
Mục lục
Bệnh đau vai gáy là một triệu chứng khá phổ biến với tần suất xuất hiện ở người trẻ tuổi ngày càng cao. Tuy rằng tính chất của bệnh không quá nguy hiểm nhưng lại gây ra rất nhiều bất tiện trong đời sống hàng ngày.
Rất nhiều người đã phải sống chung với bệnh đau vai gáy hàng năm trời, kéo theo muôn vàn khó chịu. Làm thế nào để dứt điểm nỗi ám ảnh này và ngăn ngừa sự xuất hiện của các căn bệnh đau xương khớp khác? Bài viết sau đây sẽ giúp bạn giải đáp tường tận. Đừng bỏ lẽ nhé!
Tìm hiếu tất tần tật thông tin về đau vai gáy
1. Bệnh đau vai gáy là gì?
Bệnh đau vai gáy được biết đến như một tình trạng các cơn đau xảy ra khi các cơ ở vai gáy co cứng và gây ra những hạn chế trong vận động cổ. Cơn đau hay tìm đến vào buổi sáng, nhất là lúc vừa ngủ dậy. Bệnh liên quan mật thiết đến hệ thống cơ - xương khớp cũng như các mạch máu ở khu vực vai gáy. Không những thế, căn bệnh này cũng rất hay diễn ra một cách bất ngờ, đột ngột. Không ít trường hợp bệnh nhân sau khi thức dậy cảm thấy vùng cổ đau nhức. Đầu tiên, bệnh nhân sẽ trải qua các cơn đau ở mức độ nhẹ và chỉ sau một thời gian sau, những cơn đau sẽ tăng nặng, bệnh nhân sẽ rất khó khăn quay đầu.
2. Phân loại bệnh đau vai gáy như thế nào?
Các bác sĩ dựa vào thời gian diễn ra bệnh để phân loại bệnh đau vai gáy thành cấp tính và mạn tính.
2.1. Bệnh đau vai gáy cấp tính
Bệnh đau vai gáy cấp tính thường khởi phát từ những chấn thương tại cơ và các dây chằng hoặc sau khi bị tai nạn. Bệnh cũng có thể xuất hiện nếu như con người ngủ ngủ không đúng tư thế, làm cho cơ bị căng giãn quá mức. Đa số các tổn thương của dây chằng sẽ tự khỏi trong vài ngày cho đến tận vài tuần nhờ vào nguồn dinh dưỡng đi từ máu đến các cơ làm lành.
2.1. Bệnh đau vai gáy mạn tính
Khi bệnh đau gáy kéo dài lâu ngày và xuất hiện triệu chứng cơn đau lan rộng sang những vùng lân cận với cảm giác tê bì, dị cảm. Trong trường hợp mắc phải bệnh đau vai gáy mạn tính, cần phải được thăm khám lâm sàng để được chữa trị kịp thời.
Đau vai gáy cấp tính có thể tự khỏi
3. Triệu chứng gây đau vai gáy
3.1. Đau mỏi vai gáy, chóng mặt, hoa mắt
Nếu bạn cảm giác đau mỏi vai gáy kèm theo chóng mặt, hoa mắt tì có thể đang mắc phải bệnh liên quan đến thiếu máu não hay đau đầu vận mạch. Khi mạch máu não bị rối loạn nồng độ chất dẫn truyền sẽ dẫn tối đau đầu dữ dội sau gáy, kéo dài đến tận thái dương và đi kèm theo cảm giác buồn nôn, chóng mặt
3.2. Đau mỏi và đau đầu
Thông thường những cơn đau này sẽ xuất hiện tại hốc mắt, mặt, đầu. Đôi lúc có thể lan truyền tới vùng chẩm, cổ gáy hoặc 2 bên thái dương. Cơn đau có thể âm ỉ, kéo dài. Nếu bạn xuất hiện cơn đau kèm với mệt mỏi, rối loạn cảm giác da đầu, rối loạn giấc ngủ, cảm giác như điện giật hoặc bó thắc thì triệu chứng đã trở nặng.
3.3. Đau vai gáy đi kèm đau mỏi cổ
Chủ yếu nguyên nhân dẫn đến đau vai gáy đi kèm đau mỏi cổ là do căng thẳng, mệt mỏi. Khi mỗi lần bạn căng thẳng thì đầu óc phải suy nghĩ để tìm cách giải quyết, làm vai gáy cũng căng thẳng theo. Thêm vào đó, cổ là con đường huyết mạch duy nhất để dẫn truyền những tín hiệu thần kinh đến mọi nơi bên trong cơ thể, vì vậy khu vực này cùng những vùng lân cận (vai gáy) sẽ có tính nhạy cảm với những cơn đau hơn so với bộ phận khác.
3.4. Đau ở một bên vai gáy trái hoặc phải
Nhiều người thường gặp trường hợp này, nguyên nhân là do việc nằm hoặc ngồi sai tư thế. Do đó, bạn cần điều chỉnh lại khoảng cách làm việc, học tập, lái xe, chiều cao gối ngủ… phù hợp là có thể cải thiện.
3.5. Đau mỏi vai gáy cổ lan truyền cánh tay
Hiện tượng đau mỏi vai gáy tê bì chân tay có thể là do cơ thể bị nhiễm lạnh, máu khó có thể lưu thông đến vai gáy hoặc là vì thoát vị đĩa đệm cổ, thoái hóa đốt sống cổ, hẹp ống sống... Khi bệnh nhân đi lại nhiều, ngồi lâu, hắt hơi hay thời tiết thay đổi đều có thể làm tăng cường độ cơn đau.
3.6. Đau đi kèm với khó thở
Việc hoạt động sai tư thế, chấn thương, thoát vị đĩa đệm làm chèn ép dây thần kinh, bệnh lý cột sống cổ sẽ khiến người bệnh cảm thấy co thắt ngực, khó thở, thở dốc và đau nhói ở sau lưng.
Tuy những triệu chứng đi kèm có biểu hiện khác nhau, nhưng tổng quan thì các triệu chứng cơ bản nhất của hội chứng căng vai gáy chính là:
- Vùng gáy và cổ bị đau dữ dội hoặc âm ỉ, cảm thấy nhức nhối khó chịu, có khi như bị điện giật. Xương cột sống cổ khi nhấn vào có cảm giác đau. Một vào trường hợp kèm theo hiện tượng co cứng cơ, tê đau lan truyền đến mang tai, thái dương, hay xuống cẳng tay, cánh tay, ngón tay. Nghiêm trọng hơn là teo cơ, yếu liệt cơ.
- Đau có tính chất cơ học, nghĩa là cơn đau sẽ tăng lên khi người bệnh hắt hơi, ho, ngồi lâu, đi, đứng, hoạt động nặng, mệt mỏi, trầm cảm hay thời tiết thay đổi. Cơn đau giảm khi người bệnh nghỉ ngơi.
- Đau có thể cấp tính (xuất hiện cơn đau đột ngột) hay mạn tính (cơn đau kéo dài, âm ỉ) phụ thuộc vào mức độ tổn thương xương dưới sụn và sụn khớp.
Người bị bệnh đau vai gáy thường cảm giác vùng cổ và gáy bị đau
4. Nguyên nhân và đối tượng dễ bị đau vai gáy
4.1. Nguyên nhân gây đau vai gáy
Nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh đau vai gáy, có thể phân thành 2 yếu tố là do bên ngoài tác động và bệnh lý trong cơ thể.
4.1.1. Nguyên nhân cơ học
- Tập luyện quá sức: Khi bạn tập luyện quá sức hay thực hiện không đúng kỹ thuật thì dễ dẫn đến các cơn đau mỏi vai gáy. Mặt khác việc không khởi động trước khi tập hoặc khởi động qua loa cũng là một trong những điều dẫn đến việc nhức mỏi vai gáy.
- Chấn thương: Vùng vai gáy bị chấn thương khi gặp tai nạn giao thông, chơi thể thao, sinh hoạt… có thể khiến dây chằng, đốt sống, gân… bị tổng thương dẫn đến đau nhức lưng, bả vai, cổ.
- Tính chất công việc: Với những người làm công việc phải đứng hoặc ngồi quá lâu ở một tư thế sẽ làm chèn ép vùng bả vai và cổ, gây ảnh hưởng đến quá trình lưu thông khí huyết ở cột sống cổ, gây nên hiện tượng thiếu máu nuôi dưỡng dây thần kinh dẫn đến đau mỏi.
- Sai tư thế: Mạch máu sẽ bị chèn ép khiến máu ở vùng cổ kém lưu thông tạo thành đau mỏi khi bạn nằm gục trên bàn, ngồi cong lưng, nằm ngủ không trở mình…
- Nhiễm lạnh: Khi cơ thể bị nhiễm lạnh thì khí huyết ngưng trệ. Nếu tình trạng này kéo dài thì sẽ làm tổn thương dây thần kinh, làm tình trạng đau vai gáy nghiêm trọng hơn.
- Thiếu dinh dưỡng: Cơ thể thiếu hụt vitamin cùng khoáng chất cần thiết, nhất là canxi sẽ làm khả năng hoạt động của dây thần kinh ngoại vi suy yếu, gây đau đớn và tê bì vùng vai gáy.
4.1.2. Bệnh lý trong cơ thể
- Thoái hóa cột sống cổ: Bệnh này thường gặp nhất trong các bệnh lý dẫn đến đau vai gáy. Cột sống cổ khi bị thoái hóa thì sẽ xuất hiện những gai xương chèn ép lên dây thần kinh ở vai gáy gây nhức mỏi, đau đớn. Thường người trên 40 tuổi sẽ hay mắc bệnh này.
- Vôi hóa cột sống: Canxi lắng đọng tại những dây chằng bám vào đĩa sụn, thân đốt sống hoặc mấu ngang của cột sống dẫn đến cột sống bị vôi hóa rồi phát triển thành gai xương. Những chồi xương này chèn ép lên rễ thần kinh ở lỗ liên hợp hoặc ống sống tạo thành đau cổ, vai gáy, khiến người bệnh khó khăn trong việc vận động hằng ngày.
- Rối loạn chức năng thần kinh: Tình trạng kéo giãn quá mức các dây thần kinh vùng vai gáy tạo thành các cơn đau mỏi. Bệnh nhân sẽ cảm thấy khó ngủ, mệt mỏi, dễ xúc động và không thể tập trung làm việc.
- Rối loạn khớp bả vai lồng ngực: Những người như lái xe, thợ may, nhân viên văn phòng… thường phải ngồi liên tục trong nhiều giờ làm các cơ bị căng giãn quá mức, tạo thành đau mỏi sau gáy, bả vai và lưng. Nếu bệnh ở giai đoạn nặng thì bệnh nhân sẽ khó thực hiện những động tác như xoay sang 2 bên, cúi đầu…
- Viêm bao khớp vai: Người bị viêm bao khớp vai sẽ cảm thấy đau một bên khớp vai vào lúc nửa đêm hoặc khi trời lạnh. Cơn đau càng tăng nếu nằm nghiêng. Điều này làm người bệnh không thể vòng tay ra sau, chải đầu hay với tay lấy đồ trên cao…
Bệnh lý về xương khớp có thể là nguyên nhân gây ra đau vai gáy
4.2. Đối tượng dễ mắc bệnh đau vai gáy
Đau vai gáy là căn bệnh không hiếm gặp hiện nay, những người như nhân viên văn phòng; lao động nặng; lái xe; bị dị tật bẩm sinh ở vùng cổ, gáy do thay đổi thời tiết; mắc bệnh thoát vị đĩa đệm, thoái hóa đốt sống cổ, ung thư vùng cổ, lao… sẽ dễ mắc bệnh. Người bệnh nếu phát hiện và điều trị kịp thời có thể chữa dứt điểm. Do đó, khi có dấu hiệu của bệnh, bạn nên đến khám bác sĩ để được chẩn đoán và có phương pháp điều trị phù hợp.
5. Khi nào bị đau vai gáy nên đi khám bác sĩ?
Đau vai gáy có thể không phải là do bệnh, nên đôi khi bạn chỉ cần cải thiện những thói quen xấu gây nên tình trạng này là ổn. Tuy nhiên nếu tình trạng đau nhức kéo dài quá một tuần; dùng thuốc không thuyên giảm; cơ thể bị nóng sốt, ù tai, hoa mắt; đau khi vận động nhẹ nhàng hay thậm chí cả lúc nghỉ ngơi; ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt thì nên thăm khám bác sĩ để được điều trị.
6. Chẩn đoán bệnh đau vai gáy
Muốn chẩn đoán chính xác bệnh đau vai gáy, bác sĩ thường chỉ định các phương pháp sau đây để tìm ra được bệnh:
- Chụp X- quang: mục đích tìm ra các khe hẹp giữa hai đốt sống cũng như các bệnh lý khác như viêm khớp, cột sống gãy, có khối u,...
- Chụp cắt lớp CT: giúp mô tả cụ thể chi tiết ở trong phần cổ trên nhiều mặt.
- Chụp cộng hưởng từ MRI: hỗ trợ phát hiện thêm các chi tiết đáng chú ý khác, các yếu tố liên đới đến tủy sống và dây chằng, dây thần kinh, gân,...
- Chụp tủy sống: có thể dùng để bổ sung hoặc thay thế cho phương pháp chụp MRI.
7. Điều bị bệnh đau vai gáy hiệu quả
Để có thể điều trị hiệu quả bệnh đau vai gáy, bác sĩ sẽ định hướng phương pháp cũng như phác đồ trị liệu phù hợp:
- Điều trị bằng thuốc với các loại kháng viêm như ibuprofen, naproxen kết hợp với thuốc kháng đau như acetaminophen, thuốc chống suy nhược, thuốc giãn cơ,...
- Tiêm thuốc corticosteroid để giảm đau. Bác sĩ sẽ chỉ định tiêm cạnh rễ thần kinh, các mặt khớp của đốt sống cổ hoặc tại cơ, khớp vai.
- Vật lý trị liệu với các phương pháp kéo cột sống bằng tay hoặc dùng ròng rọc hoặc đeo túi hơi ở xung quanh cổ.
- Các bài tập thể dục điều trị chuyên về giãn cơ.
- Phẫu thuật giải ép cho rễ thần kinh hoặc tủy sống.
8. Biện pháp phòng ngừa bệnh đau vai gáy
Để có thể phòng ngừa bệnh đau vai gáy hiệu quả, tránh gặp phải những đau đớn, khó chịu ngoài ý muốn, bạn nên ghi nhớ và thực hiện theo những điều sau:
- Cân bằng chế độ làm việc và nghỉ ngơi sao cho hợp lý. Nên xen kẽ vận động, nghỉ giải lao sau mỗi 15 - 20 phút ngồi làm việc, học tập.
- Giữ vai thẳng, tránh cúi gập cổ quá lâu, ngồi sai tư thế khi làm việc.
- Xây dựng một chế độ dinh dưỡng hợp lý, bổ sung canxi, kali, vitamin B, C và E.
- Thường xuyên tập luyện thể thao để tăng cường độ bền bỉ, dẻo dai của xương khớp với máy chạy bộ, xe đạp tập,...
Chạy bộ, đạp xe… giúp phòng ngừa đau vai gáy cũng như nhiều căn bệnh khác
9. Đau vai gáy cần ăn gì?
9.1. Thực phẩm giàu hàm lượng canxi và vitamin D
Đây là nhóm thực phẩm rất quan trọng trong việc cải thiện tình trạng bệnh đau vai gáy, giúp hệ xương được phát triển cứng cáp và liên kết chặt chẽ với nhau. Bạn có thể ăn các thực phẩm như cua, tôm, trứng, sữa, yến mạch… hoặc thường xuyên phơi nắng vào buổi dáng sớm để cung cấp nguồn canxi và vitamin cho cơ thể, cũng như tốt cho móng, da, tóc.
9.2. Thực phẩm giàu chất xơ
Rau xanh luôn là thực phẩm được khuyến khích ăn nhiều ngay cả khi bạn không bị bệnh. Lượng chất xơ dồi dào trong rau củ sẽ thúc đẩy hệ tiêu hóa hoạt động tốt để loại bỏ những độc tố tích tụ. Thêm vào đó, rau củ còn cung cấp nhiều vitamin cho cơ thể để cân bằng dinh dưỡng, giảm đau vai gáy.
9.3. Các loại Vitamin
Đối với người mắc bệnh đau vai gáy thì cần thiết nạp vitamin hơn cả chất xơ, nhất là những loại vitamin C, D, E. Chúng giúp giảm hiện tượng viêm xương khớp gây nên sưng đau tại vùng vai gáy. Đồng thời, chúng cũng tạo nên hàng rào bảo vệ vững chắc để chống viêm cùng các biến chứng. Cà rốt, cà chua, cherry, việt quất, cần tây, măng tây… là những loại thực phẩm dồi dào 3 loại vitamin này.
Vitamin B, K giúp tái tạo những chất nhầy, collagen nuôi gân, sụn cùng những khớp xương để xoa dịu các cơn đau vai gáy, hạn chế nguy cơ loãng xương. Bạn có thể tìm kiếm các loại vitamin từ những loại thực phẩm như cần tây, măng tây, dầu olive, cải bó xôi,…
9.4. Các axit béo có lợi
Axit béo có lợi mang lại tác dụng cung cấp chất bôi trơn giữa những khớp xương và ngăn chặn tình trạng viêm khớp gây nên đau mỏi vai gáy. Những loại hải sản như cá ngừ, cua, tôm, cá hồi… chứa rất nhiều axit béo.
Lượng Omega - 3 dồi dào có khả năng giảm đau rõ rệt, nên bạn có thể nạp nó vào cơ thể thông qua việc chế biến thành các món ăn thơm ngon, bổ dưỡng hoặc dùng dầu cá. Trường hợp người bị dị ứng với hản sản thì cần lưu ý hạn chế ăn quá nhiều để không làm ảnh hưởng đến sức khỏe hay tạo thành các mối đe dọa gây nên các căn bệnh khác.
Cá hồi chứa nhiều Omega - 3 giúp cải thiện đau vai gáy hiệu quả
10. Đau vai gáy cần kiêng ăn gì?
10.1. Những chất kích thích
Cafe, rượu bia là những chất kích thích mà bạn cần hạn chế sử dụng tối đa để đề phòng hiện tượng suy giãn tĩnh mạch, tốc độ và mức độ đau nhức tăng lên. Những chất kích thích khiến cơ thể bạn bị thiếu hụt canxi và ngăn cản quá trình hấp thụ dưỡng chất.
10.2. Thực phẩm quá nhiều cholesterol và lipit
Các chất béo có hại luôn là môi trường thuận lợi nhất để những phản ứng viêm xảy ra. Do đó, bạn cần tránh xa các thực phẩm chiên rán, đồ ăn chế biến sẵn, nội tạng động vật… Vì lượng lipit dồi dào chứa trong đó có thể tạo thành tác động xấu đến hệ xương khớp, nhất là vai gáy, gây phù nề.
10.3. Món ăn nhiều muối và quá mặn
Việc ăn các món mặn hay nhiều muối sẽ khiến nồng độ axit uric trong máu tăng lên. Đây là một trong các nguyên nhân gây nên các nguy cơ mắc bệnh về xương cốt. Do đó, bạn không nên lạm dụng muối quá nhiều để tránh tạo thành các hệ quả khôn lường.
Bạn có thể giảm lượng muối bằng việc sử dụng các gia vị thảo mộc
Trên đây là trọn bộ kiến thức bạn cần biết về căn bệnh đau vai gáy, để từ đó có thể biết cách phòng chữa bệnh cho chính mình cũng như bảo vệ cho những người thân yêu. Ngay từ hôm nay, mỗi người chúng ta cần chăm chỉ vận động, luyện tập thể chất lành mạnh với máy chạy bộ, xe đạp tập,... để có thể đảm bảo tính dẻo dai cho các vùng xương khớp và góp phần rèn luyện tinh thần chiến binh Elipsport. Hãy liên hệ ngay với số hotline 1800 6854 để được tư vấn miễn phí.
Đau cổ, vai, gáy có thể gây ra khó chịu và hạn chế khả năng vận động. Tuy nhiên, xe đạp tập thể dục, máy chạy bộ điện có thể giúp cải thiện tình trạng này. Thực hiện các bài tập cardio như chạy bộ hoặc đạp xe của Elipsport giúp tăng cường lưu thông máu, giảm việc tắc nghẽn cơ và giảm đau. Kết hợp với việc sử dụng ghế massage toàn thân để giãn cơ, bạn có thể tận hưởng sự thoải mái và giảm đau trong vùng cổ, vai và gáy.
