Tổng đài miễn phí: 1800 6854 Trạng thái giao hàng Kiểm tra bảo hành
  • 1800 6854

Bệnh huyết áp cao - Dấu hiệu và cách điều trị bệnh

Có thể nói bệnh huyết áp cao là một căn bệnh vô cùng nguy hiểm đối với mọi người, vì chúng âm thầm diễn biến xấu mà không có nhiều biểu hiện để dễ nhận biết. Theo số liệu thống kê, hiện nay có khoảng 12 triệu người mắc căn bệnh này. 

1. Bệnh huyết áp cao là gì?

Đây được xem là một căn bệnh mãn tính gây tăng huyết áp, tình trạng huyết áp cao xảy ra khi áp lực của máu tác động mạnh mã lên thành động mạch. Khi đó, hệ thống tim mạch sẽ bị áp lực và gây ra những biến chứng nghiêm trọng khác như suy tim, nhồi máu cơ tim, và thậm chí gây tai biến mạch máu não. 

Huyết áp cao thường bao gồm những loại sau đây:

  • Bệnh tăng huyết áp vô căn: nghĩa là bạn bị mắc bệnh huyết áp cao mà không xác định được nguyên nhân, thông thường trường hợp này chiếm đến 90% trong số những người mắc bệnh. 
  • Tăng huyết áp thứ phát: bạn bị huyết áp cao do triệu chứng của các loại bệnh lý khác như bệnh thận, động mạch và van tim hay tác dụng của thuốc tránh thai, rượu bia...Tuy nhiên, thì đối với trường hợp này chỉ chiếm một con số rất ít khoảng 5 - 10 % trên tổng số ca mắc bệnh huyết áp cao.
  • Tăng huyết áp trong thời gian mang thai: đây là một triệu chứng cảnh báo sự nguy hiểm trong giai đoạn mang thai, bao gồm huyết áp cao trong thai kỳ và tiền sản giật. Căn bệnh này thường xuất hiện sau tuần mang thai thứ 20, do thiếu máu trầm trọng hoặc nhiều nước ối. 


huyet-ap-caoBệnh huyết áp cao là gì?

2. Những người có nguy cơ mắc bệnh huyết áp cao

Dù căn bệnh nguy hiểm huyết áp cao này hay gặp đối với người già do hệ thống thành mạch máu không còn độ đàn hồi nữa, dẫn đến huyết áp cao. Nhưng theo thống kê đàn ông dưới 45 tuổi có khả năng mắc bệnh cao hơn so với phụ nữ, hoặc những người có tiền sử bệnh di căn từ gia đình đã mắc bệnh huyết áp cao hay bệnh liên quan đến tim mạch.

Bên cạnh đó, những yếu tố sau đây cũng là một trong số những khiến bạn bị mắc bệnh huyết áp cao

  • Lạm dụng rượu bia, thuốc thuốc lá. 
  • Không tập luyện thể dục hoặc ít vận động
  • Nêm nếm quá nhiều muối trong khẩu phần ăn hằng ngày
  • Bệnh nhân bị thừa cân, béo phì

3. Nhịp tim trung bình của người bình thường 

Theo các chuyên gia y tế nhận định, nhịp tim của một người bình thường rơi vào khoảng 60 - 80 nhịp/ phút và cũng có một số trường hợp khác nhịp tim đập nhanh hoặc chậm hơn một cách tự nhiên. 

Khi nhịp tim của bạn khác ngưỡng bình thường kèm theo các triệu chứng như đau đầu thường xuyên, bạn cần tiến hành khám bác sĩ để chẩn đoán xem có bị bệnh huyết áp cao hay không.


huyet-ap-cao-1Nhịp tim người mắc huyết áp cao

4. Nhịp tim được coi là bất thường khi nào?

Khi bạn bị rối loạn nhịp tim thì nguyên nhân cũng có thể đến từ căn bệnh huyết áp cao, do đó khi thấy nhịp tim của mình đập bất thường quá nhanh hoặc quá chậm cần có sự lưu ý. Bên cạnh đó, xung động nhịp tim hoạt động không bình thường cũng dễ gây ra tình trạng rối loạn nhịp tim, và được phân chia thành các loại sau đây:

  • Theo tần số: nhịp tim của bạn thay đổi bất thường quá nhanh hoặc quá chậm. Hoặc tim có nhịp đập không ổn định, như lúc nhanh lúc chậm…
  • Rối loạn vị trí: nguyên nhân bắt nguồn từ tâm thất hoặc tâm nhĩ.
  • Tần suất xảy ra không đều, xuất hiện thường xuyên hoặc đôi khi.

5. Triệu chứng của bệnh huyết áp cao thường gặp

Lý do mà bệnh huyết áp cao thường được ví như “kẻ giết người thầm lặng” là bởi vì các dấu hiệu của bệnh khá mờ nhạt. Thực tế cho thấy, rất nhiều bệnh nhân đã thừa nhận rằng không thấy kỳ một triệu chứng rõ rệt nào, dù là bệnh huyết áp cao đã chuyển biến nghiêm trọng. 

Đối với những người trẻ tuổi, thi bệnh huyết áp cao thường xuất hiện khi có chỉ số huyết áp dưới cao, như 12095mmHG. Còn đối với người lớn tuổi thì lại tăng số huyết áp trên, như 170/80Hg. 

Tuy nhiên, khi bạn bị huyết áp cao cũng sẽ có một số dấu hiệu đi kèm mà bạn có thể để ý, chẳng hạn như: nhức đầu, choáng váng, buồn nôn và nôn, đôi khi xảy ra tình trạng chảy máu cam hoặc vết máu xuất hiện trong mắt.


huyet-ap-cao-2
Triệu chứng của huyết áp cao

6. Biến chứng của bệnh huyết áp cao 

Nếu như bạn không khắc phục tình trạng bệnh huyết áp cao kịp thời thì có thể gây ra những chuyển biến nguy hiểm sau:

  • Suy tim: tim của bạn phải hoạt động mạnh mẽ để bơm máu và chống lại áp lực cao của thành mạch, việc này dẫn đến phì đại tràng thất trái. Và khi cơ tim dày lên thì sẽ rất khó trong việc bơm máu lên đáp ứng nhu cầu của cơ thể, đây là nguyên nhân dẫn đến bệnh suy tim.
  • Đột quỵ: huyết áp cao làm xơ cứng và thành mạch bị dày lên hay còn gọi là bệnh xơ vữa động mạch, khi đó dẫn đến các cơn đau tim, đột quỵ và thậm chí gây ra những biến chứng đe dọa tính mạng nghiêm trọng khác.
  • Hội chứng chuyển hóa: các nhóm rối loạn chuyển hóa trong cơ thể gồm những nhiều loại như tăng vòng eo, nồng độ insulin cao, giảm cholesterol tốt...những rối loạn này sẽ làm bạn mắc các bệnh tiểu đường, tim mạch.
  • Biến chứng não: huyết áp cao còn gây ra tình trạng máu khó được bơm lên não do các động mạch bị hẹp lại, dễ gây ra bệnh nhồi máu não, xuất huyết não...

7. Các biện pháp phòng ngừa bệnh huyết áp cao 

7.1 Chế độ ăn uống ngừa bệnh huyết áp cao 

  • Chế độ ăn giàu chất xơ chống lại bệnh huyết áp cao: Một thực đơn lành mạnh giúp bạn chống lại căn bệnh mãn tính huyết áp cao chính là bổ sung thêm chất xơ có trong rau củ quả.
  • Chế độ ăn giàu kali chống lại bệnh huyết áp cao: có thể nói kali có vai trò vô cùng quan trọng trong việc chuyển hóa bên trong tế bào. Chế độ ăn giàu kali sẽ giúp hỗ trợ điều trị bệnh huyết áp cao, cũng như kiểm soát tốt được huyết áp cho bệnh nhân. Người mắc bệnh huyết áp cao có thể nạp khoảng 50 - 90 mmol/ ngày. Vì vậy trong chế độ ăn hằng ngày cần có rau quả và khoai là nguồn cung cấp kali rất tốt.
  • Chế độ ăn giàu magie chống lại bệnh huyết áp cao: magie giúp điều hòa sự hưng phấn của hệ thần kinh, chống lại co cứng và giãn mạch hiệu quả. Ngoài ra, đây là thành phần cũng hỗ trợ điều trị bệnh huyết áp cao. Do đó, người bệnh nên ăn các thực phẩm như đậu nành, lúa mì...để bổ sung thêm magie cho cơ thể.
  • Chế độ ăn giàu vitamin C và E chống lại bệnh huyết áp cao: các loại vitamin này giúp lượng cholesterol trong máu và làm tăng khả năng đàn hồi cho mạch máu. Bên cạnh vitamin còn có tác dụng phòng ngừa bệnh xơ vữa cứng động mạch.

Bên cạnh đó, giảm muối trong khẩu phần ăn hằng ngày cũng vô cùng quan trọng vì chỉ cần bạn giảm một lượng nhỏ muối thì đã có thể giảm huyết áp khoảng 5 - 6 mmHg, và cải thiện tình trạng tim mạch.

huyet-ap-cao-4

Huyết áp cao nên ăn gì?

7.2 Tập luyện thể dục để phòng tránh bệnh huyết áp cao

Đối với những người bị mắc bệnh huyết áp cao nên tập thể dục đều đặn khoảng 30 phút mỗi ngày, việc này giúp bạn hạ được 5 - 8 mmHg trong một tuần. 

Các biện pháp tập thể dục mà bạn có thể thực hiện đơn giản chính là đi bộ, chạy bộ với máy chạy bộ đa năng, dùng xe đạp tập hoặc tập dưỡng sinh...nếu những người bị huyết áp cao muốn tham gia các bài tập với cường độ mạnh thì cần có sự tham khảo ý kiến của bác sĩ. 

Một điều lưu ý dành cho những người mắc bệnh huyết áp cao nữa là phải cố gắng duy trì việc tập luyện, vì nếu ngưng tập thì huyết áp của bạn sẽ bị tăng trở lại. 

7.3 Giảm cân nặng

Bệnh thừa cân cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng bệnh huyết áp cao, do cân nặng tăng dẫn đến huyết áp tăng theo. 

Vì vậy, hãy có những biện pháp giảm cân để có thể hạn chế việc mắc bệnh huyết áp cao. Trung bình bạn giảm được 1kg đồng nghĩa với việc bạn giảm được 1mmHg.

7.4 Giảm thiểu việc dùng cà phê

Nếu bạn là người đang dùng cà phê với lượng đều đặn mỗi ngày, thì việc này không làm ảnh hưởng đến huyết áp của bạn. Nhưng với những người mắc bệnh huyết áp cao thì việc dùng cà phê có thể làm tăng đến 10mmHg. Do vậy để tránh bị huyết áp cao, bạn nên hạn chế uống việc uống cà phê. 

7.5 Hạn chế uống rượu bia 

Rượu bia luôn là loại thực phẩm cần được loại bỏ, vì uống rượu bia nhiều sẽ gây huyết áp cao và làm giảm tác dụng của việc sử dụng thuốc hạ áp của bạn.

7.6 Nói không với thuốc lá

Cắt thuốc lá có thể giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến tim mạch. Bởi vì hút thuốc lá có thể làm huyết áp của bạn tăng cao trong khi hút, ngừng hút huyết áp sẽ trở lại bình thường. Do đó, để hạn chế căn bệnh huyết áp cao hãy dừng ngay việc hút thuốc lá.

7.7 Theo dõi sức khỏe định kỳ

Việc khám định kỳ là chìa khóa vàng giúp bạn kiểm soát tốt căn bệnh huyết áp cao. Bên cạnh đó, nếu như huyết áp của bạn không ổn định, nên có sự tham khảo của bác sĩ để tiến hành kiểm tra tình trạng bệnh, cũng như thay đổi thuốc trị bệnh huyết áp cao nếu cần thiết.

Ngoài ra, bạn có thể theo dõi tình trạng bệnh huyết áp cao tại nhà bằng việc dùng máy đo huyết áp, cũng như duy trì lối sống lành mạnh để tránh sự chuyển biến nặng của tình trạng bệnh. 

8. Bệnh huyết áp cao có xu hướng gia tăng ở người trẻ?

Theo thống kê hiện nay, những người có độ tuổi dưới 35 đang có xu hướng dễ mắc bệnh huyết áp cao, với tỷ lệ người mắc bệnh khoảng 5 - 12 %. Căn bệnh huyết áp cao ở người trẻ làm hình thành tình trạng xơ vữa động mạch từ rất sớm, ngoài ra còn gây ra các bệnh lý khác về tim mạch.

Căn bệnh huyết áp là một loại bệnh khó phát hiện, chính vì vậy khi cơ thể thay đổi bất thường bạn cần có sự quan tâm đặc biệt để nhận biết sớm được bệnh huyết áp cao cũng như hạn chế sự chuyển biến nghiêm trọng của bệnh.

Khi huyết áp tăng cao, bạn sẽ thấy mỏi vai gáy, tim đập nhanh, nhức đầu dữ dội, mờ mắt hay khó thở,... Trường hợp nặng hơn có thể bị ngất xỉu và mất ý thức và có thể dẫn đến đột quỵ. Vì vậy bạn cần dành nhiều thời gian tập thể thao như chạy bộ với máy chạy bộ, xe đạp tập hoặc sử dụng ghế massage của thương hiệu Elipsport để xoa bóp, thư giãn vì như vậy sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh, dẻo dai hơn hỗ trợ tốt cho việc phòng bệnh. 

Chạy Bộ Lúc Nào Là Tốt Nhất? Vào Sáng Sớm Hay Vào Ban Đêm? - ảnh 4

Elipsport - Thương hiệu thể thao tại nhà với các dòng sản phẩm như: Máy chạy bộ, xe đạp tập, ghế massage… được khách hàng tin dùng hiện nay. Hệ thống cửa hàng tại 63 tỉnh trên toàn quốc. CEO Elipsport với phương châm: “Sức khoẻ cho người Việt là mục tiêu của cuộc đời tôi.”

popup-btn3