Silicone là chất liệu được sử dụng rộng rãi trong đời sống hàng ngày như mỹ phẩm, hóa phẩm, thành phần trong thiết bị thể thao, ghế massage,... Hãy cùng Elipsport tìm hiểu ngay silicone là gì, các loại silicone phổ biến cũng như những lưu ý khi sử dụng qua bài viết sau ngay nhé!
1. Silicone là gì?
Silicone là một loại polymer tổng hợp, được hình thành từ sườn silicon - oxy và các nhóm hydrogen hoặc hydrocarbon gắn liền với nguyên tử silicon. Đặc tính chịu nhiệt và đàn hồi của silicone tương đương với cao su, vì vậy silicone trở thành nguyên liệu lý tưởng để làm chất bịt kín, chất kết dính, chất bôi trơn, sản xuất thuốc men,...
Trong lĩnh vực công nghiệp làm đẹp, silicone thường xuất hiện trong nhiều sản phẩm chăm sóc da và tóc. Các thành phần silicone như dimethicone, cyclomethicone và dimethiconol được sử dụng trong các sản phẩm dưỡng da, kem nền và kem chống nắng,...
Silicone là một loại polymer tổng hợp
2. Các loại silicone phổ biến và công dụng
2.1. Silicone lỏng
Silicone lỏng còn được biết đến với tên gọi khác là dầu silicone, gồm các thành phần chính như Dimethicone, Amodimethicone, Dimethicone copolyol. Silicone dạng này thường được ứng dụng trong chất bôi trơn, phụ gia trong sơn hoặc là một phần quan trọng của các sản phẩm mỹ phẩm.
Silicone lỏng còn được biết đến với tên gọi khác là dầu silicone
2.2. Silicone gel
Silicone gel chứa các thành phần chủ yếu gồm Vinyl Dimethicone Crosspolymer và Dimethicone Crosspolymer. Loại silicone này thường được ứng dụng trong phòng thí nghiệm, y tế, dụng cụ nấu ăn và túi ngực trong phẫu thuật thẩm mỹ.
Silicone gel là chất liệu sản xuất túi ngực trong thẩm mỹ
2.3. Silicone đàn hồi
Silicone đàn hồi hay còn được biết đến với tên gọi cao su silicone, bao gồm các thành phần chính là Dimethiconol và Dimethicone. Loại silicone đàn hồi này thường được sử dụng như chất cách điện để hàn phương tiện trong ngành hàng không vũ trụ hoặc sản xuất các sản phẩm quen thuộc như găng tay tẩy tế bào chết, cốc nguyệt san,...
Silicone đàn hồi là chất liệu để sản xuất găng tay
2.4. Silicone nhựa
Silicone nhựa có các thành phần chính là Trimethylsiloxysilicate, Polypropylsilsesquioxane và Polymethylsilsesquioxane. Loại silicone nhựa này thường được sử dụng để tạo các lớp phủ chịu nhiệt, làm vật liệu chống chịu thời tiết, trám những lỗ nhỏ trên mái nhà và các vật dụng khác trong gia đình.
Silicone nhựa thường được sử dụng để tạo các lớp phủ chịu nhiệt
3. Ứng dụng của silicone
Silicone được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực như:
- Trong lĩnh vực hàng không vũ trụ: Silicone chủ yếu được sử dụng làm chất kết dính trong quá trình lắp ráp máy bay và tàu vũ trụ cũng như trong các hoạt động bảo trì hệ thống.
- Trong lĩnh vực xây dựng: Chất bảo vệ hiệu quả để ngăn chặn sự ăn mòn của vật liệu khi chúng tiếp xúc với nhiệt độ cao.
- Trong lĩnh vực điện tử: Silicone đóng vai trò chất cách điện được sử dụng trong công nghệ máy tính, viễn thông, điện tử và phân phối điện, giúp bảo vệ các thành phần điện tử không quá nhiệt, độ ẩm và ăn mòn.
- Trong lĩnh vực sức khỏe: Silicone là hợp chất được ứng dụng rộng rãi trong y tế và các sản phẩm chăm sóc trẻ sơ sinh như bình sữa, núm ti bình sữa,...
- Trong công nghiệp sản xuất sản phẩm gia dụng: Silicone được sử dụng để sản xuất đồ dùng nấu nướng, chất tẩy rửa sàn và vật liệu gỗ.
- Trong ngành sơn: Silicone giúp tăng khả năng chịu thời tiết, bám dính và chống bám bẩn của các loại sơn phủ.
- Trong công nghiệp mỹ phẩm: Silicone chất phổ biến trong bảng thành phần của nhiều sản phẩm chăm sóc da, tóc hay đồ trang điểm như kem nền, kem chống nắng,...
Băng gối YONEX MPS-80SK được sản xuất từ chất liệu silicone
4. Silicone có độc không?
Ngày nay, silicone được ứng dụng rất nhiều trong việc sản xuất các sản phẩm phục vụ đời sống con người, cả trong ngành y tế. Tuy nhiên, silicone là một chất hóa học nên nếu bạn sử dụng không đúng cách hoặc chọn mua sản phẩm được sản xuất từ silicone kém chất lượng thì sẽ gây hại cho sức khỏe.
Nếu tiếp xúc với silicone ở mức tiêu chuẩn thì sẽ gặp ít tác dụng phụ hoặc không. Tóm lại, sự ảnh hưởng của silicone đối với sức khỏe con người thường phụ thuộc vào mức độ sử dụng và loại silicone cụ thể.
Silicone chất lượng sẽ không gây ảnh hưởng hoặc tác động rất ít đến sức khỏe
5. Silicone như thế nào mới an toàn?
- Chọn silicone không mùi lạ: Màu sắc của silicone có thể thay đổi theo từng nhà sản xuất, nhưng nếu silicone có mùi lạ thì đó là loại không chất lượng, rất có thể là nhựa hoặc cao su.
- Silicone không chứa các chất làm đầy: Chất làm đầy sẽ gây ra những tác động xấu đến sức khỏe con người. Cách để kiểm tra silicone có bị chứa chất làm đầy hay không là kéo và xoắn các sản phẩm silicon, nếu xuất hiện các hạt trắng là silicone không an toàn.
- Silicone có thông số đầy đủ: Nên chọn sản phẩm từ silicone có bao bì và nhãn mác rõ ràng, cung cấp đầy đủ thông tin về tính năng và khả năng chịu nhiệt của loại silicon đó.
- Thương hiệu uy tín: Sản phẩm silicone từ các thương hiệu lớn sẽ có nguồn gốc và chất lượng cũng được đảm bảo.
Chọn silicone không có chất làm đầy
6. Các lưu ý khi dùng sản phẩm có chứa silicone
Bạn cũng cần biết một số lưu ý sau khi sử dụng các sản phẩm silicone:
- Đối với các sản phẩm chăm sóc da và tóc, bạn nên đọc kỹ các thành phần có chứa silicone không và dựa vào tình trạng da và tóc để quyết định có sử dụng hay không.
- Tránh để các sản phẩm silicone tiếp xúc gần với lửa hoặc nhiệt độ cao.
- Hạn chế tiếp xúc với các thiết bị khò, hàn thực phẩm.
Nên tránh tiếp xúc với lửa hoặc nguồn nhiệt cao
7. Các câu hỏi thường gặp khi dùng silicone
7.1. Silicone có tốt cho da và tóc không?
Silicone được thêm vào thành phần của một số sản phẩm chăm sóc da và tóc vì:
- Làm mềm da: Silicone được sử dụng để tạo hiệu ứng thoáng qua và bôi trơn nhẹ trên da. Ngoài ra, với cấu trúc nhẹ, silicone cũng không để lại lớp bột trên da sau khi thoa.
- Phục hồi da sau khi đi nắng: Cetyl Dimethicone trong silicone có khả năng chống nước nên thích hợp để bổ sung vào kem chống nắng dạng dầu với tỷ lệ khoảng 2.5%.
- Dưỡng ẩm da có kiểm soát: Silicone tạo màng thoáng khí, ngăn chặn tắc nghẽn lỗ chân lông và duy trì sự thoáng đãng cho da.
- Giảm tình trạng xơ rối tóc: Silicone giúp tóc trở nên bóng mượt, dễ chải và hạn chế tình trạng xơ rối.
- Cải thiện độ bóng cho tóc: Phenyl Trimethicone - thành phần có trong silicone, được thêm vào dầu gội để tạo lớp màng bảo vệ cho những sợi tóc tổn thương, giúp tóc trở nên bóng mượt hơn.
Lưu ý: Bạn chỉ nên dùng ở liều lượng nhất định, không nên lạm dụng.
Silicone giúp giảm tình trạng xơ tóc
7.2. Cách dùng mỹ phẩm chứa silicone sao cho an toàn nhất?
Khi sử dụng mỹ phẩm có chứa thành phần silicone, quy trình chăm sóc da đòi hỏi tẩy trang và sử dụng sữa rửa mặt trước. Tiếp theo, thực hiện các bước chăm sóc da thông thường, đến bước cuối cùng mới sử dụng kem nền hoặc kem chống nắng chứa thành phần silicone.
Tuy nhiên, vì tính chất bao phủ lớn của silicone trong mỹ phẩm, bụi bẩn, tế bào da chết và dầu thừa rất dễ bám lại trên bề mặt da. Từ đó gây tắc nghẽn lỗ chân lông và tạo điều kiện thuận lợi cho việc hình thành mụn.
Chính vì vậy, nếu bạn sử dụng mỹ phẩm có chứa silicone thì việc tẩy trang và làm sạch da kỹ lưỡng sau mỗi sử dụng là rất quan trọng.
Sử dụng mỹ phẩm có chứa silicone thì việc tẩy trang và làm sạch da kỹ lưỡng là cần thiết
Silicone là hợp chất được ứng dụng rộng rãi trong đời sống hàng ngày, từ ngành công nghiệp mỹ phẩm đến hàng không vũ trụ. Khi chọn mua sản phẩm từ silicone, bạn nên quan tâm đến chất lượng và những lưu ý để bảo vệ an toàn cho sức khỏe. Mong rằng bài viết trên của Elipsport đã mang đến cho bạn thật nhiều thông tin bổ ích nhé!
Xem thêm:
- Nhựa ABS có an toàn không? Ghế Massage bằng ABS có tác dụng gì?
- Healthy Là Gì? Chế Độ Ăn Healthy Là Như Thế Nào?
- Bật Mí 5 Điều Cần Lưu Ý Để Bảo Vệ Sức Khỏe Trong Mùa Mưa