Đau bàn chân khi chạy bộ thường xuất hiện sau khoảng thời gian chân hoạt động với cường độ dày đặc. Vì khi chạy, đôi chân chịu nhiều tải trọng nhất nên thường xuyên xuất hiện những cơn đau không rõ nguyên nhân. Việc tìm hiểu rõ nguyên nhân gốc rễ gây ra những cơn đau sẽ giúp bạn phòng tránh và điều trị dứt điểm chứng đau bàn chân.
1. Đau bàn chân khi chạy bộ là do nguyên nhân nào?
Cơn đau có thể xuất hiện ở một hoặc nhiều vị trí trên bàn chân cùng lúc với những nguyên nhân khác nhau. Cụ thể:
Bàn chân bẹt
Những cơn đau khó chịu xuất hiện ở lòng bàn chân có thể là một trong những dấu hiệu của hội chứng bẹt bàn chân. Kèm theo đó là dấu hiệu lòng bàn chân phẳng lì, có xu hướng áp cạnh trong xuống đất khi đi lại, gây ra tình trạng khó khăn khi vận động. Đây là dị tật phổ biến gây mất cân bằng cơ thể do bàn chân của bạn không đủ linh động. Người mắc hội chứng này nên điều trị càng sớm càng tốt để tránh gây ra những tác hại nghiệm trọng.
Viêm gân
Một trong những dấu hiệu thường thấy của viêm gân là cảm giác đau bàn chân làm hạn chế di chuyển. Với từng loại viêm gân sẽ có những triệu chứng khác nhau. Ví dụ như viêm gân giữa gây ra cơn đau ở giữa lòng bàn chân, viêm gân Achilles thường làm đau nhức vùng dọc theo gân Achilles và sau gót chân.
Gãy xương cổ chân
Cơn đau do gãy xương cổ chân có thể bắt đầu từ đầu bàn chân kèm theo dấu hiệu sưng tấy và dần trở nên nặng hơn nếu không được điều trị kịp thời. Đây là chấn thương thường xảy ra khi bạn chạy bộ quá nhanh và mạnh sau thời gian nghỉ ngơi dài.
Gãy xương cổ chân là một nguyên nhân dẫn đến đau bàn chân khi chạy bộ
U dây thần kinh
Cảm giác nóng ran. đau nhói từ bàn chân và lan ra các ngón chân khi chạy bộ có thể là do hội chứng u dây thần kinh. Hiện tượng này xuất hiện khi các dây thần kinh gần cổ chân bị sưng do thường xuyên mang giày quá chật.
Viêm khớp
Có 2 dạng viêm khớp là viêm xương khớp do chấn thương và viêm xương khớp dạng thấp do rối loạn tự miễn dịch. Trong đó, viêm khớp dạng thấp sẽ làm bàn chân bị sưng đau, gây ra hoạt động kém linh hoạt.
Viêm cân gan chân
Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau bàn chân khi chạy bộ là viêm cân gan chân. Nếu bạn thường cảm thấy đau nhói ở gót chân vào buổi sáng sau khi vừa thức dậy hoặc sau một thời gian ngồi lâu thì đây có thể là dấu hiệu của bệnh viêm cân gan chân. Sau khoảng thời gian đó, cơn đau sẽ dần thuyên giảm nhưng sẽ đau nhiều hơn nếu bạn vận động thể chất.
Vết chai
Vết chai ở lòng bàn chân được hình thành do thường xuyên bị ma sát với bề mặt cứng. Đặc biệt, nếu vết chai này quá dày sẽ dẫn đến tình trạng đau bàn chân khi chạy bộ.
Đau xương đốt chân
Cơn đau xuất hiện ở vùng ngón chân có thể là dấu hiệu đau xương đốt chân. Ngoài ra, lòng bàn chân sẽ có một khối nhô ra bên dưới ngón chân cái. Nguyên nhân dẫn đến đau xương đốt chân là do chấn thương, dị tật hoặc do mang giày không phù hợp.
2. Đau bàn chân khi chạy bộ có nguy hiểm không?
Từ những thông tin trên có thể thấy đau bàn chân khi chạy bộ không chỉ do việc tập luyện quá mức, khởi động không kỹ mà còn là dấu hiệu của nhiều bệnh lý. Do đó, nếu thường xuyên xuất hiện tình trạng đau bàn chân và không thuyên giảm thì bạn nên thăm khám sớm để điều trị kịp thời, tránh những biến chứng nghiêm trọng.
Đau bàn chân kéo dài có thể gây ra nhiều biến chứng bệnh về mạch máu (viêm tắc động mạch, u cuộn mạch,...), dây thần kinh (đau dây thần kinh tọa do thoát vị đĩa đệm, viêm thần kinh ngoại biên,...) hoặc bệnh về xương khớp ( nứt xương, viêm khớp,...)
Đau bàn chân khi chạy bộ là dấu hiệu của nhiều bệnh lý nguy hiểm
3. Bật mí một số cách điều trị đau bàn chân khi chạy bộ
Người bị đau bàn chân khi chạy bộ có thể áp dụng một số cách điều trị dưới đây:
Nghỉ ngơi
Nghỉ ngơi là một cách giúp giảm đau đơn giản và hiệu quả mà bạn có thể thực hiện tại nhà, Sau khi chạy bộ xong bạn cần phải có thời gian nghỉ ngơi điều độ. Thời gian nghỉ ngơi sẽ phụ thuộc mức độ nghiêm trọng của cơn đau như thế nào.
Lưu ý: Bạn nên hạn chế đi lại, di chuyển nhiều hoặc chạy bộ cho đến khi cảm thấy cơn đau đã thuyên giảm và khỏi hẳn.
Giữ bàn chân trên cao
Khi chân bị đau hoặc sưng tấy sau khi chạy bộ thì bạn giữ bàn chân trên cao hơn vùng xương chậu để giúp tăng lượng máu lưu thông. Khi nằm các bạn có thể kê thêm một hoặc hai chiếc gối bên dưới chân để giữ chân trên cao và không bị mỏi.
Chườm đá lên chỗ đau
Sau khi đã để chân lên cao, bạn có thể chườm túi đá lên vùng chân đang bị đau hoặc đang bị ảnh hưởng để giảm đau nhanh và giảm sưng tấy nghiêm trọng hơn. Nếu cảm thấy quá lạnh, bạn có thể cho túi đá vào một chiếc khăn hoặc vớ sạch để chườm được lâu hơn mà không bị quá lạnh.
Ngâm chân
Ngân chân sau khi chạy bộ cũng là một cách giảm đau khá hiệu quả và dễ dàng thực hiện tại nhà. Tuỳ thuộc vào nhu cầu và mức độ đau nhức mà bạn có thể chọn ngâm chân với nước ấm để thư giãn toàn bộ cơ bắp hoặc bạn có thể ngâm trong bồn tắm với nước lạnh để giảm sưng tấy và giảm áp lực. Thời gian cho mỗi lần ngâm chân nên kéo dài tối thiểu là 10 phút để đạt được hiệu quả tốt nhất.
Ngâm chân sau khi chạy bộ là một cách giúp giảm đau nhanh chóng
Uống thuốc giảm đau
Nếu cơn đau dữ dội và kéo dài thì bạn có thể uống thuốc giảm đau để giúp giảm đau nhanh hơn. Sau đó bạn có thể kết hợp các phương pháp khác để giảm sưng và giảm đau hiệu quả hơn.
Tuy nhiên bạn cũng không nên lạm dụng quá nhiều thuốc giảm đau vì mỗi loại thuốc giảm đau đều có tác dụng phụ. Nếu sử dụng lâu ngày hoặc dùng quá liều sẽ gây ra những bệnh lý như đau dạ dày, viêm gan hoặc viêm thận.
Vật lý trị liệu
Vật lý trị liệu là một phương pháp giúp cải thiện mức độ linh hoạt của bàn chân bằng những bài tập đơn giản. Với các trường hợp đau bàn chân khi chạy bộ do bệnh lý như viêm cân gan chân, bàn chân bẹt,.. thì phương pháp trị liệu này sẽ giúp giảm đau, giảm viêm và cải thiện các bệnh lý vô cùng hiệu quả.
4. Một số cách tránh đau bàn chân khi chạy bộ
Có thể thấy chạy bộ là một hoạt động thể thao được nhiều người ưa chuộng. Nhưng để tránh đau bàn chân khi chạy bộ bạn cần đặc biệt lưu ý một số điều sau:
- Nên lựa chọn địa hình thuận lợi để chạy bộ, tránh chọn địa hình gồ ghề, đường mòn nhấp nhô hoặc đường bằng bê tông cứng. Chạy bộ tại nhà với máy chạy bộ điện cũng là một lựa chọn phù hợp cho bạn đấy.
- Nâng dần độ dài quãng đường chạy để cơ thể kịp thời thích ứng với tần số hoạt động cũng như hạn chế tối đa chấn thương.
- Có chế độ và thời gian nghỉ ngơi hợp lý để tránh tình trạng va đập cơ, xương và khớp.
- Luyện tập một số bài tập giúp tăng khả năng chịu đựng cho ống chân và cải thiện sức mạnh cho cơ bắp.
- Chọn giày chuyên dùng để chạy bộ đúng với kích thước và đảm bảo giày có lớp đệm đỡ chống sốc cho xương khớp.
- Nên chú ý đến tư thế chạy bộ để giảm tối đa chấn thương nhưng không được vung tay quá cao, kết hợp luyện tập các động về tay và chân.
- Khi tập luyện nên kéo căng cơ bắp để lưu thông khí huyết và giảm căng thẳng cho các cơ.
Máy chạy bộ điện là một địa hình thuận lợi cho việc tập luyện
Bài viết trên đã chia sẻ cho bạn biết những nguyên nhân và cách khắc phục đau bàn chân khi chạy bộ. Hy vọng với những kiến thức này sẽ giúp bạn có thêm nhiều kiến thức về chạy bộ cũng như duy trì sức khỏe nhé!

Elipsport - Thương hiệu thể thao tại nhà với các dòng sản phẩm như: Máy chạy bộ, xe đạp tập, ghế massage… được khách hàng tin dùng hiện nay. Hệ thống cửa hàng tại 63 tỉnh trên toàn quốc. CEO Elipsport với phương châm: “Sức khoẻ cho người Việt là mục tiêu của cuộc đời tôi.”