Khoai mỡ là loại củ có vị ngọt tự nhiên mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe. Do đó, khoai mỡ thường được sử dụng kết hợp chế biến cùng các thực phẩm khác trong các bữa ăn hằng ngày của các gia đình Việt. Vậy khoai mỡ bao nhiêu calo? Ăn khoai mỡ có giảm cân không? Và cần lưu ý những gì khi ăn? Cùng Elipsport xem ngay qua bài viết dưới đây nhé!
1. Khoai mỡ là khoai gì?
Khoai mỡ hay còn gọi là khoai tím, củ mỡ, là một loại củ phổ biến và được trồng rộng rãi ở nhiều quốc gia như Ấn Độ, Châu Phi và cả Việt Nam. Khoai mỡ là một loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, cung cấp nhiều vitamin, khoáng chất và chất xơ.
Khoai mỡ có lớp vỏ màu đen, ruột màu tím kết cấu nhớt, sánh đặc
2. Khoai mỡ bao nhiêu calo?
Khoai mỡ, loại thực vật thân leo nổi tiếng với hàm lượng dinh dưỡng cao, là một nguồn cung cấp năng lượng và vitamin dồi dào cho cơ thể. Mỗi 100 gram khoai mỡ cung cấp khoảng 118 calo, bao gồm 10.4g vitamin C, chỉ 0.1g chất béo, 4g chất xơ, cùng với 20mg canxi, 0.36g sắt, 1.53g protein. Đặc biệt, khoai mỡ còn chứa 100IU vitamin A, vitamin B6 và các axit béo cần thiết cho cơ thể.
Canh khoai mỡ bao nhiêu calo?
Canh khoai mỡ là một món ăn phổ biến, thường được chế biến từ khoai mỡ nấu cùng với các nguyên liệu khác như thịt, tôm, hoặc các loại rau củ. Món canh này vừa đậm đà hương vị vừa cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cần thiết.
Về mặt calo, một bát canh khoai mỡ có thể chứa khoảng 180 - 210 calo, tùy thuộc vào lượng và loại nguyên liệu được sử dụng. Nếu món canh chỉ bao gồm khoai mỡ và một số loại rau, lượng calo có thể thấp hơn. Nếu bạn thêm thịt hoặc tôm, lượng calo sẽ tăng lên tùy thuộc vào lượng và loại thịt sử dụng.
Bên cạnh đó, canh khoai mỡ còn chứa nhiều chất dinh dưỡng khác vô cùng cần thiết cho cơ thể. Khoai mỡ giàu vitamin C, chất xơ và các khoáng chất như canxi và sắt. Thịt hoặc tôm thêm vào cung cấp protein cần thiết cho cơ thể. Rau củ khác như rau thơm, ngò gai, hoặc cải thêm vào cũng bổ sung thêm chất xơ, vitamin và các chất chống oxy hóa.
Một bát canh khoai mỡ có thể chứa khoảng 180 - 210 calo
Khoai mỡ luộc bao nhiêu calo?
Khoai mỡ luộc là một món ăn đơn giản, dễ chế biến và phổ biến trong nhiều gia đình. Với cách chế biến này, khoai mỡ giữ lại hầu hết các chất dinh dưỡng tự nhiên. Trong 100 gram khoai mỡ luộc có khoảng 140 calo.
Ngoài lượng calo thấp, khoai mỡ luộc còn chứa các dưỡng chất khác như vitamin C, chất xơ, canxi, sắt và một số lượng nhỏ các vitamin và khoáng chất khác. Chính vì thế, khoai mỡ không chỉ cung cấp năng lượng mà còn hỗ trợ tiêu hóa và là nguồn chất xơ lành mạnh, tốt cho cơ thể.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm lượng calo có trong một số món ăn từ khoai mỡ như:
Phân loại |
Lượng calo |
100g khoai mỡ |
118 calo |
1 suất bánh khoai mỡ chiên |
510 calo |
100g khoai mỡ luộc |
140 calo |
100g khoai nấu cùng 100g thịt băm |
360 calo |
1 bát canh khoai mỡ |
200 - 350 calo |
Mỗi 100 gram khoai mỡ cung cấp khoảng 118 calo
3. Ăn khoai mỡ có giảm cân không?
Khoai mỡ, với hàm lượng calo khá thấp, có thể là một lựa chọn tốt cho những ai đang trong quá trình giảm cân. Một người trưởng thành cần khoảng 2000 calo mỗi ngày, trong khi đó khoai mỡ chỉ cung cấp 180 calo/100g. Do đó, nếu được cân với lượng vừa phải, cân đối với các nhóm thực phẩm lành mạnh khắc, bạn hoàn toàn có thể thêm khoai mỡ vào chế độ ăn kiêng của mình.
Bên cạnh hàm lượng calo thấp, khoai mỡ còn chứa nhiều chất xơ và các dưỡng chất khác, hỗ trợ hệ tiêu hóa, tăng cường trao đổi chất và ngăn chặn sự hấp thu chất béo, từ đó giúp kiểm soát cân nặng hiệu quả.
Tuy nhiên, việc ăn khoai mỡ cần được cân nhắc kỹ lưỡng khi chế biến và kết hợp với các thực phẩm khác. Ăn quá nhiều khoai mỡ hoặc kết hợp với các loại thực phẩm có hàm lượng calo cao như thịt, tôm, xương, có thể làm tăng tổng lượng calo nạp vào cơ thể, dẫn đến tăng cân nếu không kiểm soát đúng cách.
Vì thế, bạn có thể bổ sung khoai mỡ vào thực đơn giảm cân hằng ngày của mình, nhưng cần cân nhắc về cách chế biến và kiểm soát calo một cách thận trọng.
Có thể bổ sung khoai mỡ vào thực đơn giảm cân hằng ngày
4. Các lợi ích khi ăn khoai mỡ không phải ai cũng biết
Khoai mỡ là một lựa chọn tuyệt vời trong chế độ ăn uống hàng ngày, mang lại nhiều lợi ích sức khỏe như:
- Chứa nhiều chất dinh dưỡng: Khoai mỡ cung cấp các vitamin và khoáng chất thiết yếu, hỗ trợ duy trì các chức năng cơ thể.
- Giàu chất chống oxy hóa: Bảo vệ cơ thể khỏi tổn thương tế bào và ngăn ngừa lão hóa.
- Kiểm soát đường huyết: Hỗ trợ kiểm soát lượng đường trong máu, hỗ trợ tích cực cho người mắc bệnh tiểu đường.
- Giảm huyết áp: Làm hạ huyết áp, bảo vệ tim mạch một cách lành mạnh.
- Kiểm soát cholesterol: Vitamin B6 giúp điều chỉnh lượng cholesterol, ngăn ngừa bệnh tim mạch.
- Tăng cường sức khỏe đường ruột: Chất xơ trong khoai mỡ giúp cải thiện hệ tiêu hóa và hỗ trợ nhuận tràng hiệu quả.
- Cải thiện khả năng miễn dịch: Hỗ trợ hệ thống miễn dịch, giảm nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng.
- Tăng cường chức năng não: Diosgenin trong khoai mỡ kích thích sự tăng trưởng tế bào thần kinh, cải thiện khả năng tập trung và ghi nhớ.
- Chống lại ung thư: Chất chống oxy hóa giúp ngăn chặn sự phát triển của các khối u, đặc biệt là ở đại tràng.
- Cải thiện triệu chứng mãn kinh: Ăn khoai mỡ giúp giảm các triệu chứng mãn kinh như bốc hỏa, đổ mồ hôi, rụng tóc.
Khoai mỡ mang lại nhiều lợi ích sức khỏe
5. Lưu ý quan trọng khi ăn khoai mỡ
Khoai mỡ là một thực phẩm giàu dinh dưỡng nhưng vẫn cần phải chú ý khi sử dụng để đảm bảo an toàn cho sức khỏe:
- Tránh ăn khi chưa nấu chín: Ăn khoai mỡ sống có thể gây rối loạn tiêu hóa và đầy hơi. Các chất nhầy trong khoai mỡ chưa nấu chín có thể gây khó chịu và ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa.
- Cân nhắc thời điểm ăn: Tốt nhất nên ăn khoai mỡ vào buổi sáng hoặc trưa để tránh tình trạng đầy bụng và giúp hấp thụ tốt hơn. Ăn khoai mỡ vào buổi tối có thể gây đầy bụng, đặc biệt khi ăn quá nhiều.
- Kết hợp với thực phẩm lành mạnh: Nên kết hợp khoai mỡ với các thực phẩm ít calo như rau xanh, trái cây, thịt nạc. Hạn chế kết hợp với thực phẩm giàu tinh bột để tránh gây tăng cân.
- Lưu ý đối tượng không nên ăn: Người mắc bệnh thận, ung thư cổ tử cung, buồng trứng, vú và những người thiếu protein S cần hạn chế sử dụng khoai mỡ vì có thể làm trầm trọng thêm tình trạng sức khỏe.
- Phụ nữ mang thai và cho con bú: Nên hạn chế sử dụng khoai mỡ vì có thể ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển của thai nhi và trẻ sơ sinh.
Lưu ý quan trọng khi ăn khoai mỡ
Xem thêm:
Vậy là bài viết đã giúp bạn giải đáp khoai mỡ bao nhiêu calo, các lợi ích của khoai mỡ đối với sức khỏe và cách ăn giúp giảm cân, giữ dáng. Cảm ơn bạn đã theo dõi, nếu có thắc mắc cần hỗ trợ thì hãy liên hệ với Elipsport qua số hotline 1800 6854 ngay nhé!