Khi mùa hè nóng bức đến, nhiều người đã trốn mình trong phòng điều hòa mát lạnh nhưng việc này cũng khiến tình trạng sốc nhiệt xảy ra. Dấu hiệu của sốc nhiệt điều hòa là gì và cách khắc phục tại nhà như thế nào? Bài viết này sẽ giới thiệu đến bạn những thông tin cần biết để xử lý đúng cách.
Thời tiết nắng nóng của mùa hè thay đổi vô cùng thất thường kết hợp với thói quen sử dụng điều hòa suốt cả ngày khiến nhiều người bị sốc nhiệt điều hòa. Việc này gây ảnh hưởng không hề nhỏ đến sức khỏe và nguy hiểm hơn là gây tử vong.
1. Sốc nhiệt là gì? Có những loại sốc nhiệt nào?
Sốc nhiệt có thể khiến nạn nhân tử vong
- Sốc nhiệt nóng là bệnh lý đặc trưng khi tình trạng cơ thể tăng nhiệt độ lên mức trên 40 độ C, kèm theo đó là rối loạn chức năng thần kinh bao gồm hôn mê, rối loạn ý thức, co giật. Không giống với sốt, sốc nhiệt nóng xảy ra do gắng sức hoặc do nhiệt độ bên ngoài. Một số yếu tố gây ra tình trạng này có thể kể đến là độ ẩm cao, sóng nhiệt, sử dụng thuốc lợi tiểu, bệnh tim, uống rượu và rối loạn da.
- Sốc nhiệt lạnh là do nhiệt độ cơ thể bị giảm đột ngột, cơ thể cần tiêu tốn mức năng lượng nhiều hơn khiến cho sức đề kháng bị suy giảm. Đối với những người có hệ miễn dịch yếu, nhạy cảm thì nguy cơ bị sốc nhiệt lạnh khá cao. Một số triệu chứng khi bị sốc nhiệt lạnh thường là dị ứng thời tiết hoặc liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên gây liệt mặt, méo miệng, đột quỵ. Tình trạng này có nguy cơ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và tính mạng.
- Sốc nhiệt máy lạnh xảy ra khi nhiệt độ máy lạnh bị chênh lệch nhiều hơn so với ngoài trời do nhu cầu làm mát cao. Để tránh tình trạng bị sốc nhiệt điều hòa thì bạn chỉ nên để máy lạnh ở nhiệt độ thấp hơn so với nhiệt độ thực tế khoảng 7 độ C. Sau khi sử dụng máy lạnh 8 tiếng, bạn cần tắt máy lạnh, mở rộng cửa phòng để không khí lưu thông. Trước khi đi ra ngoài, bạn hãy tắt máy lạnh khoảng 30 phút để cơ thể có thời gian thích ứng, không bị sốc nhiệt. Tình trạng sốc nhiệt từ lạnh sang nóng thường được bắt gặp khá nhiều nếu dùng điều hòa quá lâu. Việc bước ra khỏi xe hơi được mở điều hòa trong ngày nắng nóng cũng có khả năng gây sốc nhiệt.
2. Triệu chứng sốc nhiệt lạnh là gì?
Một biểu hiện của sốc nhiệt lạnh là chóng mặt, nôn ói
Những dấu hiệu sau sẽ cảnh báo bạn đang bị sốc nhiệt:
- Nhiệt độ cơ thể tăng cao lớn hơn hoặc bằng 40 độ C tương đương với 104 độ F.
- Trạng thái tâm thần hoặc hành vi thay đổi, người bệnh trở nên lo lắng, lú lẫn, cáu kỉnh, nói lắp, co giật, mê sảng và hôn mê.
- Thay đổi bài tiết mồ hôi: Khi cơ thể bị sốc nhiệt do thời tiết nóng bức, bạn sẽ cảm thấy da bị khô và nóng khi chạm vào. Đối với trường hợp bị sốc nhiệt do gắng sức, bạn sẽ nhận thấy da ẩm ướt.
- Cảm giác buồn nôn hoặc nôn ói, bụng khó chịu.
- Da ửng đỏ vì nhiệt độ cơ thể tăng lên.
- Nhịp thở nhanh và nông.
- Nhịp tim tăng, mạch tăng đáng kể vì tim bạn phải hoạt động mạnh để tăng tốc độ tuần hoàn máu nhằm làm mát cho cơ thể.
3. Cách điều trị sốc nhiệt lạnh như thế nào?
Bạn hãy cho nạn nhân bị sốc nhiệt máy lạnh uống nước ấm
Bạn chắc hẳn sẽ không biết bị sốc nhiệt phải làm sao nếu bắt gặp một người rơi vào tình trạng này. Khi đó, bạn hãy ngay lập tức tìm kiếm sự trợ giúp, cố gắng làm mát cho nạn nhân trong thời gian chờ xe cấp cứu tới bằng cách:
- Đưa nạn nhân vào trong nhà hoặc dưới bóng râm.
- Cởi bỏ quần áo dư thừa của nạn nhân.
- Dùng bất cứ phương tiện nào có sẵn để làm mát người, chẳng hạn như ngâm nước, phun nước, chườm túi nước đá, thấm nước vào bọt biển hoặc khăn lạnh đắp vào cổ, đầu, háng, nách của người bệnh.
- Trong trường hợp nạn nhân bị mất đi ý thức, không phát hiện được dấu hiệu tuần hoàn như cử động, tự thở, ho thì bạn cần tiến hành hồi sinh tim phổi (CPR)
Nếu nhận thấy cơ thể có dấu hiệu bị sốc nhiệt điều hòa hoặc bắt gặp người bị sốc nhiệt, bạn hãy gọi xe cấp cứu rồi thực hiện các bước sau nhanh chóng:
- Đặt nạn nhân ở trạng thái nằm ngửa, hai chân nâng cao hơn so với tim.
- Điều chỉnh cho nhiệt độ điều hòa lên cao hơn hoặc tắt hẳn điều hòa đi, tiếp theo dùng quạt để làm mát.
- Cho nạn nhân bị sốc nhiệt uống nước ấm. Trong trường hợp người bị sốc nhiệt máy lạnh mặc quần áo quá ít thì bạn có thể cho mặc thêm một lớp áo mỏng hoặc đắp thêm chăn mền mỏng mùa hè.
- Trong trường hợp nạn nhân bị mất đi ý thức, không phát hiện được dấu hiệu tuần hoàn như cử động, tự thở, ho thì bạn cần tiến hành hồi sinh tim phổi (CPR).
4. Làm thế nào để phòng tránh sốc nhiệt điều hòa hiệu quả?
Không để nhiệt độ trong phòng chênh lệch quá cao so với nhiệt độ bên ngoài
Bạn hãy lưu ý những điều sau để phòng tránh cơ thể bị sốc nhiệt do máy lạnh:
- Không để nhiệt độ trong phòng chênh lệch quá cao so với nhiệt độ bên ngoài, khoảng chênh lệch chỉ nên là khoảng 7 độ để tránh bị sốc nhiệt hay cảm lạnh.
- Nếu bạn ở trong phòng lạnh thời gian dài và bị mắc phải những bệnh lý về đường hô hấp hoặc bệnh dị ứng da thì có thể là do máy lạnh không được vệ sinh định kỳ. Sau khi sử dụng máy lạnh 8 tiếng, bạn hãy tắt máy lạnh, mở rộng các cửa để phòng được thông thoáng. Ngoài ra, bạn cũng có thể đặt một thau nước trong phòng để giữ độ ẩm và giúp da không bị khô.
- Để tránh tích tụ khí CO2 và các vi khuẩn trong không khí thì bạn hãy bật quạt thông gió, mở cửa sau mỗi 1 đến 2 tiếng ở trong phòng lạnh.
- Tắt máy lạnh 30 phút trước khi ra ngoài và mở cửa để cơ thể kịp thích nghi với nhiệt độ bên ngoài.
- Nếu từ ngoài đường về thì bạn cần ngồi chờ mồ hôi khô rồi mới vào phòng lạnh, đứng ở cửa phòng, để máy lạnh ở nhiệt độ cao rồi từ từ hạ xuống nhiệt độ thấp.
Khi nhiệt độ cơ thể bị thay đổi quá nhanh, chẳng hạn như từ phòng máy lạnh ra bên ngoài môi trường nóng bức, bạn sẽ dễ bị sốc nhiệt điều hòa. Mong rằng những chia sẻ trên đã giúp bạn biết cách phòng tránh và khắc phục nếu rơi vào tình huống này. Điều hòa sẽ không gây hại cho sức khỏe, chỉ là bạn sử dụng không đúng cách mà thôi. Đừng để việc thiếu hiểu biết gây ảnh hưởng đến tính mạng của bạn!

Elipsport - Thương hiệu thể thao tại nhà với các dòng sản phẩm như: Máy chạy bộ, xe đạp tập, ghế massage… được khách hàng tin dùng hiện nay. Hệ thống cửa hàng tại 63 tỉnh trên toàn quốc. CEO Elipsport với phương châm: “Sức khoẻ cho người Việt là mục tiêu của cuộc đời tôi.”