Hen phế quản là bệnh lý hô hấp mạn tính thường gặp với hàng loạt các triệu chứng như ho, khò khè, khó thở,…Nếu không kiểm soát được cơn hen, về lâu dài bệnh sẽ gây ra nhiều biến chứng hen phế quản khác nhau làm ảnh hưởng đến người bệnh.
Hen phế quản không có cách để chữa trị triệt để, song bạn vẫn có thể cải thiện tình trạng hen suyễn tránh các cơn hen suyễn đột ngột. Sau đây là một số biến chứng đáng chú ý khi bị hen phế quản nặng trong thời gian dài:
Biến chứng của bệnh hen phế quản là gì?
1. Biến dạng lồng ngực
Một biến chứng phổ biến của bệnh hen phế quản là tắc nghẽn đường dẫn khí lúc thở ra. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do sự tương tác giữa cơ địa và các yếu tố môi trường. Theo đó, biến dạng lồng ngực thường biểu hiện từ khi trẻ con nhỏ. Nó không chỉ làm trẻ bị khó thở mà còn gây tụ khí trong lồng ngực. Đặc biệt khi trẻ lớn hơn, lồng ngực bị hen suyễn sẽ trở nên căng tròn thay vì kéo dài ra. Đường kính lồng ngực sẽ mở rộng về phía trước, làm xương ức bị nhô ra.
2. Chậm phát triển thể chất
Người bị bệnh hen suyễn khi lên cơn hen sẽ gặp tình trạng ngứa mắt, ngứa họng, chảy nước mũi kéo theo sau đó là khó thở, khò khè. Nguyên nhân do co thắt phế quản khi tiếp xúc các yếu tố dị nguyên.
Cách để cải thiện tốt nhất là ngừng tiếp xúc hoặc phun thuốc giãn phế quản. Được biết sau khi áp dụng cách trên, trẻ lại có thể khỏe mạnh và chạy nhảy như bình thường.
Trong trường hợp nếu không có phương tiện hay giải pháp cắt cơn hen kịp thời, đồng thời không áp dụng kế hoạch phòng ngừa cơn hen hiệu quả, mức độ hen sẽ ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn và làm tổn thương đến cấu trúc phổi và đường dẫn khí.
Khi đó trẻ sẽ bị khó thở liên tục và ảnh hưởng đến giấc ngủ. Từ đây, có thể dẫn đến thiếu hụt lượng lớn hormone tăng trưởng bên trong cơ thể gây ra tình trạng chậm phát triển về mặt thể chất.
3. Tâm phế mạn
Bệnh hen phế quản nói riêng và bất kỳ bệnh về phổi nói chung về lâu dài cũng sẽ ảnh hưởng đến tim. Người bệnh rất có thể bị biến chứng tâm phế mạn nếu nhận thấy một số biểu hiện như khó thở, phù chân, đau tức hạ sườn bên phải, gan to, tĩnh mạch cổ nổi,...
Khi cấu trúc của phổi bị tổn thương lâu ngày, thành mạch máu của mao mạch bị xơ cứng và tăng kháng lực tác động đến động mạch. Khi đó nguy cơ suy tim khác cao vì phải tăng sức co bóp bơm máu đến phổi. Về cơ bản nên thời gian dẫn đến tâm phế mạn của từng bệnh nhân hen phế quản khác nhau, một số người có thể kéo dài 5 năm hay 10 năm. Nhiều trường hợp thậm chí lâu hơn tùy thuộc vào khả năng kiểm soát cơn hen.
Mách bạn các biến chứng của bệnh hen suyễn
4. Khí phế thũng
Khí khi bị hen phế quản sẽ bị ứ tại lồng ngực, sự đàn hồi của các phế nang giảm dần theo thời gian khiến người bệnh thở ra ít, thể tích khí cặn tăng. Khi đó cấu trúc các phế nang bị phá vỡ và nối với nhau bằng các kén khí. Đồng thời trong lúc đó, thể tích khí cặn tăng làm giảm thể tích phổi khiến bệnh nhân thở gắng sức và tăng nguy cơ suy tim.
5. Tràn khí màng phổi, tràn khí trung thất
Tràn khí màng phổi, tràn khí trung thất chiếm khoảng 5% biến chứng của hen mãn tính. Nguyên nhân bắt nguồn bởi khí ứ lại trong thì thở ra, khi đó các phế nang giãn rộng, tại vùng phế nang giãn, mạch máu thưa thớt ít được cung cấp máu dẫn đến áp lực trong phế nang tăng. Khi phải làm việc gắng sức hoặc ho mạnh, thành phế nang của người bệnh hen phế quản dễ bị bục vỡ. Nhiều trường hợp khí tràn màng phổi hai bên gây nên đột tử cho người bệnh.
6. Xẹp phổi
Biến chứng xẹp phổi phổ biến đến mức có hơn 1/3 trẻ em bị hen suyễn mãn tính nhập viện bị xẹp phổi vì hen. Xẹp phổi một thùy hoặc nhiều thùy chiếm khoản 10% số bệnh nhân mắc bệnh hen phế quản khi vào viện. Khi hen ổn định, tình trạng xẹp phổi có thể thuyên giảm hoặc không. Điều này ảnh hưởng đến sự phát triển thể lực của trẻ sau này.
7. Suy hô hấp
Nếu không kiểm soát cơn hen tốt, trẻ có thể gặp phải các cơn hen cấp tính mức độ nặng hoặc hen ác tính. Trường hợp nghiêm trọng trẻ sẽ có nguy cơ bị suy hô hấp dẫn đến tử vọng.
Ngoài ra cho dù khi ra cơn, cấu trúc phổi và đường thở của trẻ cũng đã bị tổn thương nghiêm trọng. Đây cũng chính là điều mà nhiều phụ huynh lo ngại làm tăng khả năng suy hô hấp mạn tính.
Khi bị suy hô hấp, bệnh nhân có biểu hiện khó thở liên tục, đồng thời da, môi, niêm mạc tím, toan hóa máu. Đôi khi bệnh nhân ngừng thở khi ngủ và phải thở máy hỗ trợ.
Người bệnh hen suyễn có biến chứng gì?
Trên đây là những biến chứng hen phế quản mà bạn cần biết. Đừng chủ quan lơ là với bệnh hen phế quản nói riêng và các bệnh về hô hấp nói chung. Đồng thời, đừng ngần ngại tham khảo nhiều tài liệu về hen suyễn tại Elipsport.vn. Chúc bạn may mắn.

Elipsport - Thương hiệu thể thao tại nhà với các dòng sản phẩm như: Máy chạy bộ, xe đạp tập, ghế massage… được khách hàng tin dùng hiện nay. Hệ thống cửa hàng tại 63 tỉnh trên toàn quốc. CEO Elipsport với phương châm: “Sức khoẻ cho người Việt là mục tiêu của cuộc đời tôi.”