Tổng đài miễn phí: 1800 6854 Trạng thái giao hàng Kiểm tra bảo hành
  • 1800 6854

Đau lưng vùng xương chậu cảnh báo bệnh gì? Khắc phục như thế nào?

Mỗi vị trí trên cơ thể khi bị đau đều là dấu hiệu của một vài căn bệnh. Đau lưng vùng xương chậu cảnh báo bệnh gì? Cách khắc phục thế nào? Những thông tin được chia sẻ trong bài viết này sẽ lý giải cho bạn nguyên nhân gây đau vùng thắt lưng xương chậu.

Xương chậu nằm ở khu vực gần bụng dưới của cơ thể. Nơi đây bao gồm nhiều cơ quan với cấu trúc khác nhau như dây thần kinh, mạch máu, cơ quan sinh sản, bàng quang, tiết niệu, ruột, trực tràng. Do đó, khi vùng xương chậu bị đau thì có nhiều bệnh lý liên quan. Tình trạng đau lưng vùng xương chậu cần được phát hiện và điều trị kịp thời để tránh dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng.

1. Tình trạng đau lưng vùng xương chậu cảnh báo bệnh gì?

Đau lưng gần xương chậu do đĩa đệm cột sống thắt lưng

Thoát vị đĩa đệm là tình trạng bệnh lý thường gặp. Chúng gây đau ở vùng cột sống thắt lưng, lan xuống xương chậu và tận gót chân. Bệnh gây ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống sinh hoạt và làm việc của bệnh nhân.

đau lưng vùng xương chậu

Một số căn bệnh liên quan đến đau vùng xương chậu sau lưng

Đau lưng vùng xương chậu do sỏi thận

Mô ở xung quanh vỏ thận có chứa nhiều dây thần kinh cảm giác kích thích cơn đau. Nếu viên sỏi hình thành ở niệu quản hoặc bể thận sẽ khiến áp lực nước tiểu tăng. Người bệnh sẽ bị lan truyền đau vùng thắt lưng và xương chậu. Bệnh lý này rất phổ biến tại Việt Nam và xảy ra ở mọi lứa tuổi.

Thoái hóa khớp háng gây đau lưng vùng xương chậu

Những người trên 50 tuổi thường bị thoái hóa khớp háng. Lượng dịch trong khớp sẽ ngày một ít đi, khớp ma sát khiến các sụn bị bào mòn. Lượng máu trong cơ thể không được cung cấp đủ để nuôi dưỡng khớp, cơn đau sẽ ngày một tăng làm người bệnh khó chịu.

U xơ tử cung

U xơ tử cung là bệnh lý khá phổ biến nhưng lành tính. Khi khối u còn nhỏ, bệnh nhân thường không thấy biểu hiện bất thường. Khối u to lên sẽ chèn ép nhiều cơ quan trong cơ thể. Người bệnh sẽ phát hiện nhiều triệu chứng như đau tức vùng cột sống thắt lưng lan xuống xương chậu, ra máu âm đạo bất thường...

Đau ruột thừa có triệu chứng đau lưng vùng xương chậu

Khi bị đau ruột thừa, cơn đau vùng hố chậu phải có khả năng lan xuống xương chậu. Dấu hiệu bệnh khởi phát đột ngột, đi kèm nhiều triệu chứng như nôn mửa, buồn nôn, sốt... Bệnh không được điều trị kịp thời sẽ khiến tính mạng người bệnh gặp nguy hiểm.

đau lưng vùng xương chậu

Triệu chứng thường gặp của bệnh đau ruột thừa

Tắc nghẽn, sa vùng chậu

Tắc nghẽn, sa vùng chậu là căn bệnh mà các cơ quan vùng chậu như mạch máu, bàng quang bị tổn thương. Quá trình hoạt động của cơ thể sẽ nảy sinh bất ổn. Cơn đau do bệnh gây ra thường lan ra vùng lưng khiến bệnh nhân khó chịu, sinh hoạt hàng ngày bị ảnh hưởng.

2. Bị đau lưng gần xương chậu có nguy hiểm không?

Không phải những bệnh lý gây đau lưng vùng xương chậu đều gây nguy hiểm cho bệnh nhân. Điều này còn phụ thuộc vào nguyên nhân và diễn tiến lâm sàng của từng trường hợp.

Nếu như cơn đau bùng phát trong khoảng thời gian ngắn, cường độ nhẹ, đau tại chỗ không lan ra, thời gian đau kéo dài trong 5 đến 7 ngày thì sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người bệnh không bị ảnh hưởng nhiều. Bạn cũng không cần quá lo lắng. Đây có thể là phản ứng bình thường của cơ thể khi các tác nhân bên ngoài tác động vào.

Trái lại, nếu như cơn đau ở vùng xương chậu thường tái phát và kéo dài thường xuyên, đau nhiều thì lại là vấn đề rất đáng lo ngại. Bạn không nên bỏ qua mà cần đến bác sĩ chuyên khoa nhanh chóng. Việc phát hiện bệnh và điều trị kịp thời sẽ hạn chế nguy cơ gặp phải biến chứng nghiêm trọng.

đau lưng vùng xương chậu

Đau thắt lưng vùng xương chậu có nguy hiểm không?

3. Điều trị đau vùng thắt lưng xương chậu như thế nào?

Việc điều trị dứt điểm tình trạng đau lưng vùng xương chậu cần phải tìm được căn nguyên gây bệnh. Tùy thuộc vào mức độ bệnh lý và thể trạng mà bệnh nhân sẽ được bác sĩ chỉ định phác đồ điều trị phù hợp. Một số loại thuốc tây có công dụng giảm đau, kháng viêm có thể được sử dụng như ibuprofen, meloxicam, paracetamol…

Phương pháp cuối cùng giúp cải thiện chất lượng cuộc sống cho người bệnh là phẫu thuật. Bác sĩ có thể chỉ định bệnh nhân thực hiện mổ nhằm thay khớp vùng xương chậu. Tác dụng của cuộc phẫu thuật là làm giảm cơn đau nhức khiến người bệnh phiền toái.

4. Phương pháp chữa đau vùng xương chậu sau lưng

Mỗi người sẽ có mức độ cơn đau, nguyên nhân gây bệnh và thể trạng khác nhau. Bác sĩ sẽ có cách điều trị cụ thể cho từng trường hợp. Một số phương pháp khắc phục tình trạng đau lưng vùng xương chậu nhanh chóng đối với các bệnh lý liên quan đến xương khớp mà bạn có thể tham khảo bao gồm:

Chườm nóng

Tác dụng của nước nóng là làm giãn mạch máu, giúp máu lưu thông tốt hơn. Các triệu chứng đau nhức cũng thuyên giảm nhanh chóng. Phương pháp này khá dễ thực hiện lại an toàn, hiệu quả nhận được lại cao.

Bạn hãy áp túi nước ấm lên vùng xương chậu bị đau, để yên trong vòng 20 phút. Mỗi ngày bạn cần thực hiện từ 2 đến 3 lần trước hoặc sau bữa ăn 30 phút.

đau lưng vùng xương chậu

Các biện pháp giúp khắc phục đau lưng khu vực xương chậu

Châm cứu

Châm cứu là một phương pháp chữa đau lưng vùng xương chậu hữu hiệu và được áp dụng từ lâu đời. Nếu như xoa bóp hay chườm nóng không cho kết quả tốt, bạn hãy thử châm cứu. Chẳng những giúp làm nhẹ triệu chứng mà châm cứu còn góp phần rút ngắn số lần bạn uống thuốc. Tinh thần và sức khỏe người bệnh cũng nhờ đó được nâng cao.

Sử dụng bài thuốc Đông y

Các bài thuốc Đông y được bào chế từ thành phần hoàn toàn tự nhiên, an toàn, không gây tác dụng phụ. Bạn cần sử dụng đúng liều lượng và thời gian được chỉ định. Một số bài thuốc khắc phục đau lưng vùng xương chậu phổ biến được lưu truyền hiện nay là:

  • Nước lá lốt: Bạn đem 50g lá lốt phơi khô sắc với 300ml nước. Đun thuốc nhỏ lửa cho đến khi thấy nước cạn lại và vừa. Uống nước lá lốt mỗi ngày 2 lần sau bữa ăn thì các triệu chứng đau khớp sẽ thuyên giảm dần.
  • Đắp lá ngải cứu: Bạn lấy 1 nắm lá ngải cứu rồi cho thêm 5 muỗng cà phê muối hột vào, để lên bếp rang đến khi nóng. Bạn cho hỗn hợp vào túi vải, bọc lại rồi đắp lên vùng khớp bị đau nhức. Cách này thực hiện mỗi ngày 2 đến 3 lần, bạn sẽ thấy được hiệu quả bất ngờ sau khoảng 1 tuần.

Tuy đau vùng chậu xảy ra khá phổ biến nhưng bạn cũng không được chủ quan. Trong trường hợp thực hiện các biện pháp tại nhà nhưng cơn đau không thuyên giảm, bạn hãy đi khám bác sĩ. Hy vọng rằng những chia sẻ trên đã giúp bạn có cái nhìn tổng quát về tình trạng đau lưng vùng xương chậu. Bạn hãy tìm hiểu thật kỹ và chọn cho mình một phương pháp điều trị thích hợp nhé!

Đau mỏi lưng là căn bệnh gây nhiều trở ngại trong cuộc sống hằng ngày. Việc tập luyện trở nên dễ dàng hơn khi bạn sở hữu một chiếc máy chạy bộ điện hoặc một chiếc xe đạp tập tại nhà. Khi xuất hiện triệu chứng đau mỏi lưng thì ghế massage toàn thân của thương hiệu Elipsport sẽ hỗ trợ xua tan nhanh các cơn đau nhức nhờ phương pháp mát xa ấn huyệt và làm ấm cơ thể.

Chạy Bộ Lúc Nào Là Tốt Nhất? Vào Sáng Sớm Hay Vào Ban Đêm? - ảnh 4

Elipsport - Thương hiệu thể thao tại nhà với các dòng sản phẩm như: Máy chạy bộ, xe đạp tập, ghế massage… được khách hàng tin dùng hiện nay. Hệ thống cửa hàng tại 63 tỉnh trên toàn quốc. CEO Elipsport với phương châm: “Sức khoẻ cho người Việt là mục tiêu của cuộc đời tôi.”

Câu hỏi thường gặp

Bị đau xương chậu khi mang thai do đâu?
Khi mang thai, cơ thể sản xuất một loại hormone có tên là relaxin, khiến các dây chằng vùng chậu mềm và giãn ra, chuẩn bị cho quá trình chuyển dạ. Các khớp ở khung chậu mất ổn định, chuyển động không đồng đều. Thêm vào đó, thai nhi lớn dần lên trong tử cung, cùng với sự thay đổi tư thế đi đứng, càng tăng thêm áp lực lên khung chậu, gây ra đau xương chậu khi mang thai.
Viêm ruột thừa là tình trạng đột ngột và gây đau vùng xương chậu bên phải. Cơn đau cũng có xu hướng trở nên nghiêm trọng hơn khi hít thở sâu, ho hoặc hắt hơi.
Đau vùng xương chậu ở nam giới có thể là do: Thoát vị đĩa đệm; Nhiễm trùng đường tiểu; Bệnh lây qua đường tình dục; Viêm tuyến tiền liệt; Hội chứng ruột kích thích; Viêm ruột thừa; Sỏi hệ tiết niệu; Viêm bàng quang; Xơ chít hẹp niệu đạo; Tăng sản tiền liệt tuyến lành tính (BPH).
Một số nguyên nhân gây đau vùng chậu mãn tính bao gồm: Lạc nội mạc tử cung; Vấn đề về cơ xương khớp; Bệnh viêm vùng chậu mãn tính; U xơ; Hội chứng ruột kích thích; Hội chứng đau bàng quang; Hội chứng tắc nghẽn vùng chậu.
Bác sĩ sẽ tiến hành xét nghiệm, khám vùng chậu, siêu âm hoặc nội soi.
popup-btn3