Tổng đài miễn phí: 1800 6854 Trạng thái giao hàng Kiểm tra bảo hành
  • 1800 6854

Tại Sao Không Ăn Nhiều Nhưng Vẫn Tăng Cân Đều Đều?

Nếu bạn cảm thấy tủi hờn khi có đứa bạn "ăn cả thế giới mà vẫn không mập", còn mình thì "chỉ thở thôi cũng mập" hãy xem lại các yếu tố khiến bạn không ăn nhiều nhưng vẫn tăng cân được liệt kê trong bài viết sau để có cách khắc phục hữu hiệu.

Việc thừa cân béo phì không chỉ khiến vóc dáng bạn kém đẹp, thân hình chậm chạp mà còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại sức khỏe. Ăn kiêng là một trong những cách giảm cân được nhiều người áp dụng nhất hiện nay. Tuy nhiên nếu bạn đã không ăn nhiều nhưng vẫn tăng cân thì rất có thể bạn đang mắc phải 1 trong các nguyên nhân dưới đây. Hãy xem mình có mắc phải không và điều chỉnh để  

không ăn nhiều nhưng vẫn tăng cân

7 điều khiến bạn không ăn nhiều nhưng vẫn tăng cân

1. Rối loạn nội tiết tố trong cơ thể

Không ăn nhiều nhưng vẫn mập có thể do bạn đã mắc phải rối loạn nội tiết tố. Vấn đề này nằm ở tuyến giáp. Tuyến giáp có nhiệm vụ thiết yếu trong việc cân bằng sự trao đổi chất và sản sinh ra những hormone cần thiết cho cơ thể. Nếu tuyến giáp bị suy sẽ làm chậm lại sự trao đổi chất trong cơ thể bằng việc sản xuất lượng hormone Cortisol và Insulin cao, khiến bạn cảm thấy thèm ăn và ăn nhiều hơn gây tăng cân.

2. Ăn thực phẩm dễ tăng cân

Muốn giảm cân thì cần cân bằng lượng calo trong thực đơn hằng ngày sao cho năng lượng thức ăn nạp vào thấp hơn so với lượng tiêu hao. Trường hợp bạn không ăn nhiều nhưng vẫn tăng cân, thì có thể đã không cắt giảm đủ lượng calo trong chế độ ăn uống. Cắt giảm lượng calo không đơn thuần là ăn ít mà cần phải dựa trên loại thức ăn bạn nạp vào cơ thể, xem tổng lượng calo cung cấp trong ngày là bao nhiêu. Vì ăn ít chưa chắc đã giảm được lượng calo nạp vào cơ thể, có rất nhiều loại thực phẩm chứa lượng calo cao, chỉ cần ăn một ít cũng khiến việc giảm cân của bạn kém hiệu quả. 

Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, trung bình 1 người cần lượng calo ở mức 30kcal/1kg cân nặng/ngày. Do đó, bên cạnh việc cắt giảm calo, bạn cần tập luyện thể dục thể thao để đốt cháy lượng calo sẵn có trong cơ thể, giúp giảm cân.

3. Căng thẳng, stress

Căng thẳng, stress gây hại cho cơ thể và ảnh hưởng không nhỏ đến việc giảm cân. Theo nghiên cứu vào năm 2000 được tiến hành từ những nhà nghiên cứu tại Đại học Yale, hormone căng thẳng Cortisol sẽ tăng lên khi con người cảm thấy bị stress, khiến vùng bụng tăng cân và dẫn đến những chứng bệnh nguy hiểm như tiểu đường, tim mạch... Người bị căng thẳng thường có nhu cầu ăn uống gia tăng nhưng lại giảm quá trình trao đổi chất, khiến béo phì. Nếu bạn không muốn không ăn nhiều nhưng vẫn mập thì hãy giữ cho tâm trí thư giãn, thoải mái, cân bằng công việc và nghỉ ngơi để tránh căng thẳng thường xuyên.

4. Rối loạn giấc ngủ

Giấc ngủ là đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc phục hồi sức khỏe, giữ cho đầu óc tỉnh táo và hỗ trợ giảm cân tích cực. Khi bạn ngủ, cơ thể sẽ đào thải những chất độc hại ra ngoài thông qua đường bài tiết, điều chỉnh những loại hormone giúp giảm cân như Leptin, Insulin, Ghretin, Cortisol... Khi bạn thiếu ngủ, lượng hormone Ghretin sẽ tăng lên và giảm hormon Leptin. 2 loại hormone này tạo cảm giác thèm ăn và đói. Chính vì vậy bạn sẽ thấy muốn ăn gì đó sau một đêm mất ngủ, khiến tăng cân. Ngoài ra, ngủ không đủ giấc làm tinh thần căng thẳng gây sản sinh quá nhiều hormone Cortisol, dẫn đến việc thèm đường và các món ăn ngọt.

không ăn nhiều nhưng vẫn tăng cân

Giấc ngủ ảnh hưởng không nhỏ đến cân nặng

5. Gen

Những người mang gen béo phì sẽ có khả năng hấp thụ chất béo cao hơn, nhưng hoạt động trao đổi chất lại chậm hơn so với người bình thường. Việc quá trình trao đổi chất chậm nên dù họ nhìn ăn hoặc không ăn nhiều nhưng vẫn tăng cân, vì cơ thể không những không sử dụng mỡ thừa để tạo ra năng lượng nuôi cơ thể mà còn tích tụ mỡ thừa làm béo phì. Bên cạnh đó, cơ thể thiếu năng lượng để hoạt động nên thường cảm thấy mệt mỏi, không hoạt động hiệu quả gây nên tăng cân.

6. Ăn sáng quá muộn hoặc bỏ qua bữa sáng

Bạn phải ăn uống điều độ các bữa trong ngày. Bữa sáng là bữa ăn quan trong cung cấp năng lượng cho 1 ngày hoạt động, nếu bạn ăn sáng quá muộn thì sẽ kéo theo sự thay đổi giờ giấc của các bữa ăn tiếp theo, bữa ăn tối trễ tạo thành nguy cơ thừa cân. Buổi tối cơ thể ít hoạt động, vì vậy các năng lượng nạp vào sẽ chuyển sang trạng thái dự trữ gây nên tình trạng béo phì. Bên cạnh đó, có nhiều bạn giảm cân bằng cách nhịn ăn sáng, điều này rất có hại cho sức khỏe và càng không thể giảm cân. Bởi vì khi bỏ qua bữa sáng, bạn sẽ có tâm lý ăn bù và ăn nhiều hơn ở các bữa ăn tiếp theo, điều này lại làm bạn tăng cân nhiều hơn.

7. Ăn vặt vô tội vạ

Nhiều người ăn ít trong bữa chính nhưng lại thường hay ăn vặt hoặc uống nước ngọt. Những món ăn vặt giàu calo, nhiều đường sẽ khiến bạn bị dư nhiều năng lượng dẫn đến tăng cân. Nếu bạn không muốn không ăn nhiều nhưng bụng vẫn to thì hãy hạn chế thói quen ăn vặt nhé. Trường hợp bạn muốn ăn vặt thì hãy chọn loại thực phẩm lành mạnh, ít chứa nhiều calo.

không ăn nhiều nhưng vẫn tăng cân

Ăn vặt lành mạnh bằng cách món giàu dinh dưỡng và ít calo như sữa chưa, rau củ, trái cây...

Không ăn nhiều nhưng vẫn tăng cân là tình trạng thường gặp phải của rất nhiều người, bạn nên xác định mình đã mắc những sai lầm nào trong quá trình giảm cân và điều chỉnh lại cho phù hợp. Đừng quên tập thể dục thường xuyên để đốt cháy nhiều calo dư thừa nhé. Máy chạy bộ, xe đạp tập thương hiệu Elipsport là thiết bị rất phù hợp để bạn tập luyện giảm cân tại nhà.

Gợi ý bạn đọc top sản phẩm chăm sóc sức khỏe tại nhà với mức giá ưu đãi nhất trên thị trường:

Hy vọng Elipsport đã cung cấp cho bạn đọc những thông tin hữu ích. Tập đoàn thể thao Elipsport - Thương hiệu chăm sóc sức khỏe số 1 Việt Nam.

Chạy Bộ Lúc Nào Là Tốt Nhất? Vào Sáng Sớm Hay Vào Ban Đêm? - ảnh 4

Elipsport - Thương hiệu thể thao tại nhà với các dòng sản phẩm như: Máy chạy bộ, xe đạp tập, ghế massage… được khách hàng tin dùng hiện nay. Hệ thống cửa hàng tại 63 tỉnh trên toàn quốc. CEO Elipsport với phương châm: “Sức khoẻ cho người Việt là mục tiêu của cuộc đời tôi.”

popup-btn3