Đã từ lâu bánh mì là một nét đẹp trong văn hóa ẩm thực Việt Nam, đặc biệt là bánh mì chả lụa. Chính vì vậy, khi đến nước ta, bất kỳ du khách nào cũng muốn thử đến món ăn quốc dân này của Việt Nam. Vậy hãy cùng Elipsport tìm hiểu bánh mì chả lụa bao nhiêu calo và ăn bánh mì nhiều có mập không nhé!
1. Vài nét về bánh mì Việt Nam
Bánh mì có nguồn gốc từ phương Tây và vào thế kỷ 19, người Pháp đã mang loại bánh này đến Việt Nam. Tuy nhiên, lúc đầu nó chỉ là những ổ bánh mì đơn thuần và chưa có nhân, về sau, người Việt đã nâng cấp lên thành món ăn độc đáo với việc kết hợp nhiều loại nhân khác nhau với bánh mì. Bánh mì dần trở nên phổ biến trong văn hóa ẩm thực Việt Nam và được biến tấu theo phong cách riêng của người Việt, tạo ra dòng bánh mì "kẹp đủ thứ" đặc trưng.
So với bánh mì baguette truyền thống của người Pháp, bánh mì Việt nổi tiếng với lớp vỏ giòn, ruột mềm mịn và nhân phong phú hơn, tạo nên sự đặc biệt và hấp dẫn hơn cho thực khách. Ở Việt Nam, khi nhắc đến bánh mì thì có rất nhiều loại điển hình như là:
- Bánh mì dân tổ: Bánh mì này rất đặc biệt với phần nhân bên trong là sự hòa trộn của tất cả nguyên liệu hành tây, trứng, pate, xúc xích, chả, lạp xưởng, bò khô, bơ được nấu chung trong một chiếc chảo trước khi kẹp vào giữa ổ bánh mì.
- Bánh mì que: Bạn có thể tìm thấy bánh mì que ở bất kỳ nơi đâu nhưng Hải Phòng được biết đến là nơi xuất xứ của loại bánh mì này. Chúng có kích thước chỉ bằng 2 đầu ngón tay nhưng lại dài hơn so với bánh mì thông thường. Bánh mì que được nhồi đầy pate và nướng giòn, ngoài ra còn được ăn kèm với tương ớt pha loãng (hay còn gọi là chí chương).
- Bánh mì bột lọc: Tại vùng đất nổi tiếng với mỹ vị cung đình như cố đô Huế, bánh mì bột lọc tôm là một biến thể phổ biến của bánh mì Việt. Bánh bột lọc nhân tôm được đặt trong ổ bánh mì giòn rụm kèm theo nước sốt đặc trưng là nước mắm tỏi ớt, tạo nên hương vị đặc biệt và hấp dẫn cho món ăn này.
- Bánh mì chả: Đây là một ăn vô cùng quen thuộc và dân dã của người Việt Nam. Với sự kết hợp độc đáo của bánh mì và các loại chả từ các vùng miền khác nhau như: chả lụa, chả cá, chả giỏ... khiến cho món ăn trở nên đa dạng và khó quê trong lòng thực khách.
2. Bánh mì chả bao nhiêu calo?
Một ổ bánh mì trung bình làm từ bột mì thường chứa khoảng 200 calo. Khi kết hợp với nhân ví dụ như chả lụa thì mỗi 100g chả lụa có thể chứa khoảng 230 calo. Vì vậy, một chiếc bánh mì chả kèm theo dưa chuột, rau và sốt sẽ dao động từ 400 đến 450 calo.
Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên rằng một bữa ăn cho người trưởng thành thường cần khoảng 500 đến 600 calo. Vì thế, một ổ bánh mì chả với lượng calo dưới 500 calo có thể là một lựa chọn phù hợp cho bữa sáng để cảm thấy no mà không gây tăng cân.
Một ổ bánh mì trung bình làm từ bột mì thường chứa khoảng 200 calo
3. Ăn bánh mì có thực sự tốt?
Nếu chúng ta biết điều chỉnh lượng thức ăn phù hợp với bản thân thì việc ăn bánh mì thay cho một bữa ăn là rất tốt. Tuy nhiên, nếu bạn lạm dụng món ăn này quá mức thì có thể gây một số tác dụng như:
- Mệt mỏi: Lượng tinh bột tinh chế cao và thiếu chất xơ có thể gây ra tình trạng mệt mỏi kéo dài. Sử dụng bánh mì trong cả ba bữa ăn chính mỗi ngày có thể dẫn đến cảm giác uể oải. Ngoài ra, trong hạt lúa mì còn chứa một loại chất gọi là gliadin có tác dụng tương tự như chất opiat trong thuốc phiện.
- Tăng cholesterol: Việc tiêu thụ bánh mì quá thường xuyên có thể dẫn đến tăng cholesterol xấu, từ đó tăng nguy cơ mắc các vấn đề về tim mạch. Đặc biệt, việc này cũng có thể góp phần vào tăng cân vì lượng tinh bột tinh chế trong bánh mì khá cao.
- Chứa nhiều gluten gây hại: Lúa mì chứa một loại protein gọi là gluten và nếu tiêu thụ quá nhiều gluten có thể gây nên các vấn đề như đầy hơi và tổn thương đường ruột. Đặc biệt, bánh mì thường được kết hợp với những loại nhân giàu đạm nhưng lại ít rau làm cho món ăn thiếu chất xơ và dễ gây ra tình trạng táo bón.
4. Cách làm bánh mì chả thơm ngon
Bên cạnh việc tìm hiểu bánh mì chả lụa bao nhiêu calo, bạn cũng có thể biết thêm về cách làm bánh mì chả thơm ngon ở phía dưới:
Nguyên liệu:
- Bánh mì.
- Chả lụa.
- Thịt nạc.
- Bơ tươi.
- Dưa leo, cà chua.
- Ngò gai, hành lá.
- Hành tím, tỏi, thơm (dứa).
- Nước tương, tương ớt, tương cà.
- Dầu hào, sốt Mayonnaise, mắm, muối, đường, hạt tiêu.
Cách thực hiện:
- Bước 1: Bạn hãy sơ chế các nguyên liệu hành lá, ngò rí rồi đem đi rửa sạch. Tỏi và hành tím bạn cắt rễ, bỏ vỏ, rửa sạch rồi băm nhuyễn.
- Bước 2: Cà chua bạn cũng đem rửa sạch, cắt bỏ phần đầu, thái hạt lựu. Dứa cắt mắt, rửa sạch rồi thái hạt lựu một nửa, chỗ còn lại thái lát mỏng.
- Bước 3: Về thịt nạc, bạn sơ chế sạch, thái nhỏ rồi cho vào máy xay nhuyễn, nếu bạn không có thời gian có thể chọn mua thịt băm sẵn.
- Bước 4: Bạn bắc chảo lên bếp cho thêm chút dầu ăn. Đợi cho đến khi chảo nóng bạn cho hành tỏi băm nhuyễn vào phi thơm khô rồi cho thịt băm vào đảo cho săn lại, tiếp đến là cà chua. Sau đó, bạn đổ nước lọc và đun sôi hỗn hợp.
- Bước 5: Khi hỗn hợp có dấu hiệu sệt, bạn thêm 2 thìa tương ớt, 2 thìa tương cà, 2 thìa mayonnaise, 1 thìa dầu hào, 1 thìa bột ngọt, 1 thìa hạt nêm, 1 thìa nước tương, 1 thìa nước mắm, 3 thìa đường rồi khuấy đều hỗn hợp. Đun hỗn hợp sôi khoảng 5 phút cho tiếp thơm vào và đun tiếp 2 phút rồi cho ngò rí, hành lá và một chút tiêu là xong phần nước sốt.
- Bước 6: Bánh mì bạn dùng dao cắt dọc hông cho vào lò nướng khoảng 3 phút cho bánh mì nóng giòn.
- Bước 7: Tiếp đến bạn thái chả lụa theo thái sợi hoặc thái nửa đường tròn. Dưa leo bạn rửa sạch, nạo vỏ, thái lát mỏng.
- Bước 8: Sau khi chuẩn bị xong hết phần nhân, bạn mở phần ruột bánh mì, quết bơ tươi cả hai mặt bánh mì và xếp chả lụa, dưa leo, cà chua thái mỏng, thêm ngò rí. Bạn rưới phần nước sốt cà chua, thịt ngập bánh mì là xong.
Bánh mì chả lụa có các nguyên liệu rất dễ tìm
Bài viết đã cung cấp những thông tin hữu ích về bánh mì chả lụa bao nhiêu calo và ăn bánh mì có nhiều không. Cảm ơn đã theo dõi!
Xem thêm: