Thể thao tốc độ được nhiều người thích tham gia và quan tâm theo dõi để được thưởng thức những màn đua tốc độ mãn nhãn nhất. Cùng tìm hiểu top 10 môn thể thao như vậy trong bài viết sau đây.
Đối với một số người yêu thích thể thao, tốc độ là tất cả. Và một số người trong chúng ta chỉ muốn xem những môn thể thao để biết được ai là người nhanh nhất. Vậy thì đừng bỏ qua top những môn thể thao được xếp hạng có tốc độ cao nhất toàn thế giới. Các thứ hạng được xếp từ thấp cho tới tốc độ cao nhất.
1. Môn thể thao ném dĩa
Chiếc dĩa trong bộ môn frisbee có thể đạt được tốc độ tối đa 130km/h. Đây là một bộ môn thể thao tốc độ không quá phổ biến trên thế giới.
Ném dĩa là môn thể thao tốc độ cao
2. Môn thể thao bóng chày
Tốc độ cao nhất mà quả bóng chày có thể đạt được hiện nay là 153km/h. Đây là môn thể thao phổ biến ở Mỹ và kém phổ biến tại hầu hết các như châu Á như Việt Nam. Một trận đấu bóng chày được chơi giữa hai đội, mỗi bao gồm chín người chơi. Có ba dụng cụ cơ bản để tham gia chơi bóng chày, bao gồm: quả bóng, gậy và găng tay.
Quả bóng chày có kích thước bằng nắm tay người lớn, chu vi khoảng 23 cm. Gậy là một công cụ dùng để đánh quả bóng, theo truyền thống được làm bằng một khối gỗ rắn. Các vật liệu khác hiện nay thường được sử dụng cho các trò chơi không chuyên nghiệp. Găng tay là một công cụ cầm tay, được làm bằng da có đệm với các sợi vải giữa các ngón tay. Để hỗ trợ bắt và giữ bóng, nó có nhiều hình dạng khác nhau để đáp ứng nhu cầu cụ thể của các vị trí chắn bóng khác nhau.
3. Chạy nước rút cự ly 100m
Bạn có biết rằng nhà đương kim vô địch Olympic môn thể thao chạy nước rút cự ly 100m thường được mệnh danh là "người đàn ông hoặc phụ nữ nhanh nhất thế giới". Điều này đã khẳng định đây là bộ môn mà người tham gia thi đấu có tốc độ di chuyển cao nhất trong tất cả các môn thể thao.
Thời gian 10 giây từng được coi là rào cản đối với nội dung chạy nước rút 100 mét của nam. Người đầu tiên phá được rào cản 10 giây là Jim Hines tại Thế vận hội Mùa hè năm 1968. Kể từ đó, nhiều vận động viên chạy nước rút đã chạy nhanh hơn 10 giây. Kỷ lục thế giới hiện tại của nam trong bộ môn thể thao tốc độ là 9,58 giây, do vận động viên Usain Bolt thiết lập vào năm 2009. Trong khi đó, kỷ lục thế giới của nữ là 10,49 giây do Florence Griffith-Joyner người Mỹ thiết lập năm 1988. Cho tới nay, vận chưa có bất kỳ vận động viên nữ nào phá vỡ được kỷ lục này.
Trong cuộc thi chạy nước rút, luôn có ba hướng dẫn được đưa ra cho người chạy ngay trước khi bắt đầu cuộc đua. Người chạy di chuyển đến các khối xuất phát khi họ nghe thấy hướng dẫn 'di chuyển về điểm xuất phát của bạn'. Tiếp đến là hướng dẫn cho phép vận động viên áp dụng tư thế chuẩn bị chạy. Sau đó, một viên chức cuộc đua bắn súng lục để báo hiệu cuộc đua bắt đầu và những người chạy nước rút sải bước về phía trước từ các khối xuất phát. Người chạy nước rút thường đạt tốc độ tối đa sau khoảng từ 50 đến 60 m. Tốc độ của họ sau đó chậm dần khi gần về đích.
Vận động viên chạy nước rút 100m
4. Môn thể thao tốc độ đồng đội khúc côn cầu
Khúc côn cầu có nhịp độ nhanh nhất trong các môn thể thao đồng đội, theo thống kê. Độ bền, sự nhanh nhẹn và tốc độ thường xuyên đạt mức 32 km/h khi các cầu thủ tham gia thi đấu khúc côn cầu. Và những cầu thủ tham gia thi đấu khúc côn cầu trên băng còn có thể đạt tốc độ 160km/h.
Mỗi đội chơi sẽ bao gồm 6 cầu thủ trên sâu. Và 6 cầu thủ của mỗi đội chơi thường được chia thành 3 tiền đạo, 2 hậu vệ và 1 thủ môn. Các vị trí tiền đạo bao gồm 1 trung vệ và 2 tiền vệ cánh: 1 cánh trái và 1 cánh phải.
Một trò chơi khúc côn cầu trên băng điển hình được điều hành bởi 2 tới 4 trọng tài, chịu trách nhiệm thực thi các quy tắc của trò chơi. Hệ thống trọng tài được sử dụng rộng rãi nhất hiện nay là "hệ thống ba người", sử dụng 1 trọng tài chính và 2 trọng tài biên. Một hệ thống khác ít được sử dụng hơn là hệ thống 2 trọng tài và 1 trọng tài biên.
5. Nhảy dù BASE - Môn thể thao tốc độ và mạo hiểm
Nhảy dù BASE khác với nhảy dù thông thường là người chơi sẽ từ những độ cao cố định như một ngọn núi hay một cây cầu, một tòa cao ốc. Đây là một môn thể thao mạo hiểm. Tốc độ của người nhảy dù có thể đạt tới 225km/h với nguy cơ va chạm với một loạt các vật thể. Chính vì vậy,
Vào ngày 26 tháng 8 năm 1992, Nic Feteris và Glenn Singleman người Úc đã thực hiện cú nhảy BASE từ độ cao 6.286m từ Great Trango Towers Pakistan. Đó là cú nhảy BASE cao nhất thế giới vào thời điểm đó.
Vào ngày 23 tháng 5 năm 2006, Glenn Singleman và Heather Swan người Úc đã thực hiện cú nhảy BASE từ độ cao 6.604m ngoài khơi núi Meru ở miền Bắc Ấn Độ.
Vào ngày 5 tháng 5 năm 2013, Valery Rozov người Nga đã nhảy khỏi Changtse (đỉnh phía bắc của núi Everest) từ độ cao 7.220m. Sử dụng bộ cánh Red Bull được phát triển đặc biệt, người đàn ông này đã lướt xuống sông băng Rongbuk sâu hơn 1.000m, lập kỷ lục thế giới mới về cú nhảy ở độ cao lớn nhất.
Vào ngày 5 tháng 10 năm 2016, Rozov đã phá kỷ lục của chính mình về cú nhảy BASE ở độ cao lớn nhất khi anh nhảy từ độ cao 7.700m từ Cho Oyu - ngọn núi cao thứ sáu thế giới. Anh ta đã rơi khoảng 90 giây trước khi mở dù, hạ cánh xuống sông băng khoảng hai phút sau đó ở độ cao khoảng 6.000m. Rất tiếc, sau đó, người đàn ông này đã chết trong khi cố gắng nhảy BASE độ cao khác ở Nepal vào năm 2017.
Nhảy dù BASE
6. Cầu lông - Môn thể thao tốc độ bóng di chuyển nhanh nhất
Cầu lông là một trong những môn thể thao nhanh nhất thế giới. Bộ môn thể thao này đòi hỏi người chơi có độ chính xác và thời gian phản ứng hoàn hảo. Quả cầu lông có thể di chuyển với vận tốc tối đa 321km/h khi chỉ cách đối thủ vài mét.
Mặc dù cầu lông có thể được chơi với các đội lớn hơn nhưng các hình thức phổ biến nhất của trò chơi là cầu lông đơn (một người chơi mỗi bên) và cầu lông đôi (hai người chơi mỗi bên). Cầu lông thường được chơi như một hoạt động ngoài trời bình thường trong sân nhà hoặc trên bãi biển. Còn các trò chơi chính thức được chơi trên một sân trong nhà hình chữ nhật.
7. Đua xe công thức 1
Chắc chắn rồi, nhắc tới những môn thể thao tốc độ không thể nào bỏ qua bộ môn đua xe công thức 1. Công thức 1 là bộ môn thể hiện rõ nhất khả năng tăng tốc và đưa ra quyết định trong giây phút trên một con đường quanh co, khúc khuỷu của các tay đua. Các góc cua được thực hiện ở tốc độ 290km/h. Hiện nay, kỷ lục nhanh nhất trên thế giới là 372km/h. Công thức 1 không chạy theo một đường tròn cố định. Mà đó là một cuộc đua thú vị giống như mê cung. Mọi người nên xem một chặng đua F1 thực tế ít nhất một lần trong đời. Chắc chắn cuộc đua tốc độ này sẽ để lại cho bạn những trải nghiệm không bao giờ quên.
Đua xe công thức 1
8. Bộ môn thể thao mạo hiểm nhảy dù
Nhảy dù Wingsuit flying là một môn thể thao mạo hiểm, với tốc độ rơi trung bình là 290km/h ở độ cao 12.000 feet (3.6576m). Thậm chí, có một số vận động viên nhảy dù mà không cần dù ở độ cao 25.000 feet (7.620km). Tốc độ nhanh nhất đạt được là 396km/h. Trong môn thể thao tốc độ này, người chơi sẽ mặc một bộ quần áo được thiết kế đặc biệt có cánh (Wingsuits). Wingsuits đôi khi được gọi là "bộ đồ người chim" (theo tên nhà sản xuất bộ cánh thương mại đầu tiên), "bộ quần áo sóc" (từ điểm giống với màng cánh của sóc bay) hay "bộ đồ dơi" (do chúng giống với động vật này).
Người chơi tham gia nhảy dù sẽ thực hiện cú nhảy từ máy bay trên không. Một điều vô cùng quan trọng là người chơi mặc bộ cánh cần phải dang rộng chân và tay của họ vào thời điểm thích hợp để tránh va vào đuôi máy bay hoặc cơ thể trở nên không ổn định. Bộ cánh ngay lập tức bắt đầu bay khi người này nhảy ra khỏi máy bay trong luồng gió tương đối được tạo ra bởi tốc độ chuyển động của máy bay.
Nhảy dù
9. Trượt tuyết tốc độ
Nếu bạn yêu thích trượt tuyết và tốc độ, trượt tuyết tốc độ là cách nhanh nhất để xuống dốc. Với tốc độ tối đa có thể lên tới hơn 400 km/h, trượt tuyết trở thành một trải nghiệm hoàn toàn mới cho những ai đam mê tốc độ. Có hai loại cuộc thi: phá kỷ lục tốc độ hiện có hoặc trượt nhanh nhất tại một cuộc thi nhất định.
Để đặt được tốc độ này, người chơi phải trượt tuyết xuống dốc được thiết kế đặc biệ dài 1km.
Có khoảng b30 sân trượt tuyết đặt tiêu chuẩn này trên toàn thế giới, phần lớn chúng đều được xây dựng ở độ cao lớn để giảm thiểu sức cản của không khí. 300 hoặc 400m đầu tiên của sân trượt được người thi đấu sử dụng để tăng tốc độ, tốc độ tối đa được đo trong 100m tiếp theo. Và 500m cuối cùng được sử dụng để vận động viên giảm tốc độ và dừng lại.
Trượt tuyết tốc độ
10. Đua xe kéo - Môn thể thao tốc độ nhất thế giới
Không giống như Công thức 1, đua xe kéo là cách tăng tốc mạnh mẽ để đạt tốc độ tối đa một cách nhanh chóng và trơn tru nhất có thể. Kỷ lục thế giới là 539 km/h. Để thành công chinh phục bộ môn thể thao đua xe kéo, đòi hỏi sự kết hợp hoàn hảo giữa một bộ óc thông minh, quyết đoán và khả năng phản xạ nhanh, chính xác ở mức độ tuyệt đối.
Đua xe kéo là một loại hình đua xe mô tô trong đó ô tô hoặc xe máy, thường là hai người cùng đua một lúc, để giành chiến thắng bằng cách về đích đầu tiên. Cuộc đua diễn ra theo một chặng đường ngắn, phổ biến nhất là 402m. Thậm chí, có cự ly ngắn hơn là 305m ngày càng trở nên phổ biến, vì nó đã trở thành tiêu chuẩn cho những chiếc xe kéo tiết kiệm nhiên liệu hàng đầu. Cự ly 201m cũng rất phổ biến ở một số cuộc đua.
Đua xe kéo
Trên đây là tổng hợp các môn thể thao tốc độ nhanh nhất trên thế giới. Nếu yêu thích tốc độ và muốn thử sức mình, bạn có thể tìm hiểu và theo đuổi chúng.
Thể thao là một phần không thể thiếu trong cuộc sống lành mạnh. Máy chạy bộ, xe đạp tập và ghế massage của tập đoàn thể thao Elipsport là những công cụ hữu ích giúp bạn duy trì sức khỏe và rèn luyện cơ thể mỗi ngày. Hãy tận dụng công nghệ để tạo nên một không gian thể thao riêng tại nhà và tận hưởng những lợi ích mà chúng mang lại nhé!

Elipsport - Thương hiệu thể thao tại nhà với các dòng sản phẩm như: Máy chạy bộ, xe đạp tập, ghế massage… được khách hàng tin dùng hiện nay. Hệ thống cửa hàng tại 63 tỉnh trên toàn quốc. CEO Elipsport với phương châm: “Sức khoẻ cho người Việt là mục tiêu của cuộc đời tôi.”