Vết thương một khi bị nhiễm trùng sẽ mang đến nhiều tác hại vô cùng nguy hiểm cho sức khỏe của bạn. Những dấu hiệu vết thương bị nhiễm trùng được giới thiệu trong bài viết này sẽ giúp bạn phát hiện sớm và điều trị kịp thời, tránh được những hệ lụy không đáng có.
Hầu hết những vết thương bị nhiễm trùng là do chúng không được vệ sinh sạch sẽ, kỹ lượng trong vòng từ 24 giờ đến 72 giờ kể từ khi bắt đầu bị thương. Nếu được điều trị y tế kịp thời, các vết thương nhiễm trùng sẽ không để lại bất kỳ biến chứng nguy hiểm nào ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe. mặc dù vậy, nó có khả năng để lại vết sẹo trên da sau khi lành. Do đó, bạn cần nắm rõ các dấu hiệu vết thương bị nhiễm trùng để kịp thời điều trị.
1. Nhiễm trùng vết thương nghĩa là gì?
Vết thương bị nhiễm trùng khi vi khuẩn xâm nhập vào da
Hiện tượng vết thương bị nhiễm trùng sẽ xảy ra khi vi khuẩn xâm nhập vào da. Tình trạng nhiễm trùng có thể chỉ liên quan đến vùng da hoặc sẽ ảnh hưởng đến mô hoặc cơ quan sâu hơn nằm gần vết thương. Nếu nhiễm khuẩn bị gây ra bởi bệnh uốn ván thì bệnh nhân có thể sẽ tử vong.
Những biến chứng xảy ra do nhiễm trùng vết thương có thể sẽ thay đổi phạm vi từ tại chỗ cho đến toàn thân. Biến chứng tại chỗ được đánh giá là nghiêm trọng nhất của một vết thương bị nhiễm trùng chính là vết thương từ chậm lành dẫn đến không lành được. Điều này sẽ khiến bệnh nhân bị đau đớn, khó chịu, tâm lý ảnh hưởng xấu. Những biến chứng toàn thân có thể kể đến là bị viêm mô tế bào do nhiễm khuẩn da hoặc dưới da, viêm tủy xương do nhiễm trùng xương hoặc tủy xương, nhiễm khuẩn huyết do sự hiện diện của vi khuẩn trong máu, tình trạng này có thể dẫn đến tình trạng viêm toàn thân.
2. Nguyên nhân do đâu dẫn đến vết thương bị nhiễm trùng?
Hầu hết nhiễm trùng vết thương xảy ra là do vi khuẩn xâm nhập vào da. Nguồn gốc của các vi khuẩn này là từ hệ vi khuẩn chí trên da hoặc vi khuẩn từ các bộ phận khác trong cơ thể hay từ môi trường bên ngoài. Một vi khuẩn phổ biến nhất được biết đến chính là Staphylococcus aureus và các loại staphylococci khác.
3. Những dấu hiệu vết thương bị nhiễm trùng
Vết thương sẽ sưng tấy, có mùi hôi khi bị nhiễm trùng
Biết được các dấu hiệu vết thương bị nhiễm trùng sẽ giúp bạn nhanh chóng phát hiện và điều trị vết thương, tránh để tình trạng nhiễm trùng biến chứng gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Chúng bao gồm:
- Vết thương có mùi hôi hoặc vết thương chảy dịch màu vàng, xanh lá cây
- Tại vết thương hoặc khu vực gần vết thương đau nhiều, đỏ tấy hoặc sưng
- Vết thương bị thay đổi màu sắc hoặc kích thước
- Xung quanh vết thương xuất hiện các vệt đỏ trên da
- Phát sốt
Tuy nhiên, vẫn sẽ có một số triệu chứng và dấu hiệu khác không được đề cập. Trong trường hợp bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
4. Cách xử lý vết thương nhiễm trùng như thế nào?
Bác sĩ sẽ cho bạn dùng thuốc giảm sưng tấy ở vết thương nhiễm trùng
Tùy theo mức độ nặng nhẹ, vị trí bị thương mà bạn sẽ quyết định được xử lý vết thương nhiễm trùng như thế nào. Bên cạnh đó, bạn cũng cần lưu ý xem liệu các khu vực xung quanh có bị ảnh hưởng hay không. Việc điều trị nhiễm trùng vết thương cũng cần căn cứ vào sức khỏe và thời gian xuất hiện vết thương của bạn. Để chắc chắn hơn, bạn hãy hỏi bác sĩ về phương pháp điều trị cũng như những cách điều trị kết hợp khác mà bạn cần.
Thông thường, bác sĩ sẽ chỉ định cho bạn một số biện pháp điều trị vết thương nhiễm trùng như sau:
- Sử dụng thuốc để giảm đau và sưng tấy.
- Tiến hành chăm sóc vết thương để làm sạch và chữa lành.
- Hút chân không vết thương.
- Dùng liệu pháp oxy Hyperbaric (HBO) để tăng oxy cho các mô nhằm hỗ trợ chúng nhanh lành lại. Cách tiến hành như sau: người ta sẽ bơm khí oxy vào khi bạn ngồi trong buồng áp suất.
- Để làm sạch vết thương hoặc loại bỏ các mô bị nhiễm trùng hoặc mô chết, bác sĩ sẽ phẫu thuật nếu cần thiết.
5. Cách kiểm soát nhiễm trùng vết thương bằng thói quen sinh hoạt
Chế độ ăn uống lành mạnh sẽ giúp kiểm soát nhiễm trùng vết thương
Để đối phó với nhiễm trùng vết thương, bạn cần thay đổi lối sống và áp dụng một số biện pháp khắc phục tại nhà bao gồm:
- Thực hiện chăm sóc vết thương theo hướng dẫn của bác sĩ, luôn giữ cho vết thương khô ráo, sạch sẽ, khi tắm cần che vết thương lại để nó không bị ướt.
- Bạn hãy dùng nước, xà phòng hoặc dung dịch rửa vết thương để làm sạch vết thương.
- Thường xuyên thay băng gạc để vết thương không bị tái nhiễm trùng.
- Thay băng gạc nếu băng bị ướt hoặc bẩn.
- Có chế độ ăn uống với các loại thức ăn lành mạnh như trái cây, rau củ quả, bánh mì nguyên hạt, cá, thịt nạc, các sản phẩm từ sữa ít béo. Việc tiêu thụ các thực phẩm đầy đủ dinh dưỡng sẽ giúp vết thương chóng lành. Nếu cần thiết, bạn cũng có thể uống vitamin và khoáng chất bổ sung. Ngoài ra, bạn cũng nên hỏi bác sĩ xem có cần tuân thủ khẩu phần ăn kiêng đặc biệt hay không.
- Nếu bạn bị cao huyết áp hoặc tiểu đường, bạn cũng nên báo với bác sĩ điều trị để có thể kiểm soát quá trình lành vết thương.
- Không hút thuốc lá, kể cả thuốc lá điện tử hay thuốc lá không khói, không sử dụng rượu bia hoặc các chất kích thích. Thành phần nicotin và những hóa chất khác trong xì gà và thuốc lá có thể làm chậm quá trình vết thương lành lại.
Vết thương bị nhiễm trùng sẽ không gây ảnh hưởng quá nhiều đến cơ thể nếu bạn phát hiện sớm và ngăn chặn kịp thời. Hy vọng rằng những chia sẻ trên đã mang đến cho bạn kiến thức về các dấu hiệu vết thương bị nhiễm trùng nhằm đảm bảo sức khỏe của bản thân. Để tránh vết thương nhiễm trùng bị biến chứng, bạn hãy sát trùng vết thương càng sớm càng tốt, lưu ý đến tình trạng của nó cho đến khi lành hẳn. Cuối cùng, bạn đừng quên nhanh chóng đi khám bác sĩ ngay khi phát hiện những biểu hiện bất thường nhé!
Tham khảo thiết bị chăm sóc sức khỏe tại nhà được khách hàng Việt ưa chuộng nhất:
- Ghế massage: https://elipsport.vn/ghe-massage/
- Máy chạy bộ: https://elipsport.vn/may-chay-bo-dien/
- Xe đạp tập thể dục tại nhà: https://elipsport.vn/xe-dap-tap-the-duc/
Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn giải đáp thắc mắc cho một số vấn đề về chăm sóc sức khỏe tại nhà. Xem thêm bài viết tin tức khác trên website: https://elipsport.vn/

Elipsport - Thương hiệu thể thao tại nhà với các dòng sản phẩm như: Máy chạy bộ, xe đạp tập, ghế massage… được khách hàng tin dùng hiện nay. Hệ thống cửa hàng tại 63 tỉnh trên toàn quốc. CEO Elipsport với phương châm: “Sức khoẻ cho người Việt là mục tiêu của cuộc đời tôi.”