Tình trạng tăng huyết áp được chia thành tăng huyết áp thứ phát và tăng huyết áp nguyên phát. Trong bài viết này, Tập đoàn thể thao Elipsport sẽ cùng bạn tìm hiểu từng loại cao huyết áp một cách cụ thể.
1. Tăng huyết áp nguyên phát
Tăng huyết áp nguyên phát còn được gọi là tăng huyết áp vô căn. Đây là tình trạng tăng huyết áp phổ biến nhất chiếm đến 95% tổng số trường hợp mắc bệnh. Cao huyết áp nguyên phát có xu hướng biến chứng theo thời gian. Khi không xác định được nguyên nhân gây tăng huyết áp, người ta xếp nó vào tăng huyết áp vô căn.
1.1. Tăng huyết áp nguyên phát phụ thuộc 2 yếu tố
Các nghiên cứu về sinh lý của bệnh tăng huyết áp đã cho thấy tình trạng này phụ thuộc vào 2 yếu tố chính. Đó là cung lượng của tim và sức cản ngoại vi.
- Cung lượng tim
Là lượng máu mà tim tống vào động mạch trong 1 phút. Cung lượng tim tỉ lệ thuận với huyết áp. Nghĩa là giá trị của nó càng lớn thì huyết áp càng cao và ngược lại.
- Sức cản ngoại vi
Là sức cản của động mạch. Đặc biệt là những động mạch nhỏ nằm ở khu vực ngoại vi của các cơ quan trong cơ thể. Khi hệ thống động mạch co lại, sức cản ngoại vi và huyết áp sẽ tăng lên. Khi hệ thống này giãn ra, sức cản ngoại vi và huyết áp sẽ giảm xuống.
1.2. Một số yếu tố có liên kết với tình trạng tăng huyết áp nguyên phát
- Di truyền
Nhiều ý kiến cho rằng chỉ có người trưởng thành mới mắc bệnh tăng huyết áp. Tuy nhiên thực tế cho thấy số lượng trẻ em mắc bệnh đang ngày càng gia tăng. Nguyên nhân là do 2 yếu tố: tiền sử gia đình và tác động di truyền ảnh hưởng khiến chúng ta bị bệnh.
- Tuổi tác
Người già thường bị tăng huyết áp vì lúc này mạch máu của họ đã trở nên lão hóa và kém đàn hồi. Phụ nữ trên 60 tuổi có khả năng bị cao huyết áp lớn hơn so với nam giới cùng độ tuổi.
- Chế độ dinh dưỡng
Theo thống kê có gần 1/3 số người bị tăng huyết áp nguyên phát có chế độ ăn mặn, quá nhiều muối. Muối làm ứ nước trong cơ thể cũng là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh tăng huyết áp
- Đái tháo đường và béo phì
Đời sống hiện đại khiến con người khó duy trì chế độ dinh dưỡng cân đối và ít vận động. Đó là yếu tố tác động đến sự gia tăng số lượng người mắc bệnh đái tháo đường và béo phì. Đây là 2 căn bệnh chính gây nên tình trạng cao huyết áp.
- Người da đen hoặc có nguồn gốc từ vùng Caribê
Người da đen hoặc Caribe có khả năng mắc bệnh cao hơn người bình thường do yếu tố di truyền và tác động từ môi trường xung quanh. Đặc biệt những người này thường mắc bệnh khi trẻ hơn. Bệnh cũng dễ biến chứng thành các bệnh nguy hiểm khác như bệnh tim, mù lòa.
1.3. Điều trị tăng huyết áp nguyên phát
Ở thời điểm hiện tại, tăng huyết áp nguyên phát được điều trị chủ yếu bằng thuốc. Cụ thể là các loại thuốc hạ huyết áp như thuốc giãn cơ trơn huyết quản, thuốc lợi tiểu hay một số thuốc tác động lên hệ thống renin-angiotensin. Những loại thuốc này có thể sử dụng riêng hoặc kết hợp. Bệnh tăng huyết áp cần được điều trị lâu dài. Quá trình này thường gây nên những tác dụng phụ nhất định hay thậm chí là các biến chứng nghiêm trọng.
Điều trị cao huyết áp cần dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ
2. Tăng huyết áp thứ phát
2.1 Tăng huyết áp thứ phát là gì
Tăng huyết áp thứ phát xảy ra khi bạn bị huyết áp cao do một căn bệnh hoặc tình trạng nào đó trong cơ thể. Huyết áp cao, còn được gọi là tăng huyết áp, là một tình trạng phổ biến được đặc trưng bởi lượng áp lực trong mạch máu của bạn cao hơn bình thường.
Huyết áp bình thường sẽ nằm ở chỉ số 120/80 mmHg. Trong đó, 120 là chỉ số huyết áp tâm thu và 80 là chỉ số huyết áp tâm trương. Khi huyết áp của bạn cao hơn con số này thì bạn đang rơi vào tình trạng cao huyết áp.
Huyết áp cao mà không rõ nguyên nhân được gọi là tăng huyết áp cơ bản hoặc nguyên phát. Ngược lại, cao huyết áp thứ phát có nguyên nhân rõ ràng.
Bệnh tăng huyết áp xuất hiện ở những người dưới 40 tuổi thường do một nguyên nhân cụ thể nào đó. Tình trạng này được gọi là tăng huyết áp thứ phát. Khác với tăng huyết áp nguyên phát, dạng tăng huyết áp này luôn được bác sĩ xác định rõ nguyên nhân.
Tăng huyết áp dạng nào cũng cần xác định nguyên nhân trước
2.2. Những nguyên nhân gây tăng huyết áp thứ phát
Nhiều căn bệnh khác nhau có thể biến chứng thành tăng huyết áp thứ phát bao gồm:
- Các tác dụng phụ khi sử dụng thuốc giảm cân, thuốc giảm đau hoặc thuốc thảo dược;
- Phụ nữ mang thai lần đầu và những biến chứng như bệnh tiền sản giật;
- Bệnh thận: Thận bị chấn thương hoặc động mạch quá hẹp có thể dẫn đến việc cung cấp máu cho cơ quan này kém. Điều này có thể kích hoạt sản xuất cao hơn một loại hormone gọi là renin. Renin dẫn đến sản xuất các chất trong cơ thể (như phân tử protein angiotensin II) có thể làm tăng huyết áp.
- Bệnh tuyến thượng thận: Nằm trên đầu của thận, tuyến thượng thận sản xuất và điều hòa hormone. Khi có vấn đề với các tuyến này, các hormone trong cơ thể có thể mất cân bằng và gây ra cao huyết áp.
- Cường tuyến cận giáp: Các tuyến cận giáp (nằm ở cổ), sản xuất quá mức hormone điều chỉnh nồng độ canxi trong máu, và tình trạng này có thể dẫn đến huyết áp cao.
- Các vấn đề về tuyến giáp: chức năng tuyến giáp bất thường cũng có thể dẫn đến tăng huyết áp thứ phát.
- Coarctation của động mạch chủ: Tình trạng này liên quan đến sự thắt chặt của động mạch chủ - động mạch chính bên trái của tim. Coarctation hạn chế lưu lượng máu bình thường và bạn có thể sẽ bị tăng huyết áp.
- Ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn: Trong khi ngủ, tiếng ngáy hay ngưng thở sẽ khiến bạn không nhận đủ oxy. Việc không nhận được oxy sẽ khiến lớp niêm mạc của thành mạch máu bị làm hỏng và khiến chúng hoạt động kém hiệu quả và làm tăng huyết áp. Về nguyên tắc, luôn phải tìm nguyên nhân khi một người mắc bệnh cao huyết áp. Nếu tìm được thì cơ hội chữa khỏi bệnh sẽ cao hơn. Chỉ khi nào bác sĩ không thể tìm được nguyên nhân gây bệnh mới xác định đây là dạng tăng huyết áp vô căn.
2.2 Triệu chứng của tăng huyết áp thứ phát
Ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn
Các triệu chứng của cao huyết áp thứ phát có thể khác nhau tùy thuộc vào loại tình trạng hoặc bệnh đang hoạt động kết hợp với huyết áp cao. Ngoài ra, có thể khó kiểm soát huyết áp cao nếu chỉ sử dụng một hoặc hai loại thuốc.
Một số triệu chứng có thể xảy ra:
- Pheochromocytoma: Đổ mồ hôi, tăng tần số hoặc nhịp tim, đau đầu, lo lắng.
- Hội chứng Cushing: Tăng cân, suy nhược, mọc lông bất thường trên cơ thể hoặc mất kinh ở phụ nữ, các đường màu tím xuất hiện trên da bụng.
- Các vấn đề về tuyến giáp: Mệt mỏi, tăng cân hoặc giảm cân không kiểm soát, không chịu được nhiệt hoặc lạnh.
- Hội chứng Conn hoặc chứng aldosteronism nguyên phát: Suy nhược do lượng kali trong cơ thể thấp.
- Ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn: Mệt mỏi quá mức hoặc buồn ngủ vào ban ngày, ngáy, ngừng thở khi ngủ.
2.3. Làm gì để giảm huyết áp hiệu quả?
Thay đổi lối sống là một trong những cách đơn giản nhất để điều chỉnh huyết áp. Tuy nhiên một số trường hợp phải dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Nếu trường hợp điều trị nguyên nhân thì cũng sẽ khỏi bệnh khi giải quyết xong nguyên nhân. Khi điều trị bệnh cao huyết áp cần cẩn thận bởi vì nó có thể liên quan đến nhiều bệnh phức tạp khác.
Thay đổi lối sống và tập luyện để giảm huyết áp hiệu quả
Bạn nên dành cho bản thân nhiều thời gian để rèn luyện sức khỏe với những bài tập như chạy bộ ở công viên hoặc nếu không có đủ quỹ thời gian thì bạn nên đầu tư chiếc máy chạy bộ tại nhà để thuận tiện hơn.
Chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu về chứng tăng huyết áp thứ phát cũng như nguyên phát. Dù bạn bị cao huyết áp ở dạng nào thì cũng cần chế độ ăn uống và luyện tập hợp lý. Hẹn gặp lại bạn trong các bài chia sẻ tiếp theo.

Elipsport - Thương hiệu thể thao tại nhà với các dòng sản phẩm như: Máy chạy bộ, xe đạp tập, ghế massage… được khách hàng tin dùng hiện nay. Hệ thống cửa hàng tại 63 tỉnh trên toàn quốc. CEO Elipsport với phương châm: “Sức khoẻ cho người Việt là mục tiêu của cuộc đời tôi.”