảy ra khi bệnh nhân làm việc, gập duỗi cổ tay quá mức. Tuy nhiên, về sau chúng sẽ kéo dài liên tục, trở thành biến chứng bằng việc tạo ra các cơn đau cổ tay và bàn tay mãn tính. Các cơn đau đáng sợ này còn sẽ kèm theo loạn trương lực giao cảm phản xạ, một cách gián tiếp gây ra khó khăn trong cửa động tay.
Nặng nề nhất phải kể đến là cơn đau ảnh hưởng đến thần kinh trung ương gây đau mãn tính toàn thân. Vấn đề ấy sẽ khiến người bệnh âu lo, căng thẳng, trầm cảm,.... suy giảm chất lượng cuộc sống một cách khủng khiếp.
Mất cảm giác ở các ngón tay là một biến chứng đáng sợ của hội chứng này.
4.2. Biến chứng trên chức năng vận động
Dây thần kinh giữa ngoài vai trò cảm nhận các cảm giác còn có chức năng chịu trách nhiệm cho việc vận động các cơ lân cận xung quanh. Khi dây thần kinh bị chèn ép, người bệnh sẽ cảm nhận rõ các ngón tay yếu và vụng về hơn, các cơn đau buốt và hay bị chuột rút khi làm việc
Nếu để hội chứng ống cổ tay này kéo dài mà không điều trị, khả năng vận động của bệnh nhân bị ảnh hưởng nghiêm trọng và cho đến cuối cùng, các cơ bị yếu sẽ liệt hoàn toàn, trở nên lỏng lẻo.
4.3. Biến chứng trên chức năng dinh dưỡng
Không khác các sợi thần kinh ngoại biên khác, dây thần kinh giữa cũng có chức năng nuôi dưỡng cho nhóm cơ đang được chi phối. Khi bị chèn ép trong ống cổ tay và phát ra các biểu hiện, các chất dinh dưỡng cần thiết, cung cấp cho cơ thể sẽ bị hạn chế trông thấy. Từ đó, chức năng nuôi dưỡng cũng mất đi.
Hậu quả của điều này đó chính là các cơ của các ngón sẽ bị teo lại, mất sự dẻo dai, mất sức cơ nghiêm trọng.
5. Cách phòng ngừa, chữa trị hội chứng ống cổ tay
Thật sự phải nói rằng, không có một phương pháp nào được minh chứng là có hiệu quả rõ rệt để ngăn ngừa diễn tiến của hội chứng ống cổ tay ngoài việc tích cực giảm bớt đi các căng thẳng, áp lực đặt lên cổ tay.
Bạn có thể tham khảo các phương pháp sau:
- Giảm sử dụng lực cổ tay, ngón tay: Giả sử công việc của bạn liên quan đến bàn phím hay chơi nhạc cụ, các vật dụng cầm tay nói chung thì hãy nhẹ nhàng với cổ tay hết mức có thể. Nếu phải viết tay liên tục, nên sử dụng bút có ngòi lớn, mực chảy tự do.
- Dành cho cổ tay những khoảng nghỉ giải lao: Hãy nhẹ nhàng duỗi và uốn cong tay cũng như cổ tay định kỳ khoảng từ 10 - 15 giây mỗi 30 phút làm việc.
- Cải thiện tư thế: Khi tư thế ngồi sai cách, hai vai bạn hướng về phía trước quá mức sẽ rút ngắn cơ cổ. Từ đó gây đè nén trên các rễ dây thần kinh ở cổ. Điều này theo các bác sĩ cho biết sẽ có thể gián tiếp ảnh hưởng đến cổ tay, ngón tay và bàn tay của bạn.
- Giữ ấm cho bàn tay: Bạn sẽ gặp nhiều khả năng bị đau tay và cứng khớp nếu phải làm việc liên tục trong môi trường có không khí lạnh. Hãy chú ý giữ ấm cho cổ tay nếu bạn không thể thay đổi nhiệt độ tại nơi làm việc.
Kỹ thuật phẫu thuật giải phóng đường hầm ống cổ tay hay được áp dụng để chữa trị cho các bệnh nhân đang ở mức độ nặng. Ca đầu tiên sử dụng phương pháp này là vào năm 1924 tại Canada và bắt đầu được sử dụng rộng rãi từ những năm 1950. Tại Anh Quốc, đây là loại phẫu thuật được thực hiện phổ biến nhất bởi hội chứng ống cổ tay là một vấn đề lâm sàng phổ biến thường xuất hiện ở độ tuổi lao động. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng phẫu thuật sẽ có hiệu quả hơn so với khi điều trị.
Các bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật chữa trị hội chứng ống cổ tay cho bệnh nhân nặng.
Với những tiến bộ trong phương thức chẩn đoán và điều trị, hội chứng ống cổ tay sẽ không còn là bệnh lý gây ra các biến chứng nguy hiểm nếu bệnh nhân được phát hiện sớm và tích cực can thiệp điều trị. Không những thế, nắm được các cách đề phòng hội chứng này và kiên trì thực hiện đều đặn mỗi ngày không chỉ giúp cho bạn có thể giữ gìn một đôi bàn tay khỏe mạnh mà song song đó còn nâng cao hiệu quả công việc, chất lượng cuộc sống.
Hy vọng những thông tin hữu ích về hội chứng ống cổ tay đã giúp cho bạn biết thêm các cách để bảo vệ sức khỏe của bản thân mình tốt hơn mỗi ngày. Đừng quên chia sẻ kiến thức rộng rãi đến bạn bè, người thân và cập nhật các kinh nghiệm cần thiết trên trang chủ của Elipsport bạn nhé!
Để có một hệ xương khớp tay - chân khỏe mạnh bạn phải thường xuyên vận động, tập thể dục thể thao. Với các sản phẩm như máy chạy bộ, xe đạp tập và ghế massage là những sản phẩm có thể giúp hổ trợ, luyện tập tại nhà, giúp chúng ta có thể linh động, làm chủ thời gian mà không bị ảnh hưởng bởi các yếu tố bên ngoài. Tập đoàn thể thao Elipsport - Địa chỉ phân phối những sản phẩm chất lượng về chăm sóc sức khoẻ tốt nhất thị trường.

Elipsport - Thương hiệu thể thao tại nhà với các dòng sản phẩm như: Máy chạy bộ, xe đạp tập, ghế massage… được khách hàng tin dùng hiện nay. Hệ thống cửa hàng tại 63 tỉnh trên toàn quốc. CEO Elipsport với phương châm: “Sức khoẻ cho người Việt là mục tiêu của cuộc đời tôi.”