Dứa (thơm, khóm) là loại trái cây đem lại nhiều lợi ích cho người dùng. Tuy nhiên, bà bầu có nên ăn dứa không lại là thắc mắc của nhiều mẹ bầu. Trong thời gian mang thai, bạn nên lưu ý nhiều điều khi ăn dứa để tránh gây hại cho sức khỏe. Xem ngay bài viết của Elipsport để biết bầu có nên ăn dứa không nhé!
1. Bầu có nên ăn dứa?
Câu trả lời cho thắc mắc “bà bầu có nên ăn dứa khi mang thai không?” là CÓ. Do đó, mẹ bầu có thể yên tâm khi trong chế độ ăn uống có thành phần là dứa. Để đem lại hiệu quả tốt về sức khỏe cho cả mẹ và bé thì bạn chỉ nên ăn 1-2 khẩu phần dứa mỗi tuần (mỗi khẩu phần sẽ tương đương khoảng 165g).
Bởi lượng bromelain trong một khẩu phần dứa sẽ không có nguy cơ gây ảnh hưởng đến thai kỳ. Chỉ khi mẹ bầu ăn dứa quá nhiều khoảng trên 7 khẩu phần/tuần thì mới có thể gây nên những ảnh hưởng đáng kể. Vì lúc này dứa sẽ làm tăng một lượng lớn bromelain - đây là một loại enzyme làm tăng nguy cơ sảy thai.
Để yên tâm hơn khi ăn dứa thì mẹ bầu nên loại bỏ sạch phần lõi, vì đây là nơi chứa nhiều bromelain nhất. Ngoài ra, mẹ có thể chọn dùng dứa đóng hộp hoặc nước ép dứa vì lượng bromelain đã bị loại bỏ bớt khi quá trình sản xuất.
Mẹ bầu có thể ăn 1-2 khẩu phần dứa mỗi tuần
2. Lợi ích của dứa đem lại cho bà bầu
Bà bầu có nên ăn dứa không thì câu trả lời là nên vì loại quả này chứa nhiều vitamin và khoáng chất giúp mẹ khỏe mạnh trong thời kỳ mang thai. Trong dứa còn có một lượng chất béo bão hòa thấp và hàm lượng chất xơ cao, vì vậy có giá trị dinh dưỡng vô cùng lớn. Khi bà bầu ăn dứa sẽ nhận được những lợi ích tuyệt vời dưới đây:
Hỗ trợ hệ miễn dịch
Trong quả dứa có chứa nhiều vitamin C, các chất chống oxy hóa hòa tan trong nước giúp chống lại sự suy giảm tế bào diễn ra bên trong cơ thể và giúp tăng cường hệ miễn dịch trong thai kỳ.
Giúp bổ sung thêm vitamin nhóm B
Vitamin B1 hay thiamine rất hữu ích cho hoạt động của các cơ, hệ thần kinh và tim mạch. Vitamin B6 và pyridoxine có tác dụng cung cấp kháng thể và sản xuất năng lượng. Nó cũng mang đến cảm giác dễ chịu khi mẹ bầu bị ốm nghén. Cơ thể bị thiếu vitamin B6 sẽ dẫn đến tình trạng thiếu máu. Vitamin B6 có nhiều trong quả dứa giúp hình thành hồng cầu.
Bà bầu ăn dứa giúp bổ sung thêm vitamin nhóm B
Sản xuất collagen
Bầu có nên ăn dứa? Trong một khẩu phần dứa có chứa khoảng 79 mg vitamin C, giúp thúc đẩy quá trình sản xuất collagen. Collagen đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển xương, da, sụn và gân của thai nhi.
Một khẩu phần dứa gần như cung cấp đủ nhu cầu vitamin C mỗi ngày, khoảng 80 - 85 mg/ngày trong suốt thai kỳ. Mangan có trong quả dứa cũng là một loại khoáng chất cần thiết cho việc phát triển xương khớp khỏe mạnh và ngăn ngừa tình trạng loãng xương.
Bổ sung đồng
Trong quả dứa cũng chứa một lượng đồng, đây là loại khoáng chất giúp hỗ trợ quá trình hình thành hồng cầu và hình thành tim của thai nhi.
Cung cấp chất xơ
Bà bầu có nên ăn dứa không thì câu trả lời là có. Vì trong dứa có chứa hàm lượng chất xơ cao giúp ngăn ngừa tình trạng táo bón khi mang thai. Đây là một vấn đề nhiều mẹ bầu gặp phải trong giai đoạn đầu của thai kỳ.
Bà bầu ăn dứa giúp bổ sung chất xơ để ngăn ngừa tình trạng táo bón
Bổ sung sắt và axit folic
Một khẩu phần dứa tươi có thể cung cấp lượng sắt cần thiết để sản xuất hồng cầu và axit folic giúp ngăn ngừa một số dị tật bẩm sinh ở thai nhi.
Giúp phục hồi quá trình tiêu hóa
Lượng bromelain có trong quả dứa giúp chống lại các vi khuẩn trong đường ruột và phục hồi quá trình tiêu hóa.
Điều trị giãn tĩnh mạch
Hầu hết các mẹ bầu đều sẽ bị giãn tĩnh mạch trong quá trình mang thai. Các tĩnh mạch ở chân khi bị giãn thường sẽ phình to lên và xoắn lại gây đau nhức. Bromelain trong quả dứa có tác dụng làm giảm sự hình thành chất xơ trên tĩnh mạch và giảm sự khó chịu.
Bà bầu ăn dứa giúp lợi tiểu
Bầu có nên ăn dứa? Một lợi ích khác mà bà bầu nhận được khi ăn dứa là giúp loại bỏ chất thải ra khỏi cơ thể. Điều này giúp ngăn ngừa tình trạng sưng phù phổ biến trong quá trình mang thai.
Cải thiện tâm trạng
Mùi thơm và hương vị của quả dứa giúp cải thiện tâm trạng và nâng cao cảm xúc. Loại trái cây có vị ngọt ngọt chua chua đặc trưng này giúp kích thích vị giác và làm mẹ bầu cảm thấy ngon miệng hơn. Từ đó, giúp mẹ có thể thoát khỏi những âu lo, trầm cảm và các suy nghĩ tiêu cực.
Ăn dứa giúp mẹ bầu cải thiện tâm trạng
Điều hòa huyết áp
Mẹ bầu có thể bị cao huyết áp trong giai đoạn mang thai. Bromelain có trong quả dứa giúp máu lưu thông tốt hơn và giảm huyết áp. Do đó, mẹ bầu ăn dứa có thể giúp ngăn ngừa nguy cơ hình thành cục máu đông.
3. Bầu nên ăn dứa khi nào?
Sau khi đã được giải đáp bầu có nên ăn dứa không thì nhiều mẹ cũng thắc mắc tháng thứ mấy bà bầu nên ăn dứa?
Bà bầu có thể ăn dứa ngay từ đầu thai kỳ
Dứa là một loại quả có vị chua ngọt và được nhiều mẹ yêu thích. Có ý kiến cho rằng mẹ bầu ăn dứa trong 3 tháng đầu có thể dẫn đến nguy cơ sảy thai. Vậy bà bầu ăn dứa có sảy thai không? Trên thực tế ý kiến này là không hoàn toàn chính xác.
Bởi lẽ trong quả dứa có chứa chất bromelain có thể dẫn đến tình trạng co thắt tử cung gây sảy thai. Tuy nhiên lượng bromelain trong một khẩu phần dứa rất nhỏ và không có tác động xấu đến thai nhi.
Vậy bà bầu có nên ăn dứa trong 3 tháng đầu thì câu trả lời là có. Nếu sức khỏe bình thường, không có các dấu hiệu sảy thai hay sinh non thì mẹ bầu có thể hoàn toàn yên tâm khi ăn dứa trong giai đoạn này. Ngoài bổ sung các loại vitamin và khoáng chất cần thiết thì ăn dứa còn giúp mẹ bầu thay đổi khẩu vị, giảm nôn nghén và ăn ngon miệng hơn.
Bà bầu có thể ăn dứa ngay từ đầu thai kỳ
Bà bầu có thể ăn dứa trong suốt thai kỳ
Dứa là loại trái cây giàu chất dinh dưỡng đối với mẹ bầu trong suốt giai đoạn mang thai. Trong quả dứa có chứa nhiều khoáng chất như đống, sắt, mangan, magie,... các loại vitamin cần thiết như vitamin B1, B6, B9, B12, C,... Do đó, nếu các mẹ đang tìm kiếm một loại trái cây thơm ngon và giàu chất dinh dưỡng thì dứa là lựa chọn tuyệt vời.
Duy trì ăn dứa với lượng vừa phải trong suốt thai kỳ góp phần bổ sung vitamin và khoáng chất tốt cho cả mẹ và bé.
Bà bầu nên ăn dứa khi chuẩn bị chuyển dạ
Tháng cuối của thai kỳ là giai đoạn thai nhi gần như đã phát triển toàn diện hết tất cả các bộ phận để chuẩn bị chào đời. Từ tuần 37 trở đi, mẹ bầu có thể ăn thêm dứa để giúp quá trình chuyển dạ trở nên dễ dàng hơn.
Chất bromelain có trong quả dứa được phát huy công dụng của nó trong việc làm mềm và thúc đẩy co bóp tử cung giúp tạo điều kiện cho thai nhi chào đời được thuận lợi hơn.
4. Khi nào bà bầu không nên ăn dứa?
Với thắc mắc bầu có nên ăn dứa không thì câu trả lời là có, tuy nhiên không phải mẹ bầu nào cũng có thể ăn loại trái cây này. Dưới đây là một số trường hợp mẹ bầu nên tránh ăn dưới khi mang thai:
Bà bầu không nên ăn nhiều dứa vào 3 tháng đầu thai kỳ
Như chúng ta đã biết mẹ bầu có thể ăn dứa từ những ngày đầu của thai kỳ nhưng không phải ăn bao nhiêu cũng được. Trong quả dứa có chứa chất bromelain có thể khiến mẹ bầu có nguy cơ sảy thai nếu mẹ ăn quá nhiều dứa cùng lúc.
Lượng bromelain có trong 7 - 10 quả dứa đủ để tác động xấu đến thai nhi trong 3 tháng đầu của thai kỳ. Do đó, các mẹ chỉ nên ăn dứa với lượng vừa phải, lượng ăn khuyến khích là 1 - 2 khẩu phần dứa mỗi tuần (mỗi phần tương đương 165g).
Bà bầu có dấu hiệu thai yếu, sảy thai không nên ăn dứa
Bà bầu không nên ăn dứa nếu có dấu hiệu thai yếu hoặc sảy thai
Nếu được chẩn đoán thai yếu hoặc có nguy cơ sảy thai thì mẹ bầu nên áp dụng chế độ ăn uống theo đúng hướng dẫn của bác sĩ. Và mẹ cần tránh tất cả những loại thực phẩm có thể ảnh hưởng đến thai nhi, kể cả quả dứa. Mẹ có thể chờ cho đến khi thai nhi ổn định, vượt qua giai đoạn nguy hiểm thì hãy ăn dứa trở lại. Và nhớ là chỉ ăn dứa với lượng vừa đủ thôi mẹ nhé!
Bà bầu không nên ăn dứa khi bụng đói
Dứa là loại quả có vị chua và có độ axit cao do đó nó sẽ không thích hợp với những mẹ bầu có vấn đề về dạ dày, tá tràng. Những mẹ bầu mắc bệnh như viêm loét dạ dày, viêm loét tá tràng thì không nên ăn dứa lúc bụng đói.
Nếu mẹ muốn ăn dứa để bổ sung vitamin và khoáng chất thì nên ăn sau bữa ăn chính từ 30 phút đến 1 tiếng để đảm bảo an toàn. Ăn dứa lúc bụng đói có thể khiến mẹ bầu bị kích ứng dạ dày, nóng bụng thậm chí là trào ngược dạ dày.
Bà bầu không nên ăn dứa khi có dấu hiệu bị dị ứng
Nếu bạn đã từng bị dị ứng với dứa trước đây thì nên thận trọng khi ăn dứa trong thai kỳ. Các mẹ chỉ nên ăn một lượng dứa nhỏ để dễ dàng theo dõi, nếu cơ thể có những dấu hiệu dị ứng thì nên dừng ngay việc ăn dứa. Những dấu hiệu dị ứng dứa thường gặp là:
- Ngứa, rát miệng lưỡi
- Sưng phù miệng
- Phát ban trên da
- Khó thở
- Ngạt mũi, chảy nước mũi
Các phản ứng này có thể xảy ra sau vài phút hoặc vài giờ sau khi ăn dứa. Những mẹ bầu có cơ địa dễ bị dị ứng với các loại thực phẩm khác như phấn hoa,... thì cũng nên thận trọng khi ăn dứa.
Bà bầu không nên ăn dứa khi có dấu hiệu bị dị ứng
5. Những nguy cơ có thể xuất hiện khi bà bầu ăn dứa sai cách
Bầu có nên ăn dứa không thì câu trả lời là có nhưng nó chỉ tốt khi bạn ăn đúng cách. Nếu mẹ bầu ăn dứa sai cách có thể dẫn đến một số nguy cơ dưới đây:
Ợ nóng và trào ngược axit
Tình trạng này thường gặp nhiều ở những mẹ bầu có hệ tiêu hóa yếu. Nguyên nhân là là do các axit từ dứa khi đến dạ dày sẽ kích thích tăng dịch axit ở dạ dày, gây ra các cơn trào ngược. Nếu triệu chứng này xảy ra sau khi ăn dứa thì mẹ bầu không nên sử dụng dứa nữa mà có thể thay thế các loại trái cây khác như cam, bưởi, chuối, chôm chôm,…
Tiêu chảy
Tình trạng này có thể xảy ra nếu như mẹ bầu ăn dứa chưa chín hoặc quá chín. Dứa chưa chín sẽ chứa nhiều chất gây ngộ độc, biểu hiện là gây tiêu chảy. Dứa quá chín lại tạo ra các men đường, là môi trường thích hợp để cho nhiều vi khuẩn và nấm phát triển, tạo ra vị rượu, khi ăn phải mẹ bầu có thể bị rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy.
Tăng lượng đường trong máu
Trong 3 tháng đầu của thai kỳ, hormone tăng làm tăng quá trình tạo ra đường máu, cho nên mẹ bầu cần hạn chế ăn thức ăn chứa nhiều đường như: đường hóa học, bánh ngọt, nước ngọt … Và khi ăn các trái cây ngọt như mía, nhãn, vải, dứa,… cần chú ý lượng ăn cho phù hợp.
Mẹ bầu ăn dứa sai cách có thể gây ra nhiều tác hại cho sức khỏe
Gây các cơn đau cơ địa
Tình trạng này xảy ra là do cơ thể mẹ bầu bị dị ứng với dứa nên xuất hiện các dấu hiệu như: phát ban trên da, mẩn đỏ, sưng hoặc ngứa trong miệng, ngạt mũi và chảy nước mũi… Nguyên nhân gây ra tình trạng dị ứng này là do nấm Candida tropicalis. Dứa bị dập và quá chín sẽ dễ bị nấm Candida xâm nhập và phát triển hơn dứa lành lặn và vừa chín tới. Vì vậy, mẹ bầu cần lưu ý khi chọn mua dứa để đảm bảo an toàn vệ sinh.
6. Bà bầu ăn dứa cần lưu ý điều gì?
Nhằm tránh những rủi ro không đáng có khi bà bầu ăn dứa, mẹ cần lưu ý một số điều sau:
- Bỏ phần lõi khi ăn dứa vì chúng có thể hình thành những búi xơ trong ruột.
- Không nên ăn/ uống nước ép dứa chưa chín hoặc quá chín vì lúc này dứa có thể gây ngộ độc.
- Ăn quá nhiều dứa có thể gây rát lưỡi, thậm chí một số trường hợp còn dẫn đến phát ban, khó thở. Trong trường hợp này mẹ bầu có thể ăn dứa đã được nấu chín như: dứa xào, dứa nấu canh chua.
- Gọt xong nên ăn ngay, không nên mua những quả dứa đã gọt sẵn được đựng trong túi nilon đã lâu.
Bà bầu khi ăn dứa thì nên bỏ đi phần lõi
7. Gợi ý khẩu phần dứa phù hợp với bà bầu
Bà bầu có nên ăn dứa nhưng nên ăn bao nhiêu là phù hợp. Dưới đây mình sẽ gợi ý cho bạn khẩu phần phù hợp với mẹ bầu ăn dứa khi mang thai:
- Trong 3 tháng đầu của thai kỳ: Chỉ nên ăn một lượng nhỏ nếu sức khỏe mẹ bình thường. Nhưng tốt nhất là không nên ăn để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé.
- Trong 3 tháng giữa của thai kỳ: Bổ sung một lượng dứa nhỏ từ 50−100g trong mỗi 2−3 bữa ăn/tuần.
- Trong 3 tháng cuối của thai kỳ: Mẹ bầu có thể ăn dứa thường xuyên hơn vào giai đoạn này. Tuy nhiên, cần lưu ý cơ địa của mỗi bà bầu để điều chỉnh lượng tiêu thụ nhằm phòng tránh tình trạng co thắt tử cung có thể xảy ra.
Ăn dứa với khẩu phần phù hợp để đảm bảo an toàn sức khỏe cho bà bầu
Qua bài viết trên chắc hẳn bạn cũng đã có câu trả lời cho thắc mắc “bầu có nên ăn dứa không?”. Để đảm bảo cơ địa có phù hợp để ăn dứa hay ăn bao nhiêu là an toàn thì mẹ nên hỏi ý kiến bác sĩ chuyên môn nhé. Bên cạnh chế độ dinh dưỡng thì mẹ cũng nên tập luyện các bài thể dục nhẹ nhàng như yoga hoặc đi bộ với máy chạy bộ tại nhà để nâng cao sức khỏe nhé!
Gợi ý thiết bị tập chăm sóc sức khỏe tại nhà cho mẹ. Lưu ý, trước khi sử dụng sản phẩm nào, hãy tham khảo tư vấn từ bác sĩ.
- Ghế massage: https://elipsport.vn/ghe-massage/
- Máy chạy bộ: https://elipsport.vn/may-chay-bo-dien/
- Xe đạp tập thể dục tại nhà: https://elipsport.vn/xe-dap-tap-the-duc/
Hy vọng bài viết đã hữu ích cho bạn đọc trong quá trình chăm sóc sức khỏe tại nhà. Chúc mẹ và bé luôn khỏe mạnh trong suốt thai kỳ. Xem thêm bài viết tin tức khác trên website: https://elipsport.vn/

Elipsport - Thương hiệu thể thao tại nhà với các dòng sản phẩm như: Máy chạy bộ, xe đạp tập, ghế massage… được khách hàng tin dùng hiện nay. Hệ thống cửa hàng tại 63 tỉnh trên toàn quốc. CEO Elipsport với phương châm: “Sức khoẻ cho người Việt là mục tiêu của cuộc đời tôi.”