Bệnh thoái hóa khớp là một trong những nguyên nhân khiến cho cuộc sống của chúng ta gặp rất nhiều những rắc rối. Chúng ta chỉ có thể áp dụng nhiều cách khác nhau để hạn chế những ảnh hưởng do bệnh gây ra. Và xoa bóp xương khớp chính là một trong những cách đó. Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé!
1. Tìm hiểu hiện tượng đau nhức xương khớp
1.1. Đối tượng
Các đối tượng có thể bị đau xương khớp phần lớn là:
- Người lớn tuổi: Tuổi tác thường là một yếu tố dẫn vấn đề liên quan đến xương khớp do sự thoái hóa tự nhiên của cơ thể.
- Người tập thể dục: Các vận động viên và những người thường xuyên tập thể dục có thể gặp phải vấn đề về xương khớp do cường độ luyện tập quá mức làm ảnh hưởng đến sự vận động của xương khi bị các chân thương.
- Người có lối sống không lành mạnh: Những người dân văn phòng hoặc những người ngồi nhiều có thể gặp vấn đề với xương khớp do thiếu vận động và áp lực lên các khớp trong nhiều giờ liên tục. Bên cạnh đó, tư thế ngồi sai cũng góp phần vào hình thành bệnh xương khớp ở người trẻ.
- Người bị béo phì: Khi trọng lượng cơ thể càng lớn thì áp lực gây ra lên các khớp càng lớn, điều này gây tổn thương cho xương khớp.
- Người có các bệnh liên quan đến xương khớp: Những người mắc các bệnh như viêm khớp dạng thấp, viêm xương khớp, hoặc dị dạng xương có thể gặp vấn đề về đau xương khớp.
Người lớn tuổi có nguy cơ mắc các bệnh đau xương khớp lớn nhất.
1.2. Nguyên nhân
Đối với người lớn tuổi, hiện tượng đau xương khớp do sự lão hoá của các xương như một sự thoái hoá tự nhiên của cơ thể. Tuy nhiên, ngày nay có rất nhiều bạn trẻ gặp phải hiện tượng này bởi tính chất công việc phải ngồi nhiều giờ kèm theo ngồi sai tư thế và ít vận động cũng là một nguyên nhân.
1.3. Hậu quả
Bệnh đau xương khớp có thể gây ra nhiều hậu quả tiêu cực đối với chất lượng cuộc sống, sức khỏe tổng thể và khả năng hoạt động hàng ngày của người bệnh. Dưới đây là một số hậu quả phổ biến:
- Giảm chất lượng cuộc sống: Đau xương khớp có thể làm giảm đáng kể chất lượng cuộc sống do đau đớn và khó chịu liên tục, ảnh hưởng đến giấc ngủ, tâm trạng và hoạt động thường nhật của người bệnh.
- Hạn chế vận động: Bệnh nhân có thể gặp khó khăn trong việc thực hiện các hoạt động hàng ngày, từ những công việc đơn giản như mặc quần áo, leo cầu thang đến các hoạt động yêu cầu nhiều vận động hơn như đi bộ hay tập thể dục.
- Tăng nguy cơ mắc các bệnh khác: Đau xương khớp có thể dẫn đến việc giảm hoạt động thể chất, làm tăng nguy cơ phát triển các vấn đề sức khỏe khác như béo phì, bệnh tim mạch và tiểu đường.
- Ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần: Đau mãn tính có thể dẫn đến các vấn đề về sức khỏe tâm thần, bao gồm trầm cảm và lo âu, làm giảm khả năng tận hưởng cuộc sống.
- Tác động đến khả năng làm việc: Người mắc bệnh đau xương khớp có thể gặp khó khăn trong việc duy trì công việc hoặc phải thay đổi nghề nghiệp, ảnh hưởng đến tình hình tài chính và sự tự chủ.
- Tăng nguy cơ gãy xương: Các bệnh như loãng xương liên quan đến đau xương khớp có thể làm tăng nguy cơ gãy xương, đặc biệt ở người cao tuổi.
Các cơn đau nhức xương khớp ảnh hưởng đến sức khoẻ tinh thần của người bệnh
2. Massage xương khớp trị liệu là gì?
Massage xương khớp trị liệu, còn được gọi là massage trị liệu hay massage chữa bệnh, là một phương pháp sử dụng kỹ thuật trong lĩnh vực vật lý trị liệu và có thể được thực hiện bởi các chuyên gia được đào tạo như vật lý trị liệu, chuyên gia massage trị liệu hoặc bác sĩ chuyên khoa.
Massage tinh dầu trị liệu tác động lên hệ xương khớp giúp nâng cao sức khỏe
3. Các loại massage trị liệu xương khớp phổ biến
3.1. Massage Thụy Điển
Đây là dạng massage phổ biến nhất và bắt nguồn từ phương Tây. Massage Thuỵ Điển sử dụng các động tác vuốt, nhào, và đấm nhẹ nhàng để làm nóng và thư giãn cơ bắp, giảm căng thẳng và đau nhức, tăng cường lưu thông máu và các tế bào có khả năng miễn dịch.
Massage Thụy Điển chủ yếu tập trung vào việc giúp thư giãn tinh thần và cải thiện tình trạng thể chất. Trong một buổi massage theo phong cách Thụy Điển, việc di chuyển chậm và nhẹ nhàng được ưu tiên, chỉ tập trung vào mô bề ngoài mà không chú trọng sâu vào các cơ bắp.
Phương pháp massage Thụy Điển
3.2. Massage đá nóng
Massage đá nóng là một phương pháp trị liệu sử dụng các viên đá được làm nóng ở nhiệt độ an toàn và đặt lên các điểm cụ thể trên cơ thể. Phương pháp này kết hợp giữa nhiệt độ từ đá và áp lực từ bàn tay của người thực hiện massage để giúp thư giãn cơ bắp, tăng cường lưu thông máu và giảm căng thẳng.
Massage đá nóng
3.3. Bấm huyệt
Bấm huyệt là một phương pháp trị liệu cổ truyền có nguồn gốc từ Trung Quốc, sử dụng áp lực trên các điểm cụ thể trên cơ thể giúp đã thông kinh mạch từ đó cải thiện sức khỏe và giảm đau cho người bệnh.
Phương pháp bấm huyệt
3.4. Shiatsu
Massage Shiatsu là một phương pháp trị liệu được phát triển tại Nhật Bản, dựa trên các nguyên lý của y học cổ truyền Trung Quốc. "Shiatsu" trong tiếng Nhật có nghĩa là "áp lực bằng ngón tay" và phương pháp này chủ yếu sử dụng áp lực của ngón tay, cũng như các phần khác của tay như lòng bàn tay, khuỷu tay và thậm chí cả đầu gối ấn vào các huyệt trên cơ thể.
Phương pháp Shiatsu
4. Tác dụng của massage với hệ cơ xương khớp
Massage mang lại nhiều lợi ích cho hệ cơ xương khớp, giúp cải thiện sức khỏe và chức năng của cơ thể. Dưới đây là một số tác dụng chính của massage đối với hệ cơ xương khớp:
- Giảm đau: Massage giúp giảm đau cơ và khớp bằng cách giảm căng thẳng, thúc đẩy sự thư giãn và tăng lưu thông máu tới các khu vực bị ảnh hưởng, giúp giảm viêm và tăng cường hồi phục các phần khớp bị thương.
- Tăng cường lưu thông máu: Việc cải thiện lưu thông máu thông qua massage giúp đưa oxy và chất dinh dưỡng tới các cơ và khớp, từ đó hỗ trợ quá trình chữa lành của cơ thể và duy trì sức khỏe cho bệnh nhân.
- Tăng phạm vi vận động: Massage có thể giúp tăng cường độ linh hoạt và giảm cứng khớp bằng cách giảm căng cứng và co rút cơ, từ đó cải thiện khả năng vận động của cơ thể.
- Thúc đẩy nhanh quá trình phục hồi: Đối với những người bị chấn thương cơ bắp hoặc gặp vấn đề với khớp, massage có thể thúc đẩy quá trình hồi phục các cơ quan bị tổn thương và hỗ trợ sự phục hồi chức năng.
- Giảm stress và căng thẳng: Stress và căng thẳng có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến cơ và khớp. Massage giúp giảm stress và thúc đẩy sự thư giãn, giảm căng thẳng trên cơ và hỗ trợ sức khỏe cơ xương khớp.
- Phòng ngừa chấn thương: Bằng cách tăng cường độ linh hoạt và giảm căng cơ, massage có thể giúp phòng ngừa nguy cơ chấn thương, đặc biệt đối với những người tham gia các hoạt động thể chất đều đặn.
- Hỗ trợ loại bỏ độc tố: Massage giúp kích thích hệ bạch huyết, hỗ trợ loại bỏ chất lỏng và độc tố ra khỏi cơ bắp, giúp giảm viêm và thúc đẩy sức khỏe cơ bắp.
Massage giúp giảm đau cơ và khớp
5. Hướng dẫn massage trị liệu xương khớp tại nhà
Việc thực hiện massage trị liệu xương khớp tại nhà có thể giúp giảm đau và tăng cường chức năng cho những người gặp các vấn đề xương khớp nhẹ. Dưới đây là một số bước cơ bản để thực hiện massage trị liệu tại nhà:
- Bước 1 - Chuẩn bị không gian: Chọn một không gian yên tĩnh và thoải mái trong nhà của bạn để thực hiện massage. Bạn có thể sử dụng một chiếc giường hoặc thảm yoga, đảm bảo có đủ không gian để di chuyển quanh người được massage.
- Bước 2 - Chuẩn bị dầu massage: Dầu massage có thể giúp tay bạn trượt nhẹ nhàng trên da, giảm ma sát và làm cho massage dễ dàng hơn. Chọn loại dầu massage hoặc lotion không gây dị ứng và thử nghiệm trên một phần nhỏ da trước khi sử dụng nhé!
- Bước 3 - Bắt đầu bằng cách làm nóng cơ thể: Dùng tay ấm để vuốt nhẹ nhàng trên vùng cần massage, giúp làm nóng cơ bắp và chuẩn bị cho việc massage sâu hơn.
- Bước 4 - Massage cụ thể cho từng vùng:
Đối với vai: Sử dụng các động tác tròn và nhẹ nhàng xung quanh cơ vai và lên tới cổ.
Đối với cánh tay: Massage dọc theo cánh tay từ vai xuống cổ tay, chú ý đến cơ bắp ở phần trên và dưới cánh tay.
Đối với chân: Massage từ hông xuống đến đùi, bắp chân và cổ chân, sử dụng động tác vuốt dài và nhẹ nhàng.
- Bước 5 - Kết thúc bằng cách làm dịu: Sau khi áp dụng các kỹ thuật massage cụ thể, dùng động tác vuốt nhẹ để kết thúc phiên massage, giúp cơ thể chuyển từ trạng thái được kích thích sang trạng thái thư giãn.
Hướng dẫn massage trị liệu xương khớp tại nhà
6. Cách massage xương khớp theo từng vùng
6.1. Xoa bóp xương khớp giảm đau lưng
Nguyên tắc của bài xoa bóp xương khớp hỗ trợ giảm đau lưng đó là bạn xoa vùng lưng cho nóng lên để làm giãn nở mạch máu, hỗ trợ giảm đau nhanh chóng và hiệu quả. Với bài massage này, bạn sẽ dùng vân ngón tay, gốc bàn tay hoặc mô ngón tay út và ngón tay cái để xoa tròn lên vùng da đang bị tổn thương.
Tiếp sau đó, bạn thực hiện động tác xát nhẹ và đều ở phần lưng người bệnh. Dùng lòng bàn tay xoa bóp vùng lưng bằng các động tác tròn nhẹ nhàng và vuốt dọc theo cột sống. Không áp dụng áp lực trực tiếp lên xương cột sống.
Xoa bóp xương khớp mang lại nhiều hiệu quả tích cực cho sức khỏe
6.2. Bài xoa mặt và đầu
Bạn cần lưu ý thực hiện bài xoa bóp này đúng cách để tránh những tổn thương có thể gây ra cho phần mặt và đầu. Để thực hiện bài xoa bóp này, bạn cần làm nóng lòng bàn tay bằng cách chà xát liên tục 2 tay lại với nhau. Sau đó, thực hiện hai tay đặt dưới cằm áp vào mặt và xoa mặt từ dưới lên đến đỉnh đầu, massage nhẹ nhàng ở tư thế đầu ngửa về phía sau. Thực hiện từ 10-20 lần nhé!
6.3. Xoa bóp vai gáy
Xoa bóp vai gáy có thể giúp giảm căng thẳng, mệt mỏi và đau nhức tại khu vực này, đặc biệt sau những giờ làm việc dài hoặc tư duy không đúng cách. Đầu tiên, bạn cần làm nóng tay bằng cách chà xát 2 tay lại với nhau và áp vào vùng sau cổ làm cho vùng da ở đó có cảm giác ấm, nóng lên. Tiếp sau đó, bạn dùng tay bóp nắn các cơ quanh cột sống cổ và vai theo hướng dẫn: ngón tay cái một bên, các ngón tay còn lại một bên, thực hiện bóp nắn nhẹ nhàng quanh vùng cổ và vai cho đến khi khu vực này ửng đỏ là đạt hiệu quả.
Xoa bóp vai gáy giúp bạn thư giãn, nghỉ ngơi
6.4. Xoa vai tới ngực, các chi
Bạn sẽ thực hiện bài xoa bóp này ở tư ở tư thế ngồi. Cách thực hiện bài này như sau: Bàn tay bạn úp lại, để vòng tay qua vai đối diện ra sau tới huyệt đại chùy (huyệt này nằm ở dưới gai đốt sống cổ thứ 7).
Tiếp sau đó, các ngón tay của bạn xoa nhẹ lần lần theo hướng từ ngoài vai tới khu vực phía trong vùng cổ. Mỗi vùng như vậy bạn thực hiện xoa từ vai tới ngực 10-20 lần để mang lại hiệu quả cao nhất nhé!
Xoa vai tới ngực, các chi
6.5. Xoa bóp lưng
Bắt đầu bài massage này bạn cần xoa cho vùng lưng nóng lên. Sử dụng cả hai bàn tay để vuốt nhẹ từ phần dưới của cột sống lên phía trên, theo chiều dọc của cột sống. Động tác này giúp làm nóng cơ bắp và chuẩn bị cho các bước tiếp theo. Thực hiện động tác này trong vòng 2 phút. Dùng các ngón tay nhào lộn những bó cơ cứng, chú ý không áp dụng quá nhiều lực lên xương.
6.6. Xoa bàn chân
Bắt đầu bằng cách nắm nhẹ bàn chân và dùng cả hai tay vuốt nhẹ từ ngón chân đến mắt cá chân để làm ấm cơ bắp và kích thích lưu thông máu. Tiếp theo thực hiện theo các bước sau:
- Xoa bóp lòng bàn chân: Dùng ngón tay cái của bạn áp dụng một lực nhẹ nhàng nhưng vững chắc lên lòng bàn chân, di chuyển từ gần ngón chân xuống phần gần gót chân, và ngược lại.
- Nhấn và xoay: Nhấn nhẹ vào các điểm xung quanh lòng bàn chân, đặc biệt là khu vực dưới các ngón chân và gần gót chân. Bạn cũng có thể nhẹ nhàng xoay mỗi ngón chân giữa ngón cái và ngón trỏ để thúc đẩy lưu thông và giảm căng thẳng.
- Dùng ngón tay cái kéo dài: Áp dụng lực nhẹ với ngón tay cái của bạn, kéo dài từ dưới các ngón chân xuống phần dưới của lòng bàn chân, giúp giảm căng thẳng tại các điểm này.
6.7. Xoa chi dưới
Bài xoa bóp này bắt đầu với hai tay để lên đùi, xoa từ trên xuống dưới kết hợp với chân dần dần giơ cao.
Hai tay sẽ vòng ra phía sau cổ chân và thực hiện xoa ngược lại khi chân từ từ hạ xuống. Bàn tay ở bên trong sẽ massage lên phần trên của đùi, trong khi bàn tay ở bên ngoài vòng qua phía sau để massage vùng mông, sau đó cả hai tay cùng vuốt lên trên, lặp lại động tác vuốt nhẹ này khoảng 10-20 lần cho mỗi bên.
Xoa chi dưới giúp giảm đau
Trên đó là tổng hợp những bài xoa bóp xương khớp mang lại hiệu quá bất ngờ dành cho những người thường hay bị đau lưng, nhức mỏi. Hy vọng qua bài viết trên, Elipsport đã mang đến cho bạn những thông tin hưu ích. Mọi thắc mắc, xin đừng ngần ngại hãy liên hệ hotline 1800 6854 hoặc website Elipsport để được giải đáp nhé.
Xem thêm:
- Top 5 máy massage bụng tốt nhất và cách chọn mua máy massage bụng phù hợp
- Massage thảo dược là gì? Cách thực hiện massage thảo dược
- Massage dưỡng sinh là gì? Bí quyết thực hiện tại nhà