Lễ Vu Lan là một trong những ngày lễ quan trọng của người Việt Nam. Đây là dịp để tri ân và tưởng nhớ đến công ơn cha mẹ. Vậy nguồn gốc và ý nghĩa của ngày Lễ Vu Lan là như thế nào? Các quốc gia trên thế giới tổ chức ngày lễ đặc biệt này ra sao? Và chúng ta nên làm gì trong ngày Lễ Vu Lan để tròn đạo hiếu. Hãy cùng Elipsport tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
1. Lễ Vu Lan là ngày gì
Lễ Vu Lan báo hiếu là một trong những ngày lễ lớn của Phật giáo. Xuất phát từ sự tích Phật pháp được ghi chép trong kinh Vu Lan Bồn.
Tuy nhiên đây không chỉ đơn thuần là một nghi thức tôn giáo mà còn là dịp để mỗi người con tưởng nhớ và tri ân công ơn của cha mẹ. Nét đẹp văn hóa truyền thống này cũng gắn liền với tín ngưỡng thờ cúng ông bà tổ tiên của người Việt chúng ta.
2. Nguồn gốc của Lễ Vu Lan
Theo Kinh Vu Lan Bồn thì nguồn gốc của ngày lễ Vu Lan xuất phát từ câu chuyện của Bồ Tát Mục Kiền Liên. Ngài là một trong 10 đệ tử xuất chúng của Đức Phật đã tu thành chánh quả.
Bồ Tát Mục Kiền Liên nhớ đến người mẹ Thanh Đề đã khuất nên Ngài dùng tuệ nhãn tìm kiếm khắp nơi trong trời đất để xem mẹ mình đã đi đâu về đâu.
Đau đớn thay ngài lại thấy mẹ mình đang bị đày trong Ngạ Quỷ (quỷ đói) vì những việc ác mà bà đã làm. Mẹ của Ngài phải chịu cảnh đói khát hành hạ khổ sợ.
Vì thương mẹ, Ngài đã dùng phép thần thông dâng bát cơm đầy cho mẹ ở tận cửa địa ngục. Thế nhưng cho dù Ngài dâng bao nhiêu thức ăn thì tất cả đều hóa thành lửa.
Không cầm lòng trước cảnh người mẹ lang thang đói khát dưới địa ngục, Ngài đã phải cầu cứu lên Đức Phật. Phật nói rằng: “Dù ông có thần thông quảng đại đến đâu cũng không đủ sức cứu mẹ của mình đâu. Chỉ có cách là nhờ sự hợp lực của chư tăng mười phương cùng chú nguyện mới có thể hoá giải và mang đến phước lành giúp mẹ ông thoát khỏi cảnh đọa đày".
Và thời điểm thích hợp nhất để thỉnh chư tăng và cúng dường Tam Bảo là ngày rằm tháng bảy âm lịch. Nhờ đó mẹ của Bồ Tát Mục Kiền Liên đã được giải thoát.
Đức Phật cũng dạy thêm rằng: “Chúng sanh muốn báo hiếu cho cha mẹ thì cứ theo cách này mà làm". Và cũng từ đó ngày Lễ Vu Lan ra đời.
3. Ý nghĩa của ngày Lễ Vu Lan
Lễ Vu Lan - Ngày lễ báo hiếu
Xuất phát từ sự tích Bồ Tát Mục Kiền Liên cứu mẹ vậy nên ý nghĩa của ngày Lễ Vu Lan là để báo hiếu tổ tiên, ông bà, cha mẹ.
Đạo Phật có quan điểm kiếp người là kiếp tạm và chúng ta sống ở hiện tại là để trả nghiệp và tích phước lành cho nhiều kiếp trước. Vậy nên không chỉ báo hiếu cho ông bà, cha mẹ hiện tại mà chúng ta cũng cần thắp hương, cúng bái ông bà, cha mẹ nhiều kiếp trước nữa.
Khuyến khích con người hướng về cội nguồn
Không chỉ là dịp mọi người báo hiếu mà ngày lễ này còn nhắc nhở mỗi người phải biết trân trọng những tình cảm thiêng liêng hiện hữu. Cho dù làm bất cứ việc gì thì chữ hiếu phải được đặt lên hàng đầu. Và không có gì quan trọng hơn ơn sinh thành, nuôi dưỡng của cha mẹ.
Đối với Phật tử
Với Đạo Phật thì ngày Vu Lan là một trong những ngày lễ lớn trong năm. Trong ngày này các phật tử sẽ tổ chức cầu siêu cho những người đã khuất, cầu cho cha mẹ và chúng sanh được tăng phúc thọ, phóng sinh, làm việc thiện và giải nghiệp,...
4. Lễ vu lan là ngày nào?
Lễ Vu Lan được tổ chức vào ngày 15 tháng 7 âm lịch hàng năm. Theo lịch dương thì Lễ Vu Lan năm 2023 rơi vào thứ 4 ngày 30/8.
5. Những việc nên làm vào ngày Lễ Vu Lan
Cúng ông bà tổ tiên
Việc làm ý nghĩa và nên làm nhất trong ngày Lễ Vu Lan báo hiếu là cúng ông bà tổ tiên. Tùy vào lòng thành và phong tục của mỗi gia đình để sắp xếp và bày trí mâm cúng.
Những gia đình theo đạo Phật thì sẽ cúng theo thứ tự: cúng Phật, cúng thần linh, cúng ông bà tổ tiên và cuối cùng là cúng cô hồn.
Với những gia đình không theo đạo thì sẽ không cúng Phật mà bắt đầu cúng thần linh luôn.
Theo phong tục Á Đông thì Lễ Vu Lan trùng với ngày Xá tội vong ân. Theo tín ngưỡng dân gian thì đây là ngày cổng địa ngục mở cửa để ân xá cho những vong hồn chưa được siêu thoát. Vậy nên ngoài cúng ông bà tổ tiên thì mọi người còn soạn thêm mâm cúng ngoài trời dành cho những cô hồn không nơi nương tựa được hưởng phước lành.
Đi chùa cầu an cho cha mẹ
Đi chùa cầu an vào ngày 15/7 âm lịch hằng năm sẽ đem lại phước lành lớn cho cha mẹ. Bên cạnh việc tự cầu cho cha mẹ thì bạn cũng có thể nhờ các Phật tử ở chùa cầu an.
Quan điểm của Phật pháp là “cho đi”. Vậy nên thay vì chỉ cầu cho riêng bản thân và gia đình mình thì bạn cũng nên cầu nguyện cho tất cả chúng sanh nhận được phước lành từ việc làm ý nghĩa này.
Ăn chay, phóng sanh, làm việc thiện
Những việc làm hướng thiện của bạn trong ngày lễ Vu Lan như ăn chay, phóng sanh, giúp người, làm việc thiện,.. sẽ nhận được phước lành rất lớn. Hồi hướng công đức cho ông bà cha mẹ hiện tại và nhiều kiếp trước là cách mà bạn báo hiếu trong ngày lễ ý nghĩa này.
Quan tâm, chăm sóc cha mẹ
Cha mẹ luôn lo lắng và chăm sóc cho chúng ta vô điều kiện. Sự hi sinh trời bể của cha mẹ là nguồn cảm hứng vô tận cho các nhà văn nhà thơ sáng tác nghệ thuật. Vậy nên chúng ta cần phải quan tâm và chăm sóc cha mẹ nhiều hơn khi còn có thể. Và đó cũng là ý nghĩa to lớn của ngày Lễ Vu Lan - Ngày lễ báo hiếu.
Tặng quà cho cha mẹ
Ngoài việc sum vầy sửa soạn mâm cúng ông bà tổ tiên thì đây cũng là dịp chúng ta gửi những món quà tặng cha mẹ. Món quà sẽ đặc biệt ý nghĩa nếu xuất phát từ tình yêu thương và quan tâm cha mẹ chân thành.
Ngoài ra bạn cũng có thể gửi tặng những món quà chăm sóc sức khỏe như ghế massage dành tặng ông bà cha mẹ vào ngày lễ đặc biệt này
6. Những điều không nên làm vào ngày Lễ Vu Lan
Tháng 7 âm lịch còn được gọi là tháng cô hồn. Lễ Vu Lan được tổ chức trùng với ngày Xá tội vong ân. Vậy nên mọi người cần lưu ý một số việc không nên làm vào ngày 15/7 để tránh rước họa vào thân.
Nên tránh tổ chức những đại sự quan trọng như tiệc cưới hỏi, khai trương, ăn mừng vì có thể mang đến sự xui xẻo. Trong tháng 7 này chúng ta không nên sát sanh và cũng tránh làm những điều xấu.
7. Lễ vu lan của một số quốc gia theo đạo phật
Trung Quốc
Với người dân Trung Quốc thì ngày Vu Lan là ngày lễ truyền thống có ý nghĩa lịch sử lâu đời. Bắt nguồn từ phong tục cúng tế tổ tiên sau vụ mùa. Người dân thường dâng những vật phẩm tốt nhất trong vụ mùa mà họ thu hoạch được cho thần linh và tổ tiên để cầu bình an, may mắn và mùa màng bội thu cho năm sau.
Người Trung Quốc sẽ thắp đèn hoa sen soi đường cho các linh hồn trở về nhà. Vào buổi tối, những món ăn sẽ được dọn lên bàn và kê những chiếc ghế trống để người đã khuất hưởng.
Vào ngày lễ cô hồn, các Phật tử sẽ tổ chức nghi lễ cầu siêu cho những linh hồn không nơi nương tựa.
Hàn Quốc
Ở Hàn Quốc thì ngày lễ Vu Lan vẫn giữ đúng ý nghĩa báo hiếu vốn có. Mọi người thường tri ân, cầu nguyện cho cha mẹ thêm phúc thọ và cầu cho những người quá cố được siêu thoát.
Tùy theo văn hóa của từng vùng mà người Hàn Quốc có những cách báo hiếu khác nhau. Dù cho là món quà nhỏ như tấm thiệp hay những món quà đắt tiền thì đều thể hiện tình cảm và tấm lòng dành cho ông bà, cha mẹ.
Nhật Bản
Ở Nhật Bản, Ngày lễ báo hiếu có tên gọi là Lễ Obon và được tổ chức tháng 8 dương lịch hàng năm. Đây là thời điểm con cái về nhà đoàn tụ cùng ông bà, cha mẹ.
Với người Nhật thì Onon có nghĩa là “Ngày của người chết”. Và theo phong tục truyền thống thì sẽ tổ chức các nghi thức tưởng nhớ người thân đã khuất.
Cũng giống như Trung Quốc, nghi lễ quan trọng nhất của người Nhật trong ngày này là dâng lửa soi đường linh hồn. 5 ngọn lửa được sắp xếp theo chữ Hán và đốt trên 5 ngọn núi quanh Kyoto trong vòng một giờ đồng hồ.
Trong thời gian đó thì mọi người sẽ gửi những lời cầu nguyện đến ông bà tổ tiên qua ánh sáng từ ngọn lửa.
Cuối ngày hội Obon còn có nghi thức đem lồng đèn thả ở sông, hồ, biển để đưa tiễn linh hồn của người quá cố.
Với những nghi thức đặc biệt độc đáo, Obon không chỉ là ngày lễ lớn của người Nhật mà còn thu hút đông đảo du khách đến tham quan mỗi năm.
Trên đây là thông tin về Ngày Lễ Vu Lan và những nét đặc sắc trong ngày lễ này của một số quốc gia. Hy vọng qua bài viết này mọi người sẽ quan tâm và yêu thương ông bà, cha mẹ của mình nhiều hơn. Đồng thời giúp hiểu thêm những nghi lễ đặc biệt và những điều cần tránh trong ngày Vu Lan báo hiếu.
Ngày lễ không chỉ là thời gian để thư giãn mà còn là cơ hội để khám phá những địa điểm mới và trải nghiệm những nền văn hóa độc đáo. Để giúp bạn tận hưởng trọn vẹn chuyến du lịch cùng người thân, Elipsport gợi ý tập luyện với các thiết bị như: Ghế massage toàn thân, máy chạy bộ đa năng và xe đạp tập thể dục. Xem thêm thông tin chi tiết sản phẩm tại trang web https://elipsport.vn/ của chúng tôi bạn nhé!

Elipsport - Thương hiệu thể thao tại nhà với các dòng sản phẩm như: Máy chạy bộ, xe đạp tập, ghế massage… được khách hàng tin dùng hiện nay. Hệ thống cửa hàng tại 63 tỉnh trên toàn quốc. CEO Elipsport với phương châm: “Sức khoẻ cho người Việt là mục tiêu của cuộc đời tôi.”