Chấn thương đầu gối khi đá bóng là những gì mà các cầu thủ thường đối mặt. Bên cạnh những hào quang thì chấn thương luôn là điều không thể tránh khỏi. Tham khảo qua bài viết dưới đây để xem qua nguyên nhân và cách điều trị chấn thương này nhé!
Bất kỳ bộ môn thể thao nào cũng tiềm ẩn nguy cơ chấn thân. Hiển nhiên bộ môn đá bóng cũng không nằm ngoài điều đó. Trong đó, chấn thương đầu gối khi đá bóng là tình huống phổ biến nhất. Những chấn thương này bạn phải luôn nắm được để sẵn sàng cho cuộc chiến “nảy lửa”.
1. Bong gân
Bong gân thường xuyên xảy ra
Bong gân là chấn thương gối khi đá bóng thường xuyên gặp. Nó đã gây ra cảm giác đau đớn khó chịu và bắt buộc các cầu thủ phải có thời gian nghỉ ngơi. Họ cần ngừng thi đấu ít nhất 1 tháng, tùy thuộc vào tình trạng chấn thương mà mỗi người sẽ có thời gian nghỉ ngơi, điều dưỡng khác nhau.
1.1. Nguyên nhân
- Sự va chạm giữa những cầu thủ với nhau trong trận đấu.
- Các cầu thủ đã thực hiện các pha rượt đuổi bóng. Họ thình lình thay đổi hướng đột ngột gây ra trẹo chân, bong gân đầu gối.
- Các cú xoay người đón lấy bóng trái hướng xuất phát.
- Lúc này đây, bắp chân, dây chằng co giãn rồi căng chặt. Sau đó lại đột ngột chùng xuống dẫn đến hiện tượng bong gân. Gây ra đứt dây chằng, rách da dẫn đến đau nhức vùng đầu gối.
1.2. Cách điều trị
- Chườm lạnh lên trên vùng đầu gối bị bong gân. Bạn hãy sử dụng chiếc khăn mềm, bọc đá và chườm lại một cách nhẹ nhàng khoảng 10 đến 15 phút một lần. Thực hiện liên tục khoảng 5, 6 lần mỗi ngày.
- Nếu tình trạng bong gân nặng, gây đau đớn, khó di chuyển thì hãy liên hệ với bác sĩ để được tư vấn về những loại thuốc giảm đau.
- Tuyệt đối không xoa bóp bằng các loại dầu nóng, bởi nó có thể làm tăng thêm tình trạng sưng vù của vùng đầu gối.
- Thực hiện các bài tập trị liệu để giúp phục hồi nhanh chóng. Giúp cầu thủ sẵn sàng bước ra sân ở các trận đấu tiếp theo.
2. Căng cơ
Căng cơ là tình trạng chấn thương đầu gối khi đá bóng thường gây khó chịu cho vùng bắp chân. Bạn có thể vấp ngã nếu chẳng may xảy ra tình trạng bị căng cơ giữa sân thi đấu, cơ bị kéo đi quá xa về 1 hướng.
Căng cơ khó chịu vùng bắp chân
2.1. Nguyên nhân
- Khởi động chưa kỹ trước khi bước vào trận đấu.
- Đuổi bóng quá sức với cường độ và thể lực của mình.
- Sút bóng một cách đột ngột, không có sự chuẩn bị
- Căng cơ cũng có thể xảy ra khi cơ bắp bắt buộc phải vận động khi nó vẫn ở tình trạng nghỉ ngơi, chưa sẵn sàng.
2.2. Cách điều trị
- Dừng ngay mọi vận động của đôi chân.
- Chườm lạnh để làm giảm thiểu đau và sưng ở chân.
- Nghỉ ngơi để phục hồi và giúp điều trị nếu tình trạng căng cơ, chấn thương diễn ra quá nặng.
- Xoa bóp nhẹ nhàng, đều tay lên trên vùng bắp cơ của đôi chân. Sau đó từ từ vận động nhịp nhàng để nhằm xua tan đi hiện tượng căng cơ ở chân.
3. Tổn thương sụn chêm
Một loại chấn thương đầu gối khi đá bóng thường xuyên xảy ra chính là tổn thương phần sụn chêm. Giống như tên gọi của nó, sụn chêm thực chất là một tấm sụn có dạng hình chữ C. Sụn nằm lót giữa hai khớp xương chày và phần xương đùi.
Nơi này đảm nhận nhiệm vụ làm giảm áp lực tác động lên trên khớp gối. Giúp cố định lại khớp và giúp đầu gối luôn được vững chãi. Tổn thương sụn chêm gây ra đau đớn, khó chịu. Điều này buộc các cầu thủ có thể phải dừng lại trận đấu cho tới khi hoàn thành quá trình điều trị, phục hồi
3.1. Nguyên nhân
- Chạy đón bóng, xoay chuyển phần đầu gối một cách đột ngột. Điều này đã dẫn tới hiện tượng xương khớp đùi và xương chày bị tác động vào nhau. Nó đã gây ra bể, dập hoặc rách lớp sụn chêm.
- Vận động quá mạnh dẫn tới tách lớp sụn.
- Va chạm với đồng đội trong khi thi đấu cũng có thể là một nguyên nhân dẫn đến việc bị tổn thương vùng sụn chêm.
3.2. Cách điều trị
- Khi bị chấn thương, cầu thủ nên lập tức cần dừng ngay trận đấu của mình. Họ nên nghỉ ngơi cho đến khi bác sĩ đến để kiểm tra.
- Rách sụn chêm chỉ được phát hiện khi bắt đầu tiến hành nội soi.
Nội soi để tiến hành điều trị
- Cắt bỏ phần sụn chêm bị dập gãy nếu xảy ra tình trạng quá nặng. Hoặc phải khâu lại chỗ rách nếu bị tổn thương nhẹ.
- Điều trị tại bệnh viện cho đến khi phục hồi theo sự hướng dẫn của bác sĩ chủ trị.
- Thời gian phục hồi chức năng và có thể bước ra sân cỏ sẽ kéo dài từ 2 đến 3 tháng.
4. Gãy xương
Không chỉ vùng đầu gối mà ở bàn chân, cổ tay cũng có thể bị gãy nếu xảy ra sự cố va chạm mạnh. Gãy xương có thể gây ra việc đau đớn, sưng tấy và khó chịu nạn nhân. Cầu thủ chấn thương có thể sẽ phải dừng trận đấu 1 năm, 2 năm. Hay thậm chí là có những trường hợp phải giã từ sự nghiệp làm cầu thủ bóng đá của mình.
4.1. Nguyên nhân
- Va chạm với đối thủ khi đang giành bóng.
- Vấp ngã trên sân đấu, khiến cho đầu gối tiếp xúc mạnh với sân cỏ đã gây ra chấn thương đầu gối khi chơi đá bóng.
4.2. Cách điều trị
- Không vận động đôi chân, tránh di chuyển nhiều.
- Đưa ngay đến bệnh viện để được khám chữa chấn thương và điều trị kịp thời.
5. Đứt dây chằng
Đứt dây chằng là một trong những chấn thương đầu gối thường xảy ra khi đá bóng nguy hiểm. Dây chằng là bộ phận nối liền giữa bộ phận xương chày và xương đùi. Chúng có nhiệm vụ cố định, giữ cho xương khớp di chuyển linh hoạt. Đứt dây chằng có thể làm mất sự gắn kết giữa những khớp xương, làm mất đi khả năng vận động của đôi chân.
5.1. Nguyên nhân
- Chạy nhảy với cường độ cao để đón lấy bóng.
- Tiếp đất sai cách hay sai vị trí khi đang thi đấu hay tập luyện.
5.2. Cách điều trị
- Thông thường, với các trường hợp rách dây chằng nhẹ sẽ cần có thời gian phục hồi khá ngắn. Trong khi đó một số trường hợp nặng thì đòi hỏi cầu thủ phải nghỉ ngơi thời gian dài.
- Nghỉ ngơi ở tại chỗ, không đi lại.
- Đưa đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị kịp thời.
- Kiểm tra, giải phẫu để nối lại dây chằng. Đồng thời tiến hành băng bột, bó nẹp để cố định được khớp gối chắc chắn hơn nhằm đẩy nhanh quá trình phục hồi.
Nghỉ ngơi để điều trị đứt dây chằng
Hầu hết chấn thương xảy ra khi chơi đá banh đều có liên quan đến chi dưới của cơ thể. Nguyên nhân của những chấn thương này có thể là do động tác, va chạm hay té ngã không chuẩn. Hi vọng những chấn thương đầu gối khi đá bóng trên sẽ giúp bạn cải thiện được sức khỏe, tránh được những chấn thương có thể xảy ra. Tham khảo thêm nhiều thông tin thể thao khác được cập nhật hàng ngày tại Elipsport nhé!

Elipsport - Thương hiệu thể thao tại nhà với các dòng sản phẩm như: Máy chạy bộ, xe đạp tập, ghế massage… được khách hàng tin dùng hiện nay. Hệ thống cửa hàng tại 63 tỉnh trên toàn quốc. CEO Elipsport với phương châm: “Sức khoẻ cho người Việt là mục tiêu của cuộc đời tôi.”