Tổng đài miễn phí: 1800 6854 Trạng thái giao hàng Kiểm tra bảo hành
  • 1800 6854

Sang Chấn Tâm Lý Là Gì?Biểu Hiện, Biến Chứng Và Cách Để Vượt Qua Nó

Sau khi chịu đả kích nặng nề về cả tinh thần và thể chất, bạn rất có thể rơi vào sang chấn tâm lý. Vậy phương pháp nào điều trị và phục hồi sau sang chấn tâm lý? Mời bạn tham khảo thông tin bài viết dưới đây nhé!

Trong cuộc sống không thiếu những sự kiện gây căng thẳng hay khủng hoảng cao độ dẫn tới tổn thương về mặt tâm lý. Vậy nên, mỗi chúng ta cần phải luôn tỉnh táo, giữ vững tâm lý ổn định tránh những tổn thương, sang chấn tâm lý không đáng có ảnh hưởng tới sức khỏe và tinh thần.

1. Sang chấn tâm lý là gì?

Sang chấn tâm lý được coi là một dạng tổn thương về mặt tâm trí sau khi trải qua một hoặc nhiều sự kiện gây sợ hãi, khủng hoảng, đau khổ tột độ, khiến người bệnh có những cảm xúc, hành vi bất thường theo chiều hướng xấu. Phần lớn chúng có thể được bài trừ sau một thời gian nhờ sự giúp đỡ của người thân, bạn bè và nghị lực của người bệnh, nhưng cũng có thể kéo dài trong nhiều năm ảnh hưởng sâu hơn về tâm lý và sức khỏe của người bệnh.

sang chấn tâm lý

Những tổn thương về mặt tâm lý có thể điều trị sau một thời gian ngắn, cũng có thể kéo dài

2. Nguyên nhân dẫn tới sang chấn tâm lý

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới sang chấn tâm lý. Tuy nhiên, khái quát lại các nguyên nhân chủ yếu nằm tại 2 phương diện tâm lý và sự kiện.

2.1. Rối loạn tâm lý

Khi bạn chịu căng thẳng, mệt mỏi kéo dài dẫn tới stress nặng đây chính là một biểu hiện của việc sang chấn tâm lý. Chúng khiến bạn thấy mất phương hướng dẫn tới khủng hoảng và tiếp tục kéo dài sẽ gây ra rối loạn các chức năng sinh lý, hành vi, cảm xúc, ảnh hưởng cực xấu tới sức khỏe. Một số trường hợp gây rối loạn tâm lý như: 

  • Môi trường sống tại nơi ồn ào, có nhiều tệ nạn, tội phạm.
  • Bạn mắc bệnh đe dọa tới tính mạng mà không thể chữa trị, hoặc có thể chữa trị nhưng bạn không đủ điều kiện kinh phí.
  • Sự ra đi của người yêu, người thân là đả kích quá lớn với bạn.
  • Sự tan vỡ trong 1 mối quan hệ như yêu đương, hôn nhân và gia đình.

sang chấn tâm lý

Hôn nhân tan vỡ gây sang chấn tâm lý

2.2. Sự kiện gây sang chấn tâm lý

Trong cuộc sống, luôn sẽ có những sự kiện đả kích tâm lý nặng nề khiến bạn không có khả năng chống lại. Những sự kiện này thường có sức mạnh làm đảo lộn mọi thứ quanh cuộc sống một cách bất ngờ hoặc trong thời gian dài. Ví dụ một số sự kiện và trường hợp cụ thể:

  • Các thảm họa từ thiên nhiên như động đất, cháy rừng, lũ lụt...
  • Các hành động bạo lực vụ trang như chiến tranh, khủng bố.
  • Bị xâm phạm như hiếp dâm, lạm dụng tình dục từ nhỏ, đánh đập.
  • Sau khi tai nạn, phẫu thuật để lại ám ảnh hoặc di chứng.

sang chấn tâm lý

Đả kích tâm lý nặng nề vì việc bị xâm hại

3. Sang chấn tâm lý có biểu hiện như nào?

Tại mỗi người khác nhau,thì có những phản ứng về thể chất và cảm xúc ở mức độ khác nhau sau khi rơi vào sang chấn. Phần lớn các triệu chứng sang chấn sẽ từ từ hết và người đó dần bình tĩnh trở lại sau vài ngày hay vài tuần. Tuy nhiên, có người lại không thể thoát ra được và chịu sang chấn đó trong thời gian dài có khi là cả đời. Những biểu hiện sang chấn được thể hiện rõ rệt ở các phương diện cảm xúc, thể chất, tư duy và hành vi.

sang chấn tâm lý

Sang chấn tâm lý khiến người bệnh thường gặp ác mộng

3.1. Cảm xúc

Sang chấn tâm lý ảnh hưởng nhiều nhất tới cảm xúc của người bệnh như sợ hãi, mất cảm giác an toàn, lo lắng, hoảng loạn, trầm cảm, tê liệt cảm xúc, hoặc cảm giác tội lỗi khi bạn sống còn người khác bị thương nguy hiểm tính mạng hay mất mạng. 

3.2. Thể chất, sức khỏe

Biểu hiện về mặt thể chất của người bị sang chấn là mệt mỏi, ngủ không yên ổn dễ giật mình tỉnh giấc, luôn tìm kiếm những dấu hiệu nguy hiểm, cảnh giác quá mức với bên ngoài, rối loạn sinh lý và lâu dần dẫn tới sức khỏe không được ổn định.

3.3. Suy nghĩ

Sang chấn tâm lý cũng làm cho tư duy nhận thực của người bệnh chịu ảnh hưởng. Họ thường suy nghĩ về những chuyện đã xảy ra dù cho là không muốn nghĩ tới, trí nhớ cũng giảm sút, hay nhầm lẫn, hay quên và hay gặp ác mộng.

3.4. Hành vi

Những hành vi như tự cô lập, né tránh tiếp xúc với người khác hay xã hội, né tránh những địa điểm gợi nhớ đến sự kiện gây sang chấn hoặc mất hứng thú trong các hoạt động ngày thường đều được thể hiện khi sang chấn.

Các triệu chứng được mô tả trên đây là những phản ứng bình thường đối với sang chấn. Tuy mang đến cho người chịu sang chấn và người thân bạn bè thấy lo lắng, mệt mỏi nhưng đa số sẽ dần dần thích nghi và khôi phục còn phần nhỏ không thể vượt qua ngay thì sẽ có các biến chứng nặng hơn sau sang chấn.

4. Biến chứng ảnh hưởng sau sang chấn tâm lý

 Sang chấn tâm lý sẽ rất nguy hiểm nếu không được trị liệu kịp thời, có thể gây nên ảnh hưởng sâu sắc tới não bộ và mọi khía cạnh cuộc sống. Một số biến chứng biểu hiện phổ biến nhất như:

  • Có thể bị trầm cảm, tâm thần phân liệt hoặc rối loạn nhân cách.
  • Lạm dụng bia rượu, các chất kích thích để quên đi sự kiện gây sang chấn.
  • Trí nhớ giảm sút, tư duy không được nhanh nhạy.
  • Có những hành vi khó hiểu, mất kiểm soát hoặc tự hủy hoại bản thân.
  • Tự khép kín bản thân, không còn duy trì các mối quan hệ xã hội, hãy xảy ra các cuộc cãi vã với người khác.
  • Cảm giác chán chường, mất phương hướng, mất niềm tin vào cuộc sống, tương lai.
  • Vấn đề tình dục giảm sút, ảnh hưởng tới hôn nhân.

sang chấn tâm lý

Người bị sang chứng thường cảm thấy chán nản, tự khép kín bản thân

5. Làm thế nào để vượt qua sang chấn tâm lý?

Để vượt qua sang chấn không chỉ cần bản thân người bệnh cố gắng thích nghi và tự thoát khỏi, mà cần nhất là sự đồng hành, động viên từ người thân, bạn bè, cũng có thể là của bác sĩ tâm lý. Bạn hãy tham khảo một số phương pháp giúp vượt qua sang chấn tâm lý dưới đây nhé!

5.1. Điều chỉnh cảm xúc, thay đổi suy nghĩ

Bản thân người chịu sang chấn tâm lý phải tự mình điều chỉnh cân bằng lại mọi cảm xúc, học cách đối mặt, thừa nhận rằng sự kiện gây sang chấn đó đã qua rồi, không nên suy nghĩ quá nhiều về nó và tự mình thoát ra khỏi những cảm xúc ấy. Có thể tập phương pháp hít thở, nghe nhạc, đọc truyện, xem phim giải trí... để thư giãn, thả lỏng tinh thần.

5.2. Giao tiếp với mọi người

Đừng khép mình ngăn cách với mọi người, mà hãy giao tiếp nhiều hơn với người thân, bạn bè để chia sẻ những cảm xúc, sự việc đã trải qua hay hòa nhập lại vào cuộc sống thường ngày để quên đi những chuyện không vui. Ngoài ra, nên khuyến khích họ đi làm đẹp, tút tát lại bản thân, dành cho họ những lời động viên, khen ngợi để họ lấy lại sự tự tin vốn có, không e ngại thế giới bên ngoài nữa.

5.3. Tăng cường vận động

Hãy giúp người chịu sang chấn tâm lý tham gia vào những hội nhóm thể thao hoặc tập cùng họ, để được tiếp xúc nhiều hơn với mọi người và môi trường mới. Vận động nhẹ nhàng giúp cơ thể và tâm trí họ được thư giãn, sớm thoát khỏi sang chấn. Một số môn thể thao thích hợp như bơi lội, đạp xe, tập yoga, aerobic, kiếm thuật, …

sang chấn tâm lý

Đi bộ, nói chuyện cùng người thân, bạn bè để vượt qua sang chấn

5.4. Ăn uống, nghỉ ngơi khoa học

Việc nghỉ ngơi và ăn uống hợp lý, khoa học cũng là một tác động giúp bạn sớm vượt qua sang chấn. Người chịu sang chấn thường có giấc ngủ không yên, nên nếu có thể hãy ngủ cùng họ và giúp họ đi vào giấc ngủ bằng những lời an ủi, động viên hay bằng cái ôm ấm áp. Ngoài ra, chế độ ăn uống cũng cần được lưu tâm nhiều hơn. Không nên lạm dụng các chất kích thích để quên đi sự kiện gây sang chấn mà cần cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng để bồi bổ cơ thể.

5.5. Gặp chuyên gia tâm lý

Thường những người không thể thoát khỏi tình trạng sang chấn và có những biến chứng nặng, nên đưa họ tới gặp các chuyên gia tâm lý hay gặp các sư mục, sư thầy để được tư vấn và có phương pháp điều trị thích hợp. Không nên từ bỏ mọi hy vọng, mà hãy đồng hành cùng họ để giúp họ sớm vượt qua những chướng ngại tâm lý đó.

sang chấn tâm lý

Hãy gặp chuyên gia tâm lý khi cần giúp đỡ

Trên đây là những thông tin về sang chấn tâm lý mà bạn cần quan tâm. Hy vọng, bạn luôn giữ được tỉnh táo trong mọi trường hợp, dù có trải qua những sự kiện gây sốc, đả kích tâm lý nặng nề thì cũng có thể sớm vượt qua. Bạn có thể tham khảo các thiết bị thể dục thể thao giúp cho tinh thần được thư giãn, giảm căng thẳng tại nhà như ghế massage, máy chạy bộ, xe đạp tập... tại website Elipsport.vn.

Tham khảo thiết bị chăm sóc sức khỏe tại nhà được khách hàng Việt ưa chuộng nhất:

Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn giải đáp thắc mắc cho một số vấn đề về chăm sóc sức khỏe tại nhà. Xem thêm bài viết tin tức khác trên website: https://elipsport.vn/

Chạy Bộ Lúc Nào Là Tốt Nhất? Vào Sáng Sớm Hay Vào Ban Đêm? - ảnh 4

Elipsport - Thương hiệu thể thao tại nhà với các dòng sản phẩm như: Máy chạy bộ, xe đạp tập, ghế massage… được khách hàng tin dùng hiện nay. Hệ thống cửa hàng tại 63 tỉnh trên toàn quốc. CEO Elipsport với phương châm: “Sức khoẻ cho người Việt là mục tiêu của cuộc đời tôi.”

Câu hỏi thường gặp

Sự khác nhau giữa PTSD và sang chấn tâm lí
Sự khác nhau giữa PTSD và sang chấn tâm lý (psychological trauma) là: PTSD là một rối loạn stress trầm trọng, được xác định bởi các triệu chứng như khủng hoảng, giật mình, lo âu, giảm sự tập trung, chủ quan hóa, v.v. Điều này khác với sang chấn tâm lý, một trạng thái tâm lý khi gặp sự kiện kinh hoàng, mà tạo ra cảm giác rối loạn và khó chịu, nhưng không nhất thiết phải dẫn đến PTSD. PTSD thường xảy ra sau khi người bệnh đã trải qua một hoặc nhiều sự kiện kinh hoàng, như tai nạn, thảm họa, tấn công, chiến tranh, lạm dụng tình dục, v.v. Trong khi đó, sang chấn tâm lý là trạng thái tâm lý đáp ứng ngắn hạn với sự kiện kinh hoàng. PTSD có thể kéo dài từ vài tháng đến nhiều năm sau sự kiện, trong khi sang chấn tâm lý thường chỉ kéo dài trong vòng vài giờ đến vài ngày sau sự kiện. PTSD có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh, làm cho họ gặp khó khăn trong cuộc sống hàng ngày và mối quan hệ xã hội. Trong khi đó, sang chấn tâm lý không nhất thiết phải ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của người bệnh.
Sang chấn tâm lý (psychological trauma) không phải là một bệnh về thần kinh. Nó là một trạng thái tâm lý đáp ứng với một sự kiện kinh hoàng và có thể xảy ra với bất kỳ ai, không phân biệt tuổi tác, giới tính hoặc tầng lớp xã hội.
Dưới đây là một số loại thuốc thông dụng được sử dụng để điều trị PTSD: Thuốc kháng lo âu benzodiazepines (như diazepam và clonazepam) và buspirone. Thuốc chống trầm cảm selective serotonin reuptake inhibitors (SSRIs) và tricyclic antidepressants (TCAs). Thuốc an thần beta-blockers (như propranolol) và alpha-agonists (như clonidine).
popup-btn3